Theo TS.BS Nguyễn Quang Bảy, Trưởng khoa Nội tiết-Đái tháo đường ( Bệnh viện Bạch Mai), một số điều tra tại các bệnh viện lớn cho thấy, khoảng 6-9% những phụ nữ mang thai ở Việt Nam bị đái tháo đường thai kỳ. Căn bệnh này nguy hiểm cho cả mẹ và bé nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Tại khoa Nội tiết-Đái tháo đường (BV Bạch Mai) luôn có khoảng 10 bệnh nhân là bà bầu bị tiểu đường thai kỳ điều trị nội trú, chiếm gần 10% số bệnh nhân của khoa. Trung bình mỗi ngày phòng khám của Khoa có 15-20 bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) thai kỳ đến khám.
TS Nguyễn Quang Bảy cho biết, thông thường 90% trường hợp tiểu đường thai kỳ sẽ hết sau khi sinh nhưng về lâu dài những người này có nguy cơ ĐTĐ tuýp 2 cao hơn người bình thường. ĐTĐ thai kỳ thường xuất hiện từ tuần 24 đến 28 của thai kỳ.
Tầm soát tiểu đường khi mang thai giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh, nếu mắc
“Để sàng lọc ĐTĐ thai kỳ, người ta sẽ phân tầng nguy cơ. Những phụ nữ có nguy cơ cao như đã bị ĐTĐ thai kỳ, t.iền sử đẻ con to (trên 4kg), gia đình có người bị ĐTĐ, thừa cân béo phì, t.uổi trên 35… thì phải sàng lọc ngay lần khám thai đầu tiên. Những người nguy cơ trung bình thì sàng lọc ở tuần 24-28. Những người nguy cơ thấp thì không cần sàng lọc”, TS Bảy cho biết thêm.
Cũng theo TS Nguyễn Quang Bảy, nguy cơ của ĐTĐ thai kỳ đối với mẹ và con rất lớn nếu không được kiểm soát tốt đường huyết. Với những tuần đầu có thể gây sảy thai, thai c.hết lưu, có nhiều trường hợp hỏng thai liên tiếp nhiều lần sau đó mới được phát hiện bị ĐTĐ. Một số trường hợp rất đáng tiếc thai đã 37-38 tuần lại c.hết lưu và mẹ bị hôn mê do chỉ số đường huyết quá cao mà không được tầm soát dù người mẹ có nhiều yếu tố nguy cơ cao.
Bên cạnh đó, ĐTĐ thai kỳ cũng có thể gây ra một số biến chứng như dị tật cho thai, đặc biệt là dị tật về tim mạch, thần kinh, thai to… Đối với mẹ sẽ là các nguy cơ đa ối, ĐTĐ về sau.
ThS.BS Nguyễn Hương Trà, Phó phòng Kế hoạch tổng hợp (Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội), bà bầu bị ĐTĐ còn dễ bị rối loạn chuyển hóa, nhiễm khuẩn, tổn thương thận, mắt, mạch vành. Các biến chứng sản khoa như rối loạn tăng huyết áp, t.iền sản giật, đẻ khó, sang chấn trong đẻ, ra m.áu sau đẻ, tăng tỷ lệ mổ lấy thai do thai to, tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn.
Vận động hợp lý khi mang thai giúp hạn chế nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ
Để phòng ĐTĐ thai kỳ và hạn chế diễn tiến của bệnh tiểu đường thai kỳ, theo bác sĩ Trà, các thai phụ cần áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh: Chọn những thực phẩm giàu chất xơ và ít chất béo, calo. Ngoài ra, thai phụ tăng cường sử dụng các loại quả, rau xanh và ngũ cốc. Bên cạnh đó, bà bầu cần vận động điều độ, hợp lý, phù hợp với thể trạng và sức khỏe trong thai kỳ. Nếu có cân nặng cao, chị em cần giảm cân trước khi mang thai.
“Khi có bầu, thai phụ cần khám thai định kỳ và tầm soát nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ, đặc biệt là những người có nguy cơ cao, để phát hiện sớm bệnh và có giải pháp điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của cả mẹ và bé”, TS Nguyễn Quang Bảy khuyến cáo.
Ngày Thế giới Phòng chống đái tháo đường 14/11 năm nay có chủ đề “Đái tháo đường – Mối bận tâm của mọi gia đình”. Theo Liên đoàn Đái tháo đường thế giới, trên toàn cầu cứ mỗi giờ có thêm hơn 1.000 bệnh nhân ĐTĐ mắc mới và cứ mỗi 8 giây có 1 người c.hết do ĐTĐ.
Hiện nay, trên toàn thế giới, có hơn 425 triệu người đang sống chung với bệnh ĐTĐ. Chi phí y tế điều trị ĐTĐ đang trở thành gánh nặng không chỉ cho bệnh nhân, cho gia đình mà còn cho toàn xã hội.
Theo phunuvietnam
Phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ gây ảnh hưởng đến con như thế nào?
Đái tháo đường (ĐTĐ) thai kỳ hiện nay được xem là một vấn đề mới khiến rất nhiều phụ nữ quan tâm khi mang thai. Theo bác sĩ BV Bạch Mai – Hà Nội, nguy cơ của ĐTĐ thai kỳ đối với mẹ và con là cực lớn nếu không được kiểm soát tốt đường huyết.
Đái tháo đường thai kỳ có thể khiến thai c.hết lưu
Ts.Bs Nguyễn Quang Bảy, Trưởng khoa Nội tiết – Đái tháo đường, BV Bạch Mai cho biết, theo một điều tra tại các bệnh viện, có khoảng 6 – 9% người phụ nữ mang thai ở Việt Nam bị đái tháo đường thai kỳ.
Hình minh họa.
Theo bác sĩ Bảy, đái tháo đường thai kỳ là những người được phát hiện lần đầu tiên trong khi mang thai. Còn với những người đã bị ĐTĐ từ trước khi có thai sẽ không gọi là ĐTĐ thai kỳ mà gọi là ĐTĐ ở phụ nữ có thai.
Thông thường, 90% trường hợp ĐTĐ thai kỳ sẽ hết sau khi sinh nhưng về lâu dài thì những người đó sẽ có nguy cơ ĐTĐ typ 2 cao hơn so với người bình thường. ĐTĐ thai kỳ thường xuất hiện từ tuần 24 – 28 của thai kỳ.
Để sàng lọc ĐTĐ thai kỳ, thông thường các bác sĩ theo phân tầng nguy cơ. Những người phụ nữ có nguy cơ cao như đã bị ĐTĐ thai kỳ, t.iền sử để con to (trên 4kg), gia đình có người bị ĐTĐ, thừa cân, béo thì phải sàng lọc ngay lần khám đầu tiên.
Tại khoa Nội tiết – Đái tháo đường, BV Bạch Mai, mỗi ngày có khoảng 15 – 20 bệnh nhân ĐTĐ thai kỳ đến khám. Ngoài ra, có khoảng 10% bệnh nhân nội trú bị mắc ĐTĐ thai kỳ.
Bác sĩ Bảy cho rằng, nguy cơ ĐTĐ thai kỳ đối với mẹ và con là cực lớn nếu không được kiểm soát đường huyết. Bị mắc vào những tuần đầu có thể dẫn đến sảy thai, thai c.hết lưu, nhiều trường hợp sảy thai liên tiếp sau đó mới phát hiện ĐTĐ.
Cùng với đó, ĐTĐ thai kỳ cũng có thể gây ra các biến chứng như dị tật cho thai, đặc biệt là về tim mạch, thần kinh, thai to. Đối với thai phụ là nguy cơ đa ối, ĐTĐ về sau.
Nguy cơ trẻ hóa bệnh nhân đái tháo đường
Cũng theo bác sĩ Nguyễn Quang Bảy, trẻ hóa các bệnh nhân ĐTĐ cũng đang là vấn đề hết sức lo ngại. Có thể thấy qua việc thời gian gần đây, tỉ lệ trẻ béo phì đang không ngừng gia tăng.
Có cháu mới 14, 15 t.uổi đã mắc ĐTĐ. Biểu hiện của trẻ bị ĐTĐ là béo phì, gáy và nách thường có gai đen (da sần và chuyển màu). Việc điều trị nhóm bệnh nhân này rất khó khăn vì các thuốc uống hạ đường huyết ít được nghiên cứu ở t.rẻ e.m. Ngoài ra, việc tuân thủ điều trị, duy trì chế độ ăn uống ở t.rẻ e.m cũng không giống như người lớn.
Bác sĩ Bảy cho biết thêm, các nghiên cứu gần đây cho thấy ĐTĐ ở trẻ thì biến chứng sẽ tiến triển nặng hơn so với người lớn. Cùng đó, thời gian dẫn đến biến chứng cũng sớm hơn so với ĐTĐ ở người lớn t.uổi.
Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo, để phòng tránh ĐTĐ cho trẻ con, phụ huynh cần kiểm soát chế độ ăn uống và cân nặng. Các bằng chứng khoa học được nghiên cứu cũng cho thấy, 50% bệnh nhân ĐTĐ và 90% bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có thể phòng ngừa bằng lối sống, tăng cường vận động và kiểm soát cân nặng, chế độ ăn.
Liên đoàn đái tháo đường thế giới (IDF) cho biết cứ mỗi giờ có thêm hơn 1.000 bệnh nhân ĐTĐ mắc mới, và cứ mỗi 8 giây có 1 người c.hết do ĐTĐ. Hiện nay trên toàn thế giới, có hơn 425 triệu người đang sống chung với bệnh ĐTĐ. Chi phí y tế điều trị ĐTĐ đang trở thành gánh nặng không chỉ cho bệnh nhân, cho gia đình mà còn cho toàn xã hội.
Bảo Trân
Theo toquoc