Củ sắn – món tuyệt ngon mùa lạnh nhưng có chứa 1 chất có thể gây ngộ độc: Muốn an toàn, mọi người nên ăn theo cách này

Những ngày thời tiết se lạnh, còn gì tuyệt vời hơn là được thưởng thức những miếng sắn luộc thơm bùi hay chè sắn, bánh sắn nóng hổi, dân dã…

Tuy nhiên, ăn sắn mà bỏ qua những lưu ý quan trọng sau thì bạn rất dễ phải nhập viện cấp cứu.

Theo y học hiện đại, trong 100g sắn cung cấp cho cơ thể 156 calo (trong khi đó ở gạo là 353, ở ngô là 363). Củ sắn có chứa nhiều chất bổ, chủ yếu là tinh bột, giá trị dinh dưỡng như khoai lang, khoai tây, khoai môn… Nó chứa nhiều cacbonhydrate cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể, ngoài ra còn có kali và chất xơ. Tuy nhiên, trong củ sắn chứa hàm lượng protein, muối khoáng và các vitamin tương đối thấp.

Khi ăn sắn cần cẩn thận ngộ độc, t.ử v.ong vì chất gây ngộ độc

Ngon bổ như vậy xong ăn sắn có thể gây ngộ độc. Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện hàn lâm KH&CN Việt nam, Hội Đông y Hà Nội: Trong thành phần của củ sắn có chứa lượng axit cyanhydric (HCN) có thể gây ngộ độc. Tuy nhiên, hàm lượng HCN trong sắn rất khác nhau, còn phụ thuộc vào giống sắn.

Trong đó sắn cao sản chứa HCN cao hơn sắn ngọt thường. Loại sắn này thường dùng để sản xuất bột ngọt hoặc làm thức ăn cho gia súc, chứa nhiều độc tố, vị đắng, khiến người ăn rất dễ bị ngộ độc. Chỉ khoảng 20gr HCN là đủ gây ra hiện tượng ngộ độc, nếu trên 50gr sẽ dẫn đến t.ử v.ong.

Cũng theo lương y Bùi Đắc Sáng, loại sắn cao sản có vỏ ngoài nâu thẫm, vỏ lụa trắng chứa nhiều nước, loại cây thấp, cuống lá đỏ nhạt, ngọn non màu xanh nhạt, đốt dày, lá màu xanh lục. Tuy nhiên, nếu không chuyên trồng sắn thì bạn khó mà nhận biết được.

Ngay cả với sắn ngọt (loại sắn chúng ta hay ăn) dù ít thì nó cũng có chứa hàm lượng HCN. Có thể gây nên ngộ độc nếu ăn sống hay chế biến mà không ngâm kỹ, rửa sạch…

Dấu hiệu của ngộ độc sắn

Nếu bị ngộ độc sắn, sau khi ăn sắn từ 1-3 tiếng, bệnh nhân ngộ độc sẽ có dấu hiệu choáng váng, nóng bừng người, ù tai, chân tay bị tê, buồn nôn và đau bụng.

Chất HCN tác động đến chuỗi tế bào gây ra thiếu oxy khiến người bệnh khó thở, bắt đầu co giật. Ngộ độc sắn có thể khiến người bệnh bị rối loạn nhịp thở, giãn đồng tử, hạ huyết áp, hôn mê, trụy mạch. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể t.ử v.ong.

Đối tượng không nên ăn sắn

– Phụ nữ mang bầu: Cũng giống như măng tươi, củ sắn có chứa nhiều axit cyanhydric (HCN) gây rối loạn tiêu hóa, ngộ độc đối với những người có sức đề kháng kém như bà bầu.

– Trẻ nhỏ dưới 3 t.uổi: Hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa thực hiện tốt việc tiêu hóa và loại thải độc tố. Bố mẹ không nên cho bé ăn nhiều kẻo chất độc tích tụ lại trong cơ thể và gây bệnh. Đặc biệt cần tránh cho trẻ ăn lúc đói kẻo gây ngộ độc.

Chế biến đúng cách để loại bỏ hết độc tố

Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng cho biết HCN có trong củ sắn vốn dễ bay hơi, dễ hòa tan trong nước, khi kết hợp với đường tạo thành chất không độc. Để tránh bị ngộ độc từ củ sắn, mọi người nên thực hiện các bước sau:

– Bóc vỏ sắn trước khi nấu, ngâm sắn trong nước từ nửa ngày đến 1 ngày.

– Trong lúc nấu sắn nên mở nắp để HCN bay hơi.

– Luộc sắn nên thay nước 2-3 lần.

– Sắn cắt lát và phơi khô cũng làm giảm chất độc trong sắn.

– Nấu chanh bằng lá sắn muối nên rửa lá thật sạch, ngâm nước hoặc luộc kỹ trước khi chế biến.

– Ăn sắn luộc nên chấm cùng đường hoặc mật để giảm nguy cơ ngộ độc.

– Tránh ăn sắn nướng.

– Đối tượng bị ngộ độc sắn nhẹ, nên được uống đường hay ăn mía. Người bị ngộ độc nặng hơn cần được đưa đi cấp cứu tại các cơ sở y tế.

ĐỖ ĐỖ

Theo baodansinh

Những điều cần biết khi ăn thịt lươn để tránh “tự đ.ầu đ.ộc” bản thân, thay đổi ngay kẻo hối chẳng kịp

Lươn dù là món khoái khẩu của nhiều người nhưng cần ghi nhớ những lưu ý này kẻo ngộ độc lúc nào không hay.

Ăn lươn để bồi bổ nhưng chủ quan coi chừng rước thêm bệnh

Ở Việt Nam, lươn được ví như một loại “đặc sản”, có thể dùng để chế biến thành rất nhiều món ăn thơm nức mũi. Ngoài ra, người Việt còn coi nó là một loại thuốc bổ rất tốt khi cơ thể suy yếu, mệt mỏi.

Thực ra, mức độ bổ dưỡng của lươn cũng đã được khẳng định trong Đông Y. Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), thịt lươn trong Đông Y có tính cam ôn, bổ kinh tỳ vị. Có công năng chủ trị bổ hư tổn, khu phong trừ thấp, cường kiện gân cốt. Loại thực phẩm này còn dùng làm nguyên liệu chế biến nhiều “thực phẩm chức năng”, hỗ trợ chữa bệnh như: Trẻ biếng ăn suy kiệt, khí huyết suy nhược sau bệnh nặng – sinh đẻ, bổ tỳ vị, gan mật, thanh nhiệt trừ thấp, bổ thần kinh, trợ giúp trí não.

Theo y học hiện đại, thịt lươn có thành phần dinh dưỡng cao. Cụ thể là trong 100g thịt lươn chứa 12,7g chất đạm, 25,6g chất béo. Trong đó cholesterol là 0,05 g, năng lượng là 285 calo. Ngoài ra, thịt lươn còn chứa nhiều loại vitamin và chất khoáng như vitamin A, B1, B6 hay chứa chất sắt, natri, kali, calci.

Lương y Bùi Đắc Sáng nhận định, so với các loại như hến, tôm đồng, cua đồng thì thịt lươn là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhất nên món ăn này luôn là chọn lựa số 1 để bồi bổ cho người bệnh, người già và trẻ nhỏ. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta có thể ăn bừa bãi, cẩu thả, ngược lại cần phải cẩn trọng để tránh tự dưng “ôm bệnh” vào mình.

Cẩn thận nhiễm ký sinh trùng khi ăn lươn

Vị chuyên gia cho biết, lươn sống trong môi trường sình lầy, hay chui rúc dưới ao bùn, nước đục… Chưa kể lươn còn có thói ăn tạp nên hệ tiêu hóa và chính cả thịt của lươn có thể nhiễm vi trùng và ký sinh trùng. Ngoài ra, trong thịt lươn còn có một loại ấu trùng ký sinh rất dai và chịu được nhiệt độ cao, vì vậy nếu công đoạn làm sạch và chế biến lươn không đảm bảo rất dễ dẫn đến nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, thậm chí tạo điều kiện cho ký sinh trùng làm tổ trong cơ thể chúng ta.

Để diệt bỏ hết những ký sinh trùng này, vị lương y cho rằng chúng ta nên vệ sinh cẩn thận, chế biến bằng cách ninh nhừ, hấp thủy, không nên ăn lươn khi chưa chín kỹ.

Đừng dại mua lươn đã c.hết

Không như các loại thực phẩm khác, lươn đã c.hết thì tuyệt đối không nên mua. Lý do là trong thịt lươn có chứa nhiều protein, hợp chất Histidine. Khi lươn c.hết, vi khuẩn sẽ biến hợp chất trên thành chất độc Histamine có thể gây dị ứng hoặc ngộ độc.

Sau khi ăn lươn cần tránh thực phẩm tính hàn

Vị chuyên gia khuyến cáo mọi người cần tránh ăn thực phẩm tính hàn như tôm, cua biển, dưa hấu, chuối tiêu… ngay sau khi ăn lươn, chạch vì lươn tính cam ôn, ăn liền nhau có thể gây khó chịu, thậm chí ngộ độc.

Đối tượng không nên ăn lươn

Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết người mắc bệnh gút cần tránh ăn lươn bởi vốn dĩ gút gây rối loạn chuyển hóa đạm dẫn đến làm tăng acid uric trong m.áu. Trong khi đó, lươn lại giàu chất đạm, người bệnh gút ăn nhiều sẽ khiến cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn.

Theo Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *