Củ cải trắng trị bệnh đường hô hấp

Theo Đông y, củ cải trắng tươi có vị cay, tính mát, khi nấu chín có vị ngọt, tính bình, quy kinh phế và vị, có công dụng chữa một số bệnh đường hô hấp rất tốt.

Một số đơn thuốc sử dụng củ cải trắng

Chữa ho nhiều, người mệt mỏi, suy nhược: Củ cải trắng 1kg, lê 1kg, gừng tươi 250g, sữa tươi 250g, mật ong 250g. Lê gọt vỏ, bỏ hạt, giã nhỏ; củ cải, gừng tươi rửa sạch, giã nhỏ. Cho từng thứ vào vải xô vắt lấy nước cốt để riêng. Đổ nước củ cải, lê vào nồi đun sôi, sau đó bớt lửa đun cho đến khi đặc dính thì cho nước gừng, sữa, mật ong vào khuấy đều, đun sôi lại. Khi nguội thì cho vào lọ đậy kín dùng dần, mỗi lần uống 10 -15ml, pha với nước ấm nóng uống, ngày uống 2 lần.

Hỗ trợ điều trị viêm phế quản mạn ở người cao t.uổi: Củ cải trắng 250g, đường phèn, mật ong vừa đủ, một bát con nước. Sắc đến khi còn nửa bát con nước, ăn củ cải và uống nước. Mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối. Dùng 7-10 ngày là một liệu trình.

Món ăn từ củ cải tốt cho hệ tiêu hoá

Chữa ho do hen phế quản, nhiều đờm: Hạt củ cải rửa sạch, phơi khô, tẩm nước gừng tươi, sao vàng tán thành bột mịn. Lấy 5 vỏ quýt và 1 nhánh gừng cho vào nồi đun sôi kỹ lấy 40-50 ml nước đặc, gạn trong, sau đó cho thêm một thìa bột gạo quấy đều đun chín. Lấy nước hồ đó cho vào bột hạt củ cải, trộn đều đem viên thành viên nhỏ bằng hạt đỗ đen, uống 15-20 viên/lần, hằng ngày uống trước bữa ăn.

Chữa khản tiếng, mất tiếng: Dùng nước ép củ cải tươi, trộn thêm nước ép của 2-3 lát gừng tươi, ngậm nuốt dần. Ngậm nhiều lần trong ngày.

Viêm loét miệng do nhiệt: Củ cải tươi giã vắt lấy nước cốt ngậm rồi súc miệng nhiều lần trong ngày.

Chữa táo bón, miệng khô đắng: Dùng củ cải tươi xào với tỏi ăn trong bữa cơm. Ngày 2 lần. Ăn trong 3-5 ngày.

Ngoài ra, củ cải trắng còn có tác dụng hỗ trợ điều trị đái tháo đường, viêm loét dạ dày. Cụ thể:

Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Củ cải 200g, gạo tẻ 50g, gạo nếp 50g, nấu thành cháo. Ăn nóng, ngày 1 lần. Có thể ăn thường xuyên.

Phòng và điều trị viêm loét dạ dày: Ăn củ cải thường xuyên có tác dụng tốt cho tiêu hóa do củ cải có khả năng hấp thụ tinh bột trong thực phẩm, có thể hóa giải thức ăn tích trữ trong dạ dày, có tác dụng chữa khó tiêu, kích thích tiêu hóa, phòng và điều trị viêm loét dạ dày.

Bác sĩ Nguyễn Thị Nga

Theo SK&ĐS

Những bài thuốc dân gian trị ho hiệu quả

Bên cạnh sử dụng thuốc tay, việc bỏ túi những bài thuốc dân gian giúp chúng ta dễ dàng điều trị những cơn ho ngay tại nhà.

Ho là phản xạ có điều kiện của cơ thể để loại bỏ các dị vật, các chất tiết hoặc các vi khuẩn khỏi đường hô hấp. Những cơn ho kéo dài thường mang lại cảm giác khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, việc hiểu biết các cách trị ho đơn giản bằng thuốc dân gian giúp chúng ta giảm bớt những cơn ho đơn giản mà an toàn.

1. Củ cải trắng

Củ cải

Củ cải tươi sống có vị cay, tính mát củ cải nấu chín có vị ngọt, tính bình. Ngoài việc được sử dụng làm thực phẩm thì củ cải còn được biết đến với công dụng chữa ho hiệu quả.

Cách chế biến khá đơn giản:

-Củ cải tươi rửa sạch, gọt vỏ sau đó ăn sống hoặc ép lấy nước rồi bỏ phần vỏ.

-Chia đều ra ly rồi dùng để uống hàng ngày.

Một cách khác nếu bạn không thể ăn sống củ cải là bạn hãy thái củ cải thành từng miếng nhỏ, đun sôi để nguội rồi lấy nước uống (uống trong 1 lần chế biến), sử dụng liên tục trong một tuần sẽ làm giảm ho khan hiệu quả.

2. Lá hẹ

Lá hẹ

Lá hẹ có vị cay hơi chua, có tính ấm và không có độc có tác dụng tán huyết giải độc, tiêu đờm, cầm m.áu…thích hợp để điều trị các cơn ho do cảm lạnh.

Cách chế biến:

-Dùng một nắm lá hẹ vừa đủ, rửa sạch, cắt khúc nhỏ

-Cho thêm một ít đường phèn và đun cách thủy.

Cách dùng:

-Có thể ăn cả phần bã lá hẹ kèm uống phần nước.

Đối với t.rẻ e.m nếu khống ăn được phần bã thì có thể chắt lấy nước rồi uống mỗi ngày 2 lần sau ăn, thực hiện trong khoảng 3-5 ngày sẽ có hiệu quả giảm ho rõ rệt.

3. Gừng

Gừng

Gừng vừa là gia vị vừa là vị thuốc dân gian, ngoài việc sử dụng như một chất xúc tác làm tăng hương vị cho món ăn gừng còn có tác dụng ngăn ngừa được nhiều chứng bệnh, đặc biệt là giúp giảm nhanh triệu chứng ho, khan tiếng.

Cách chế biến:

-Đem gừng tươi rửa sạch rồi giả nhuyễn (để nguyên cả vỏ).

-Dùng 0.5 lít nước rồi đun sôi trong 30 phút, cho thêm 1 viên đường phèn.

Bạn có thể thay thế đường phèn bằng mật ong bằng cách sau khi đun sôi, lọc bỏ xác gừng lấy nước rồi cho mật ong vào khuấy đều.

Cách dùng:

Uống 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối, mỗi lần khoảng 50ml cho tới khi dứt hẳn cơn ho, cách này đặc biệt hiệu quả đối với những cơn ho kéo dài kèm khan tiếng.

4. Lá húng chanh

Lá húng chanh

Lá húng chanh có tính ấm, vị cay, hơi chua và thơm mùi chanh có tác dụng hiệu quả trong trị ho, giải cảm, viêm họng…

Cách chế biến:

-Dùng khoảng 20g lá húng chanh, rửa sạch, cho vào bát nhỏ đun cách thủy cùng với một viên đường phèn (20g).

-Để nguội chia đều làm 2 lần, uống sáng và tối, uống liên tục trong 3-5 ngày.

Ngoài ra, việc kết hợp giữa lá húng canh và muối cũng mang lại hiệu quả trị ho hiệu quả.

Cách làm:

Lá húng chanh mang đi rửa sạch, giã nhuyễn.

Sau đó, trộn đều lá húng chanh đã giã với muối, chắt lấy nước uống 2 lần mỗi ngày 2 lần (sáng và tối), kiên trì thực hiện đến khi hết bệnh.

5. Vỏ cam tươi

Vỏ cam tươi

Cam là một trong những loại trái cây được biết đến như một nguồn cung cấp vitamin C và khoáng chất, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những người ăn nhiều cam, quýt có tỉ lệ nhiễm các bệnh như ung thư rất thấp. Bên cạnh đó, vỏ cam còn có tác dụng hiệu quả bất ngờ trongviệc điều trị những cơn ho.

Cách chế biến:

Cam tươi rửa sạch rồi ngâm với muối rồi gọt lấy vỏ.

Nướng vỏ cam trên bếp than đến khi vàng đều và có mùi thơm nhẹ.

Cách dùng:

Mỗi ngày ăn từ 3-4 lần, mỗi lần khoảng 2 miếng

Nếu kiên trì thực hiện, bạn sẽ bất ngờ với cách làm tưởng đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả này.

6. Lá cây đinh lăng

Lá đinh lăng

Đinh lăng từ lâu được xem như loại thuốc dân gian quý bởi tất cả các bộ phận của chúng từ rễ, thân, lá, cành đều có tác dụng làm thuốc.

Đặc biệt, lá đinh lăng phát huy công dụng hiệu quả trong việc điều trị ho, nhất là những cơn ho dai dẳng lâu ngày.

Cách chế biến:

Dùng khoảng 150-200g lá đinh lăng sao vàng trên bếp đến khi nghe mùi thơm dịu (hoặc có thể sử dụng trực tiếp lá đinh lăng tươi).

Cho lá đinh lăng đã sao vàng vào 200ml nước rồi đun sôi, chắt lấy nước đầu để uống.

Sau đó cho thêm 100ml nước vào tiếp tục đun sôi để lấy nước thứ hai. Nước lá đinh lăng có thể dùng để uống thay nước hàng ngày.

Trên đây là những bài thuốc dân gian với cách làm khá đơn giản mà mang lại hiệu quả cao, bạn có thể hoàn toàn áp dụng ngay ở nhà để điều trị những cơn ho, đặc biệt là những cơn ho dai dẳng ảnh hưởng đến chất lượng sống. Tuy nhiên, ho có thể là triệu chứng ban đầu của nhiều chứng bệnh, nên bên cạnh việc áp dụng những bài thuốc tại nhà, bạn nên kết hợp với việc thăm khám và thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Tuệ Tâm (tổng hợp)

Theo doanhnghiepvn.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *