Củ ba kích là dược liệu phổ biến ở nước ta được biết đến như bài thuốc bổ thận tráng dương cho nam giới.
Tuy nhiên, trước khi dùng ba kích, phải sơ chế đúng để tránh ngộ độc.
Bạn bè tôi thường truyền tai nhau rằng ba kích bổ thận tráng dương nên các đấng mày râu rất thích sử dụng vị thuốc này và hay ngâm rượu uống. Xin chuyên gia tư vấn cách sử dụng ba kích đúng, an toàn và giúp tăng cường sinh lý. Xin cảm ơn! (Lê Mạnh Việt – 39 t.uổi, Thanh Xuân, Hà Nội).
Lương y Bùi Đắc Sáng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam tư vấn:
Ba kích còn gọi ba kích thiên, diệp liễu thảo, đan điền âm vũ. Đây là cây hoang dại mọc nhiều ở vùng núi phía bắc như Quảng Ninh, Bắc Giang. Ba kích có vị cay ngọt, bổ thận, mạnh gân cốt, tăng cường lưu thông khí huyết, độ dẻo dai cho cơ thể.
Hiện có hai loại ba kích trắng và tím. Người dân thường thu hái ba kích để dùng tươi hoặc khô. Củ được thu hoạch sẽ rửa sạch, bỏ lõi phơi khô dùng ngâm rượu hoặc dạng tán hoàn. Hiện có nhiều cách để sử dụng và bào chế dược liệu ba kích, người dân dùng ngâm rượu là nhiều nhất.
Ba kích có tác dụng tốt cho quý ông. Ảnh: SKĐS
Trong y học hiện đại, nhiều nghiên cứu cho thấy ba kích chứa nhiều vitamin B, C. Ngoài ra, ba kích còn chứa hoạt chất như gentianine, tigogenin, trigonelline, luteolin, rubiadin, axit hữu cơ, antraglycozid, đường, nhựa và tinh dầu.
Ba kích giúp giảm sưng nề, chống viêm. Hợp chất anthraquinone và choline có trong rượu ba kích hỗ trợ cơ xương khớp, hạn chế tình trạng loãng xương, đau khớp cũng như tê bì chân tay một cách hiệu quả.
Theo quan niệm của Đông y, ba kích là dược liệu có tính ấm, vị hơi cay. Trong một số bài thuốc, củ ba kích được dùng để chữa liệt dương, x.uất t.inh sớm, khó thụ thai, dương hư, thận hư, đái dầm, tiểu đêm. Với nam giới nếu hoạt động sinh lý yếu, ba kích giúp tăng khả năng quan hệ t.ình d.ục. Tuy nhiên, việc sử dụng ba kích cần có sự tư vấn hướng dẫn của thầy thuốc Đông y, kết hợp với nhiều vị thuốc khác như đảng sâm, nhục thung dung…
Ba kích cũng có tác dụng phụ. Lõi của củ ba kích chứa hoạt chất rubiadin ức chế hoạt động của hệ tim mạch, carbohydrates không tốt cho đường huyết.
Khi dùng củ ba kích bắt buộc phải bỏ lõi, nếu không người dùng có thể bị say ba kích. Người bệnh chóng mặt, hoa mắt, tim đ.ập nhanh, nặng hơn có thể khó thở, t.ử v.ong. Khi ngâm rượu ba kích, bạn dùng dao khía vào phần thịt củ, tách bỏ lõi, rửa sạch để ráo nước.
Theo các tài liệu, mỗi ngày chỉ dùng khoảng 4-10g ba kích độc vị. Riêng rượu ba kích, chỉ nên dùng khoảng 2 lần/ngày, 30 ml/lần, đặc biệt nên dùng sau bữa ăn.
Những đối tượng không dùng củ ba kích như người có triệu chứng sốt nhẹ về chiều tối, đang bị táo bón, viêm đường tiết niệu, có biểu hiện tiểu đau, tiểu buốt, huyết áp thấp. Nam giới bị chậm x.uất t.inh và khó x.uất t.inh khi “yêu” không nên uống thêm ba kích. Ba kích chứa hoạt chất thức đẩy sự co bóp tử cung nên phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ nhỏ không nên sử dụng.
Ngăn đồng nghiệp đ.ánh n.hau sau bữa nhậu tất niên, người đàn ông bị cắn nhập viện
Người đàn ông 43 t.uổi được chuyển đến bệnh viện ở TP.HCM trong tình trạng vành tai bên phải bị cắn đứt gần lìa.
Tai nạn xảy ra trong buổi nhậu tất niên công ty.
Theo nguồn tin từ Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, bệnh nhân là nam giới, 43 t.uổi, nhập viện ngày 6/2 với một vết thương ở tai phải.
Khai thác bệnh sử ghi nhận tai nạn xảy ra trong buổi nhậu tất niên của công ty, có sử dụng bia rượu. Hai đồng nghiệp của nạn nhân xảy ra bất đồng nên đ.ánh n.hau. Anh chạy vào can ngăn bằng cách ôm người có biểu hiện hung hăng hơn. Hậu quả là người này đã cắn vào tai nạn nhân, khiến anh bị đứt gần hết dái tai bên phải.
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Anh Tuấn, Phó Trưởng khoa Tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật tái tạo dái tai sau khi nhập viện. Hiện tại, vết thương ổn định, diễn tiến thuận lợi. Dự kiến bệnh nhân có thể xuất viện vào ngày 9/2 (nhằm ngày 30 Tết).
Bệnh nhân được phẫu thuật tái tạo vành dái tai. Ảnh: BSCC.
Bác sĩ Tuấn cho biết đây không phải trường hợp hy hữu. Trước đây, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP đã điều trị cho nhiều bệnh nhân bị cắn mất mũi, vành tai do bạn nhậu say, không kiểm soát được hành vi. Tai nạn cũng có thể xảy ra khi người có lòng tốt can ngăn đ.ánh n.hau nhưng không đúng cách.
Thực tế, việc giữ chặt hai tay của người đang tham gia ẩu đả có thể khiến họ bực bội và dùng miệng cắn lại người đang giữ tay mình. Do đó, theo bác sĩ Tuấn, cách ngăn hai người ẩu đả là cản không để họ “lao” vào nhau, không được ôm một người lại.
“Có trường hợp bị cắn đứt lìa mũi, tai, môi, da và được tái tạo thành công, nhưng cũng có người phải chịu khiếm khuyết, sẹo xấu suốt đời. Vì vậy, người dân khi uống rượu bia nên chừng mực, bảo vệ sức khỏe của mình và tránh gây tai nạn cho người khác”, bác sĩ khuyến cáo.