Củ bạc hà núi trị bệnh gì? Bài thuốc chữa bệnh từ củ bạc hà núi

Củ bạc hà núi là gì?

Trước khi đi tìm lời đáp cho câu hỏi “củ bạc hà núi trị bệnh gì”, chúng ta cùng tìm hiểu qua về củ bạc hà núi nói riêng và cây bạc hà núi nói chung nhé.

Củ bạc hà núi (hay còn được gọi là củ ráy) là củ của cây bạc hà núi (cây ráy), một loài thực vật phổ biến mọc hoang ở các khu vực vùng đất ẩm thấp, xuất hiện nhiều ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Trung Quốc,… Bạc hà núi không đòi hỏi nhiều công chăm sóc khi trồng mà có thể tự sinh sôi và phát triển. 

Bạc hà núi thuộc loại cây thân mềm, chiều cao dao động từ 0.3m đến 5m. Rễ của cây có hình cầu, nằm dưới mặt đất và mọc ra thành những củ bạc hà núi với nhiều đốt ngắn. Phần trên cây thẳng đứng, lá cây to, hình trái tim, có chiều dài từ 10cm đến 50cm và chiều rộng từ 8cm đến 45cm. Cuống lá dài từ 15cm đến 120cm.

Bạc hà núi thường trổ hoa và kết quả trong khoảng tháng 1 đến tháng 5 hàng năm. Hoa bạc hà núi được chia thành hoa đực và hoa cái, hoa đực tập trung ở phía trên và hoa cái thường nằm ở gốc cây. Quả bạc hà núi có màu đỏ, giống như các quả mọng, hình trứng đỏ mọc thành bông.

Củ bạc hà núi có vảy màu nâu, chia thành nhiều đốt ngắn, là bộ phận được sử dụng làm dược liệu nhiều nhất. Thông thường những củ bạc hà núi từ cây có tuổi thọ từ 2 năm trở lên sẽ được chọn để làm dược liệu.

Hình ảnh củ bạc hà núi và cây bạc hà núi

Củ bạc hà núi trị bệnh gì?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, củ bạc hà núi chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe như coumarin, saponin và flavonoid, cũng như các khoáng chất như canxi, sắt, magie, kali và lượng vitamin A, D2, retinol. Dưới đây là một số tác dụng trị bệnh nổi bật của củ bạc hà núi:

  • Chống ung thư: Chiết xuất từ củ bạc hà núi có thể ức chế sự tăng sinh tế bào và gây apoptosis (tử vong tế bào) trên tế bào gan người, cũng như có tác dụng chống lại tế bào ung thư gan ở chuột.
  • Hạ đường huyết: Củ bạc hà núi có khả năng giảm mức đường huyết và chiết xuất metanol từ thân rễ củ bạc hà núi đã cho thấy hiệu quả đáng kể, đặc biệt ở liều 500mg/kg.
  • Chống oxy hóa: Lá, rễ và củ bạc hà núi đều có khả năng chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác động có hại của các gốc tự do.
  • Chống tiêu chảy: Củ bạc hà núi với các thành phần như flavonoid, alkaloid, steroid có tác dụng giảm nhu động, kháng khuẩn và chống tiết dịch.
  • Chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm: Các hợp chất phân lập từ chiết xuất chloroform của củ bạc hà núi có hoạt tính chống viêm giúp kháng khuẩn, kháng nấm.
  • Tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu: Củ bạc hà núi cũng có thể được sử dụng để điều trị táo bón, tăng lượng phân và có tính lợi tiểu thẩm thấp.
  • Ngoài ra, theo y học cổ truyền, củ bạc hà núi còn có tác dụng:
  • Lợi tiểu thẩm thấp: Củ bạc hà núi được cho là có khả năng giúp giảm phù nề toàn thân thông qua tính lợi tiểu thẩm thấp, hỗ trợ loại bỏ chất cặn và nước thừa từ cơ thể.
  • Trị trĩ: Củ bạc hà núi cũng được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị trĩ, do có tính chất làm săn se niêm mạc và giảm viêm.
  • Giảm táo bón thường xuyên: Củ bạc hà núi có tác dụng lợi tiểu và nhuận tràng giúp giảm táo bón thường xuyên.
  • Điều trị đau nhức xương khớp, gout và viêm khớp dạng thấp: Theo y học cổ truyền, củ bạc hà núi được sử dụng để giảm đau và giảm viêm trong các trường hợp như đau nhức xương khớp, gout và viêm khớp dạng thấp, nhờ tính chất chống viêm và giảm đau.

Củ bạc hà núi hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, gout và viêm khớp dạng thấp

Củ bạc hà núi có độc không?

Không. Củ bạc hà núi có vị nhạt, tính hàn, không độc nhưng có khả năng gây ngứa mạnh nếu không được chế biến đúng cách. Đặc biệt, do bộ phận củ bạc hà núi nằm dưới lòng đất nên khi sử dụng, bạn cần chú ý làm sạch, chế biến đúng cách để đảm bảo an toàn và hiệu quả sử dụng.

Cách dùng củ bạc hà núi trị bệnh

Sau khi biết củ bạc hà núi trị bệnh gì thì dưới đây là cách dùng củ bạc hà núi chữa bệnh mà bạn có thể tham khảo:

Liều dùng: Củ tươi khoảng 150g/ngày, củ khô 25g/ngày (Đảm bảo chỉ dùng phần củ dưới mặt đất).

Cách chế biến: Củ bạc hà núi bỏ rễ, bỏ lớp vỏ bên ngoài, rửa sạch, thái thành từng lát mỏng rồi ngâm nước vo gạo trong khoảng 3 giờ, có thể dùng tươi hoặc đem phơi khô dùng dần.

Cách dùng: 

  • Dùng tươi: Lấy 150g củ bạc hà núi tươi, 20g lá đu đủ đực khô, đem sắc với khoảng 5 bát nước, đun cho đến cạn còn khoảng 1.5 bát nước, chia thành 3 lần uống trong ngày.
  • Dùng khô: Lấy 20g củ bạc hà núi khô, 20g lá đu đủ đực khô, đem sắc với 5 bát nước, sắc cạn lấy 1.5 bát nước uống trong ngày.

Củ bạc hà núi có thể được sử dụng tươi hoặc phơi khô dùng dần

Lưu ý khi sử dụng củ bạc hà núi trị bệnh

  • Củ bạc hà núi chứa canxi oxalat có thể gây kích ứng da, ngứa và đau. Để tránh tình trạng này, khi chế biến hoặc sử dụng củ bạc hà tươi, bạn nên đeo bao tay để tránh tiếp xúc trực tiếp với nó. Chất canxi oxalat dễ phân hủy khi củ bạc hà núi được phơi khô hoặc nấu chín. Việc chế biến kỹ trước khi sử dụng không chỉ giúp bảo quản được lâu mà còn đảm bảo an toàn.
  • Củ bạc hà núi có tính hàn và vị nhạt, không phù hợp cho những người có tình trạng yếu, lạnh trong người.
  • Do củ bạc hà núi có tính hàn (lạnh) nên khi sử dụng làm nước uống, bạn nên thêm vài lát gừng vào sắc cùng để giảm nguy cơ bị lạnh bụng đồng thời tăng cường hiệu quả của bài thuốc và giảm ngứa.
  • Mặc dù một số hiệu quả chữa bệnh của củ bạc hà núi đã được chứng minh và công nhận. Tuy nhiên, củ bạc hà núi chỉ là một nguyên liệu tự nhiên, việc sử dụng củ bạc hà núi thường có tác dụng khá chậm, đòi hỏi sự sự kiên trì, đặc biệt là đối với các bệnh nhẹ và giai đoạn đầu.
  • Phương pháp chữa bệnh bằng củ bạc hà núi thường chỉ có hiệu quả với các bệnh nhẹ và giai đoạn đầu, ít có tác dụng khi bệnh đã trở nặng.
  • Phản ứng với củ bạc hà núi có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa mỗi người, do đó, cần theo dõi cẩn thận khi sử dụng thuốc từ củ bạc hà núi. Nếu xảy ra tình trạng kích ứng hoặc điều trị mãi không khỏi, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị chính xác.
  • Không nên ăn trực tiếp củ bạc hà núi tươi chưa qua chế biến kỹ để tránh tình trạng rát miệng và cổ họng.
  • Cây bạc hà núi thường bị nhầm lẫn với cây dọc mùng. Tuy nhiên, đây là hai loại cây khác nhau, cần chú ý phân biệt để tránh nguy cơ ngộ độc.
  • Bảo quản củ bạc hà núi ở nơi khô ráo và mát mẻ để giữ độ tươi ngon và chất lượng.
  • Luôn tham khảo tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi sử dụng củ bạc hà núi hay bất cứ thảo dược nào khác để đảm bảo an toàn và hiệu quả với tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.

Không nên ăn trực tiếp củ bạc hà núi tươi chưa qua chế biến kỹ

Mẹo chế biến củ bạc hà núi không ngứa

  • Đeo bao tay trong quá trình chế biến để tránh cảm giác ngứa ngáy thậm chí là đau đớn khó chịu.
  • Ngâm củ bạc hà núi với nước vo gạo và một ít muối trước khi sắc lấy nước uống cũng có thể giúp giảm ngứa đáng kể.
  • Thêm vài lát gừng sắc cùng nước củ bạc hà núi giúp giảm ngứa và giảm lạnh bụng.
  • Trong quá trình sắc (đun nấu) củ bạc hà núi, nên tránh dùng đũa/muỗng kim loại, hạn chế thấp nhất việc sử dụng dụng cụ. Nếu cần thiết bạn có thể dùng muỗng nhựa.
  • Đun kỹ nước củ bạc hà núi cũng giúp giảm ngứa đáng kể.

Những ai nên dùng bạc hà núi?

Những trường hợp được khuyến khích nên dùng củ bạc hà núi bao gồm:

  • Người bị ho, cảm cúm, viêm phế quản, đau đầu
  • Người bệnh đau nhức các khớp, người bệnh gout
  • Người bệnh tiểu đường.
  • Người bị đau dạ dày
  • Người bị viêm da cơ địa, chàm, mụn nhọt, ghẻ lở
  • Người mắc bệnh vàng da, viêm ruột thừa
  • Người bị cao huyết áp.

Uống củ bạc hà núi kiêng ăn gì?

Trong quá trình uống củ bạc hà núi chữa bệnh, bạn nên hạn chế ăn các loại hải sản và thực phẩm giàu đạm như thịt bò, trâu, chó, mèo.

Phân biệt cây bạc hà núi và cây dọc mùng

Hiện nay, một số người vẫn nhầm lẫn cây bạc hà núi và cây dọc mùng do hai loại cây này có nhiều đặc điểm tương đồng. Tuy nhiên, đây là hai loại cây khác nhau và để tránh nhầm lẫn cây bạc hà núi với cây dọc mùng, các bạn có thể chú ý một số đặc điểm sau:

  • Cây bạc hà núi nhìn thô hơn, màu xanh đậm hơn.
  • Cây bạc hà núi nhìn mềm mại hơn, màu hơi ngả vàng
  • Cây bạc hà núi có lá nhiều hình khiên, phần hợp sinh giữa 2 thùy gốc phiến rất hẹp, cuống lá to mập.

Cây bạc hà núi và cây dọc mùng

Phân biệt cây bạc hà núi và cây bạc hà núi Caryopteris Incana

Cây bạc hà núi hay cây ráy đang được nhiều người dân Việt sử dụng chữa bệnh hiện nay cũng khác với cây bạc hà núi Caryopteris Incana, một loại cây thân thảo với hoa màu tím, lá nhỏ mọc đối, thường được sử dụng làm thuốc giảm sưng đau, giảm ho viêm họng.

Cây bạc hà núi và cây bạc hà núi Caryopteris Incana

Trên đây là một số thông tin về củ bạc hà núi mà Emdep.vn đã tổng hợp và chia sẻ. Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết, các bạn không chỉ tìm được lời đáp cho câu hỏi củ bạc hà trị bệnh gì mà còn có thêm những thông tin hữu ích trong việc sử dụng củ bạc hà núi chữa bệnh giúp tận dụng tối đa tác dụng chữa bệnh của củ bạc hà núi đồng thời tránh những rủi ro không mong muốn có thể xảy ra.

Minh LT (Tổng hợp)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *