COVID-19 có thể làm tăng tỷ lệ suy tim mới

Trong một số trường hợp hiếm hoi, những người nhập viện do COVID-19 có thể bị suy tim, ngay cả khi trước đó trái tim của họ hoàn toàn khỏe mạnh.

Các phát hiện mới này được công bố trực tuyến mới đây trên Tạp chí của Đại học Tim mạch Hoa Kỳ, dựa trên hơn 6.439 bệnh nhân nhập viện do COVID-19 từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2020.

Nhìn chung, có 37 bệnh nhân phát triển suy tim mới (chiếm 0,6%), trong đó có 8 bệnh nhân (hầu hết là nam giới trẻ), không có t.iền sử bệnh tim hoặc các yếu tố nguy cơ gây bệnh trước đó.

Suy tim xảy ra khi tim không thể bơm m.áu hiệu quả đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, dẫn đến các triệu chứng như khó thở, nhịp tim nhanh, tích tụ chất lỏng, sưng phù ở chân và bàn chân.

Theo TS Anuradha Lala, Trường Y Icahn Mount Sinai, ở New York, tác giả nghiên cứu, suy tim mới dường như không phổ biến và thường xảy ra với những bệnh nhân có t.iền sử bệnh tim hoặc đột quỵ, hoặc có các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim, chẳng hạn như huyết áp cao hoặc tiểu đường. Đối với những trường hợp này, COVID-19 đã đẩy họ nhanh hơn dẫn đến suy tim. Nhưng một số ít bệnh nhân bị suy tim mặc dù không có yếu tố nguy cơ này.

Các nhà nghiên cứu cho biết, sự căng thẳng khi bị ốm nặng trong bệnh viện (bao gồm cả lượng oxy đến tim ít hơn) có thể là một yếu tố dẫn đến suy tim mới. Bên cạnh đó, biến chứng tim có thể do phản ứng miễn dịch quá mạnh với SARS-CoV-2 và tình trạng viêm lan rộng trong cơ thể.

Kể từ khi đại dịch bắt đầu, COVID-19 có thể đã gây ra các biến chứng tim khác nhau: Đau tim, cục m.áu đông hoặc viêm cơ tim…

Với suy tim, một số triệu chứng (như khó thở) trùng lặp với triệu chứng của COVID-19. Nhưng các bác sĩ có những cách chẩn đoán bổ sung để xác định chính xác suy tim. Chúng bao gồm các xét nghiệm m.áu tìm kiếm sự gia tăng của một loại protein gọi là BNP và các xét nghiệm hình ảnh để phát hiện một số bất thường về cấu trúc hoặc chức năng trong tim.

Hiện vẫn chưa rõ, đối với một số bệnh nhân mới bị suy tim, bất kỳ bất thường cấu trúc nào trong tim có thể tồn tại hoặc liệu các dấu hiệu và triệu chứng có thể tái xuất hiện hay không.

COVID-19 vẫn còn là một căn bệnh mới, do đó, những tác động lâu dài của nó đối với tim vẫn còn được xem xét. Do đó, bất kỳ ai nhập viện vì COVID-19 và được thông báo là có “liên quan đến tim” nên được chăm sóc theo dõi với bác sĩ tim mạch.

Hiện các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu những tác động lâu dài của COVID-19 đối với hệ tim mạch.

Ung thư có thể gây ảnh hưởng đến tim

Theo tin tức của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, một số loại ung thư có thể làm thay đổi chức năng của tim.

Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ cho biết, ước tính có khoảng 1,9 triệu người ở Hoa Kỳ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư trong năm nay. Những người có t.iền sử ung thư có liên quan đến nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch cao hơn. Ví dụ, những người lớn t.uổi sống sót sau ung thư vú, có thể c.hết vì bệnh tim mạch chứ không phải ung thư vú. Ung thư và bệnh tim cũng có chung một số yếu tố nguy cơ, bao gồm béo phì và sử dụng t.huốc l.á.

Phần lớn các nghiên cứu cho đến nay đều tập trung vào việc tìm hiểu ảnh hưởng của hóa trị liệu đối với hệ tim mạch. Hóa trị hoạt động bằng cách t.iêu d.iệt các tế bào ung thư đang phát triển nhanh, nhưng những phương pháp điều trị này cũng có thể làm hỏng các tế bào tim khỏe mạnh.

Ví dụ, thuốc anthracyclines được sử dụng để điều trị ung thư vú và ung thư hạch, có các tác dụng phụ bao gồm rối loạn chức năng tâm thất trái, suy tim và viêm. Các loại thuốc điều trị ung thư cụ thể khác và xạ trị vào ngực cũng có thể ảnh hưởng đến tim

Nhưng với nghiên cứu mới này, các nhà khoa học tìm hiểu về mức độ rủi ro tim mạch đến từ chính căn bệnh ung thư.

Các nhà khoa học ở Canada đã tuyển dụng 381 người bị ung thư vú hoặc ung thư hạch (nhóm 1) chưa điều trị và 102 người không bị ung thư hoặc bệnh tim mạch (nhóm 2). Cả hai nhóm đều trải qua quét MRI tim để tạo ra mô hình 3D về trạng thái tim đang đ.ập và tình trạng viêm cơ tim.

So với nhóm đối chứng (nhóm 2), những người bị ung thư có thể tích tâm thất trái giảm. Tâm thất trái là nơi dày nhất trong các buồng tim và chịu trách nhiệm bơm m.áu có chứa oxy đến các mô của toàn bộ cơ thể. Điều đó dẫn đến việc tim sẽ bơm ít m.áu hơn trong mỗi nhịp tim.

Khi đo hoạt động của tim, các mô hình cũng cho thấy sự căng thẳng tăng lên và có dấu hiệu của viêm. Như vậy, bản thân ung thư đã làm thay đổi sức khỏe của cơ tim. TS James A. White, giám đốc Trung tâm chẩn đoán hình ảnh tim mạch Stephenson (Viện tim mạch Libin) cho biết.

TS White chia sẻ, mặc dù không biết liệu những người mắc các loại ung thư khác không được đưa vào nghiên cứu có thể có những thay đổi tương tự đối với trái tim của họ hay không, nhưng những phát hiện này nhấn mạnh vào việc cần phải hiểu sức khỏe tim của những người mới được chẩn đoán mắc bệnh ung thư trước khi bắt đầu điều trị.

Theo các tác giả, khi ung thư kích hoạt hệ thống miễn dịch, phản ứng miễn dịch gây ra viêm, do đó có thể ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *