Công nghệ góp phần ‘3 giảm’ trong phòng chống Covid-19 tại Nhà Bè

Công tác phòng chống dịch của Nhà Bè thực hiện được 3 giảm, gồm: Giảm tiếp xúc, giảm thời gian chờ đợi, giảm nhân lực y tế, góp phần tích cực vào mục tiêu “xanh hóa” địa bàn.

Ngày 10/9, huyện Nhà Bè, TP.HCM lên kế hoạch thực hiện nghiêm giãn cách, tăng tần suất xét nghiệm, chú ý nguy cơ lây nhiễm… nhằm “xanh hóa” địa bàn, dập dịch dứt điểm. Theo đó, việc xét nghiệm, tiêm phủ vaccine Covid-19 “thần tốc” và an toàn được xem là bước đi quan trọng để khống chế dịch hiệu quả.

Xét nghiệm và tiêm phủ vaccine thần tốc, an toàn là chìa khoá để sớm trở lại cuộc sống bình thường mới.

Theo cổng thông tin của Bộ Y tế, với đặc tính của chủng Delta kết hợp điều kiện sinh hoạt của người dân tại Nhà Bè còn khó khăn, gây nguy cơ lây nhiễm cao. Do đó, thay vì xét nghiệm nhanh theo mẫu đơn từng người, huyện có thể làm mẫu gộp, mẫu đại diện để tăng tốc độ, tần suất xét nghiệm, nhanh chóng bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng. Đồng thời, huyện cần đáp ứng mong muốn của người dân về quy trình xét nghiệm an toàn, tránh lây nhiễm chéo.

Để đáp ứng các yêu cầu trên, UBND huyện Nhà Bè nhanh chóng ứng dụng công nghệ vào hệ thống y tế, nhằm đẩy nhanh và hiệu quả các công tác xét nghiệm, tiêm chủng. Các giải pháp 4.0 được đưa vào ứng dụng, trong đó có phần mềm quản lý xét nghiệm kết hợp phân tích báo cáo của Cục Công nghệ Thông tin (Bộ Y tế).

Người dân có thể khai báo y tế, đăng ký xét nghiệm trên website (ảnh trái), và nhận được QR code (ảnh phải), để đối chiếu với nhân viên y tế.

Cụ thể, với việc truy cập và các thao tác đơn giản tại http://xn.yte.gov.vn/ hoặc vietnamkhoemanh.vn, người dân khai báo y tế, đăng ký xét nghiệm. Hệ thống trả về điện thoại mã QR, báo lịch hẹn, để người dân đối chiếu với nhân viên y tế tại điểm xét nghiệm giúp giảm thời gian chờ đợi làm thủ tục. Sau khi lấy mẫu, kết quả trả về qua điện thoại di động, email đăng ký hoặc website của hệ thống. Kết thúc đợt xét nghiệm, mỗi cá nhân có QR code với chứng nhận kết quả xét nghiệm Covid-19.

Anh Nguyễn Tuấn Huy, người dân xã Long Thới, huyện Nhà Bè, TP.HCM, cho biết: “Thông qua ứng dụng, tôi có thể biết chính xác thời gian xét nghiệm, tránh nguy cơ lây nhiễm khi tập trung đông người”. Ứng dụng còn cho phép anh đăng ký cho cả gia đình theo xét nghiệm mẫu gộp, các thành viên luân phiên xét nghiệm sau 72 giờ, để tầm soát liên tục, phát hiện sớm nguy cơ, kịp thời điều trị.

Nhân viên y tế quét mã QR để có thông tin, giảm tải khâu lập danh sách, dữ liệu xét nghiệm của người dân.

Đối với cán bộ y tế, hệ thống y tế công nghệ này giúp giảm tải trong khâu lập danh sách, nhập dữ liệu xét nghiệm. Trước đây, người dân đến điểm xét nghiệm hay tiêm chủng mới làm thủ tục trên giấy, nhân viên y tế nhập liệu thủ công khiến mất nhiều thời gian và dễ xảy ra sai sót. Tiện ích của hệ thống Việt Nam khỏe mạnh sẽ giúp tổ chức xét nghiệm tiêm chủng nhanh, chính xác, trả kết quả tự động cho người dân, giảm đáng kể nhân lực y tế trong công tác phòng chống dịch và tập trung hỗ trợ điều trị F0.

Bằng việc ứng dụng công nghệ, các khâu được tự động hóa, hỗ trợ báo kết quả tự cho người dân. Dữ liệu được phân loại từ độ t.uổi, giới tính; hệ thống cơ sở dữ liệu được đồng bộ, có thể truy xuất theo thời gian thực, lập báo cáo và phân tích, dự báo tốt hơn giúp các cơ quan quản lý dễ dàng thao tác cập nhật, không còn các công đoạn giấy tờ thủ công.

Kết quả xét nghiệm được tự động trả về cho người dân. Đồng thời, dữ liệu cũng được phần mềm lưu lại, nhằm hệ thống, phân tích, báo cáo tốt hơn.

Ứng dụng công nghệ tiên tiến này lưu giữ lịch sử của tất cả lần xét nghiệm, cập nhật trạng thái tiêm vaccine của người dân và hỗ trợ báo cáo thống kê trực tuyến cho cơ quan quản lý… Trong bối cảnh TP.HCM sẵn sàng cho phương án không thể “zero Covid”, từng bước mở cửa trở lại an toàn, những sáng kiến ứng dụng công nghệ như tại Nhà Bè giúp người dân có thể sống chung với dịch an toàn hơn, hệ thống y tế được giảm tải.

Việc triển khai các giải pháp số hóa không chỉ có ý nghĩa trong giai đoạn phòng chống dịch. Thay vào đó, hành vi và thói quen sử dụng công nghệ của người dân sẽ thay đổi, đồng thời, Chính phủ cũng có cơ sở dữ liệu đa dạng, nhằm quản lý và vận hành xã hội trong tình hình mới, thúc đẩy chuyển đổi số trong tương lai.

Hệ thống Việt Nam Khỏe Mạnh được xây dựng theo tư vấn của Tập đoàn Gov Tech – tập đoàn đang vận hành giải pháp TraceTogether quản lý phòng chống dịch của Singapore cùng phân hệ Quản lý xét nghiệm và vaccine là giải pháp của Tập đoàn Intelisys – Canada. Các ứng dụng này được phát triển đồng thời tối ưu theo nhu cầu thực tế tại Việt Nam.

Hệ thống có phân hệ Khai báo y tế theo mẫu của Bộ Y Tế cho phép tương tác 2 chiều, phân hệ Xét nghiệm giúp giảm ít nhất 50% nhân lực y tế và hỗ trợ báo cáo tự động. Với việc ứng dụng công nghệ, cơ quan chức năng có thể quản lý tự động người dân đi lại, di chuyển, tham gia vào sản xuất, kinh doanh, vận tải, dịch vụ, cơ quan, tổ chức…

Hội đồng đạo đức: Nano Covax có tác dụng với chủng Delta, Alpha

Trong thông cáo vừa được Bộ Y tế phát đi về phiên họp chiều 18-9 của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh quốc gia, Nano Covax đảm bảo tính an toàn, sinh miễn dịch, ước tính hiệu quả bảo vệ đủ căn cứ chuyển hồ sơ đề nghị xem xét cấp phép.

Tiêm thử nghiệm Nano Covax tại Học viện Quân y – Ảnh: TTXVN

Theo thông cáo của Bộ Y tế, ngày 18-9, Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia đã họp đ.ánh giá kết quả giữa kỳ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 ứng viên vắc xin Nano Covax với kết quả nghiên cứu tính đến ngày 2-9.

Trên cơ sở hồ sơ nộp ngày 15-9, cập nhật ngày 17-9, sau khi nghe báo cáo, ý kiến của các thành viên hội đồng, Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia thống nhất kết luận như sau:

1. Về tính an toàn

Vắc xin Nano Covax đạt yêu cầu về tính an toàn trong ngắn hạn, dựa trên dữ liệu báo cáo kết quả giữa kỳ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 tính đến thời điểm hiện tại, qua kết quả theo dõi 7 ngày sau tiêm mũi 1 của 11.430 người tình nguyện; kết quả theo dõi 7 ngày sau tiêm mũi 2 của 5.785 người tình nguyện.

2. Về tính sinh miễn dịch

Vắc xin Nano Covax có tính sinh miễn dịch dựa trên dữ liệu báo cáo kết quả giữa kỳ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 tính đến thời điểm hiện tại, qua xem xét kết quả xét nghiệm nồng độ kháng thể Anti-S IgG trên 924 mẫu ngày 42 sau tiêm mũi 1;

Kết quả xét nghiệm hoạt tính trung hòa virus trên 761 mẫu ngày 42 sau tiêm mũi 1; kết quả trung bình nhân hiệu giá kháng thể trung hòa PRNT ngày 42 sau tiêm mũi 1 trên 107 mẫu chủng Vũ Hán; 41 mẫu chủng Delta; 39 mẫu chủng Alpha.

3. Về hiệu quả bảo vệ, kết quả quan trọng nhất về chất lượng

Đến thời điểm hiện tại, chưa có dữ liệu đ.ánh giá trực tiếp hiệu lực bảo vệ của ứng viên vắc xin Nano Covax dựa trên số ca COVID-19 trong nghiên cứu, cần tiếp tục thực hiện đ.ánh giá về hiệu lực bảo vệ theo đề cương được phê duyệt.

Ước tính hiệu quả bảo vệ của ứng viên vắc xin Nano Covax, dựa trên dữ liệu về tính sinh miễn dịch của vắc xin nghiên cứu đảm bảo tính khoa học để chuyển hồ sơ tới Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc xem xét.

4. Ý kiến của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia về đề xuất xem xét cấp giấy đăng ký lưu hành cấp bách có điều kiện vắc xin Nano Covax như sau:

Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia thống nhất về việc sử dụng các kết quả nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng tính đến thời điểm đ.ánh giá kết quả giữa kỳ giai đoạn 3, gửi cho thường trực Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc x em xét.

– Đề nghị Công ty cổ phần Công nghệ sinh học dược Nanogen và nhóm nghiên cứu hoàn thiện báo cáo theo kết luận của cuộc họp, tiếp tục triển khai bảo đảm chất lượng, tiến độ nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin Nano Covax theo đề cương đã được phê duyệt, hoàn tất nghiên cứu vào tháng 3-2022.

Đồng thời cập nhật kịp thời kết quả nghiên cứu cho các hội đồng chuyên môn và cơ quan quản lý.

Trao đổi với T.uổi Trẻ Online sáng nay 19-9, một thành viên Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc cho biết về quy trình, sau phiên họp ngày 18-9, Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia sẽ có văn bản đề nghị Bộ Y tế chuyển hồ sơ sang Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ, hội đồng sẽ họp. Nếu nhận được sự đồng thuận, hội đồng sẽ đề nghị Bộ Y tế phê duyệt khẩn cấp vắc xin này.

Nano Covax là vắc xin COVID-19 nội địa, phát triển hoàn toàn tại Việt Nam, đã tiêm thử nghiệm qua các giai đoạn 1, 2, 3a và 3b với tổng số người tình nguyện tiêm ngừa đến nay là gần 14.000 người.

Nếu được phê duyệt, đây sẽ là vắc xin COVID-19 đầu tiên do Việt Nam nghiên cứu và sản xuất.

Lịch tiêm ngừa theo dự kiến của nhà sản xuất là mỗi người sử dụng 2 liều tiêm cách nhau 28 ngày, mỗi liều chứa 25mcg SARS-CoV-2 tái tổ hợp.

Về công nghệ, Nano Covax sử dụng công nghệ tái tổ hợp protein, tương tự vắc xin Abdala của Cuba mà Bộ Y tế vừa cấp phép khẩn cấp hôm 17-9.

Nhà sản xuất Nano Covax cho biết cũng đang trong tiến trình làm hồ sơ đề nghị Tổ chức Y tế thế giới cấp phép lưu hành khẩn cấp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *