Cụ bà 80 t.uổi ở Cần Thơ suýt m.ất m.ạng vì khối u tim

Cụ bà 80 t.uổi ở Cần Thơ bị ho khan, nặng ngực, khó thở được đưa vào điều trị ở phòng khám tư nhưng không giảm, khi vào bệnh viện đã trong tình trạng nguy kịch…

Chiều 3/12, BSCK2 Phạm Thanh Phong, Phó GĐ chuyên môn – GĐ Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Trung ương cho biết, các bác sĩ của BV vừa phẫu thuật cứu sống một bệnh nhân 80 t.uổi bị khối u tim có thể bị đột tử bất cứ lúc nào. Đây là bệnh nhân u tim lớn t.uổi nhất mà BV tuyến cuối tại khu vực ĐBSCL này phẫu thuật.

Bà D. đang được chăm sóc tại BV Đa khoa Trung ương Cần Thơ

Bác sĩ Phong cho biết, bà Đ.T.D (80 t.uổi, ở TP Cần Thơ) bị ho khan, nặng ngực, khó thở. Bà được người nhà đưa vào điều trị ở phòng khám tư nhưng không giảm nên nhập viện trong tình trạng nặng, nguy kịch với biểu hiện bức rứt, vật vã, ho, khó thở…

Kết quả siêu âm tim cho thấy, bệnh nhân có u ở nhĩ trái bám vào thành bên nhĩ trái và lá sau van 2 lá và di động theo nhịp tim, làm lấp gần hoàn toàn lỗ van 2 lá – hở van 3 lá nặng, tăng áp động mạch phổi nặng với nguy cơ đột tử rất cao. Ngoài ra, bệnh nhân cũng bị tràn dịch màng phổi 2 bên với lượng nhiều.

Bác sĩ xác định đây là trường hợp bênh nặng, lớn t.uổi có chỉ định mổ tim cấp cứu nên hội chẩn nhiều chuyên khoa và lên lịch mổ trong thời gian sớm nhất để tránh nguy cơ đột tử.

Ê kíp gồm BSCK2 Lâm Việt Triều, Nguyễn Công Cửu, Bùi Quốc Huy; Nguyễn Khắc Minh Trường, Trần Thị Kim Luyến đã tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân.

Các bác sĩ đã mở nhĩ phải qua vách liên nhĩ thì thấy u nhầy bám vào thành bên nhĩ trái và lá sau van 2 lá.

Các bác sĩ đã cắt trọn u nhầy và cắt bỏ lá sau van 2 lá rồi thay van lá bằng van sinh học; sửa van ba lá Devega.

Ngoài ra, các bác sĩ còn mở màng phổi 2 bên hút nhiều dịch màng phổi. Thời gian phẫu thuật là 5 giờ.

Các bác sĩ đã cắt trọn u nhầy ra

Đến chiều nay, sức khoẻ của bệnh nhân tiến triển tốt, tỉnh táo, không còn mệt, khó thở. Kết quả, siêu âm tim kiểm tra sau mổ không còn sót khối u nào trong các buồng tim, chức năng, hoạt động của tim bình thường.

BSCK2 Lâm Việt Triều cho biết, u nhầy là u nguyên phát thường gặp nhất ở tim. Dù là u lành nhưng hậu quả gây ra về mặt huyết động học thường rất nặng nên điều trị chậm trễ có thể gây t.ử v.ong.

“Triệu chứng của u nhầy thường gặp nhất là khó thở khi gắng sức. Nếu nặng hơn, bệnh nhân có thể khó thở phải nằm đầu cao, những cơn khó thở kịch phát về đêm và nặng nhất là phù phổi cấp.

20% trường hợp có thể xảy ra ngất, nguyên nhân là u tạm thời làm bít tắc lỗ van hai lá. Triệu chứng thay đổi khi bệnh nhân thay đổi tư thế.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể gặp các dấu hiệu yếu liệt nửa người hoặc các dấu hiệu thần kinh khác do một phần khối u bung ra và theo dòng m.áu làm tắc các mạch m.áu nuôi não”, bác sĩ Triều nói và cho biết, có không ít trường hợp không có triệu chứng cho đến biểu hiện đầu tiên là đột tử.

BSCK2 Nguyễn Khắc Minh Trường, Phó trưởng khoa Phẫu thuật tim cho biết, bệnh u ở tim là bệnh lý không thể dự phòng, nhưng lại có thể xuất hiện ở nhiều lứa t.uổi. Chính vì thế, khi có biểu hiện đau ngực, nhịp tim nhanh biểu hiện bằng đ.ánh trống ngực, khó thở, mệt mỏi và đặc biệt gây ngất khi thay đổi tư thế cần đến bệnh viện khám để có thể phát hiện bệnh sớm.

Ngoài ra, bệnh có tỷ lệ tái phát dù đã được phẫu thuật, vì vậy người bệnh đã được phẫu thuật cũng cần được tái khám định kỳ.

Theo vietnamnet

Nữ bệnh nhân nôn ồ ạt 1 lít m.áu tươi được cứu sống trong 5 phút

Đang trên đường được đưa từ Cà Mau lên BV Chợ Rẫy (TP HCM), nữ bệnh nhân bất ngờ nôn ra 1 lít m.áu tươi nên người nhà đưa vào BV ở Cần Thơ và được bác sĩ cứu sống trong 5 phút.

Ngày 4/11, BV Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ vừa cứu một nữ bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hoá nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Theo đó, bà Lâm Kiều Oanh (56 t.uổi, ngụ huyện Đầm Dơi, Cà Mau) có t.iền sử bệnh lý đái tháo đường, tăng huyết áp nhiều năm, thoái hoá khớp.

Bà Oanh được bác sĩ BV Đa khoa Trung ương Cần Thơ thăm khám

Ngoài ra, bà Oanh cũng tự ý sử dụng thuốc nam và thuốc giảm đau, kháng viêm để điều trị đau nhức khớp.

Gần đây, bà bị mệt, chóng mặt, tiêu phân đen… nên được đưa vào bệnh viện ở địa phương điều trị nhưng tình trạng bệnh không giảm nên gia đình đưa bệnh nhân đến BV Chợ Rẫy (TP HCM).

Trên đường di chuyển đến TP Cần Thơ, bà Oanh nôn m.áu đỏ tươi khoảng 1 lít, mệt nhiều, nên người nhà đưa thẳng đến BV Đa khoa Trung ương Cần Thơ vào 21h40 hôm 27/10.

Thời điểm nhập viện, bệnh nhân có tình trạng mạch nhanh nhẹ, huyết áp thấp, da niêm trắng bệt, tri giác lơ mơ, lượng huyết sắc tố trong m.áu giảm nghiêm trọng 2,4g/dl (giá trị bình thường là 12-15g/dl).

Các bác sĩ đã hội chẩn và chẩn đoán bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa trên mức độ nặng/bệnh nhân đái tháo đường type 2- choáng mất m.áu.

Bệnh nhân được hồi sức chống sốc tích cực với thở oxy, dịch truyền chảy tối đa, truyền 4 đơn vị hồng cầu lắng cùng nhóm, sử dụng thuốc ức chế bơm proton và nội soi dạ dày tá tràng cấp cứu tại giường khi tình trạng bệnh nhân cho phép.

Kết quả nội soi tại cho thấy bệnh nhân bị viêm teo niêm mạc dạ dày, dãn mao mạch, xuất huyết phình vị – thân vị bờ cong nhỏ mức độ nặng. Bệnh nhân được tiến hành nội soi can thiệp cầm m.áu.

Ekíp gồm BS CK2 Nguyễn Thị Quỳnh Mai, Nguyễn Bảo Phước tiến hành nội soi can thiệp. Vùng thân vị phía bờ cong nhỏ có nhiều mao mạch dãn đang c.hảy m.áu, dùng argon plasma phun vào vị trí các mao mạch đang chảy.

Thời gian can thiệp 5 phút. Sau thủ thuật, kiểm tra không thấy c.hảy m.áu thêm, tình trạng xuất huyết ổn định và tiếp tục điều trị tại khoa tiêu hóa.Lượng huyết sắc tố tăng lên 9g/dl.

Sáng nay, bệnh nhân tiêu phân vàng, da niêm hồng, sinh tồn ổn định và dự kiến ra viện trong ngày.

BS CK2 Bồ Kim Phương, Trưởng khoa Nội tiêu hoá – BV Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, viêm teo niêm mạc dạ dày là biểu hiện giai đoạn cuối của bệnh lý như viêm dạ dày mạn tính do nhiễm vi khuẩn H.Pylori.

Sau viêm teo sẽ là viêm teo có chuyển sản ruột và cuối cùng có thể đưa đến ung thư dạ dày.

Viêm teo niêm mạc dạ dày do vi khuẩn H.Pylori thường không có triệu chứng, phát triển chậm; viêm teo đa ổ thường được phát hiện ở những người trên 50 t.uổi, và hình ảnh nội soi nơi bị viêm teo sẽ nhạt màu hơn và lộ rò mạch m.áu bên dưới do mất lớp phủ niêm mạc.

Lúc đó niêm mạc sẽ mỏng hơn bình thường, vì vậy ở những bệnh nhân này nếu có dùng thêm NSAID (kháng viêm non steroide) hoặc aspirin lâu dài sẽ dễ gây viêm trợt và xuất huyết hơn; tình trạng vỡ dãn mao mạch xuất huyết.

Bác sĩ lưu ý, bệnh nhân dùng NSAID hoặc aspirin lâu dài nên được tầm soát và tiệt trừ H.pylori nếu có, điều này có thể tránh được tình trạng viêm nặng và xuất huyết.

Bác sĩ khuyến cáo, thuốc kháng viêm là những thuốc làm giảm các triệu chứng viêm (sưng nóng, đỏ, đau) và phục hồi chức năng vùng bị ảnh hưởng.

Đây là những thuốc khi dùng phải cẩn trọng. Các thuốc kháng viêm có tác dụng phụ nguy hiểm, có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng đến cơ thể người sử dụng (đặc biệt với nhóm NSAID và nhóm corticosteroid).

Do đó, việc sử dụng các thuốc kháng viêm cần phải hết sức thận trọng, người bệnh không được tự ý sử dụng và tuân theo đúng chỉ định của thầy thuốc.

Theo vietnamnet

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *