Cúm mùa gia tăng mạnh, xét nghiệm có thực sự cần thiết?

Thời điểm giao mùa, nhiệt độ thay đổi thất thường là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus gây bệnh cúm mùa phát triển.

Tại các bệnh viện, số lượng bệnh nhân mắc cúm mùa (bao gồm cả cúm A) liên tục tăng cao. Nhiều cha mẹ hoang mang lo lắng đổ xô đi thực hiện xét nghiệm cúm, mua thuốc kháng sinh… cho con.

Những ngày này, nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội liên tục ghi nhận các ca nhập viện liên quan đến đường hô hấp, đặc biệt là t.rẻ e.m.

Tại khoa Nhi, Bệnh viện E, số lượng ca thăm khám liên quan đến bệnh cúm RSV, sốt xuất huyết… lên đến 100-150 ca/ngày. Tương tự, tại khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Đống Đa (Hà Nội) cũng ghi nhận trung bình từ 70-80 bệnh nhi thăm khám, trong đó phần lớn có các triệu chứng như ho, sốt, hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, đau người,…


Chăm sóc t.rẻ e.m mắc cúm A tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Ảnh: TL.

Bác sĩ Lê Văn Thiệu (Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho hay, virus cúm có 3 tuýp khác nhau là A, B, C. Trong đó, loại có độc tính cao nhất là cúm A.

Virus cúm A lại có nhiều chủng khác nhau và được gọi tên từ 2 kháng nguyên H và N có trên bề mặt của nó. Có 15 loại kháng nguyên H (H1-H15) và 9 loại kháng nguyên N (N1-N9). Những cách tổ hợp khác nhau của hai loại kháng nguyên này tạo nên các phân tuýp khác nhau của virus cúm A. Virus cúm A hiện nay đang lưu hành ở nước ta là virus cúm mùa có độc lực thấp, khác với cúm A độc lực cao như cúm gia cầm.

Triệu chứng của bệnh cúm mùa rất khó phân biệt với các bệnh đường hô hấp khác với các biểu hiện như: sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Do đó khi có dấu hiệu mắc bệnh cúm người dân nên đến các cơ sở y tể để được chẩn đoán và điều trị. Hiện nhiều người có biểu hiện nghi cúm đã tự ý tìm mua những bộ xét nghiệm về cúm cũng như tự ý sử dụng Tamiflu để điều trị bệnh.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng khuyến cáo, ngoài bệnh cúm, thời điểm giao mùa sang mùa đông xuân, người dân cần phòng tránh các bệnh truyền nhiễm khác như sởi, thủy đậu, ho gà,… Bởi thời điểm này, nhiệt độ xuống thấp, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển, lây nhiễm của virus, vi khuẩn.

Trong khi đó, các bệnh truyền nhiễm khác như Covid-19 vẫn đang còn nhiều diễn biến phức tạp. Bệnh sốt xuất huyết vẫn đang gia tăng về số lượng. Mới đây, số lượng bệnh nhân nhiễm virus Adenovirus vẫn đang ở mức cao. Hiện dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp và khó lường, nguy cơ dịch chồng dịch là hiện hữu, do vậy người dân và hệ thống y tế dự phòng cần phải chủ động phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm.

Cũng theo số liệu thống kê từ Bộ Y tế, hàng năm nước ta vẫn ghi nhận từ 600.000 – 1.000.000 trường hợp mắc cúm mùa. Số trường hợp mắc hội chứng cúm hiện nay không có sự khác biệt so với những năm trước đây. Tuy nhiên số nhập viện có xu hướng gia tăng tại một số bệnh viện tuyến cuối, trong đó phần lớn là các trường hợp nhiễm cúm A độc lực thấp.

Về tự xét nghiệm cúm, các chuyên gia khuyến cáo người dân không tự xét nghiệm vì có thể kết quả sai dẫn đến tự điều trị bệnh sai… Tại các cơ sở y tế, tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định có nên xét nghiệmhay không. Việc xét nghiệm tràn lan không đúng chỉ định vừa gây lãng phí vừa có thể có kết quả không chính xác.

Cũng theo đ.ánh giá của các chuyên gia y tế, việc xét nghiệm cúm chỉ nên thực hiện cho các trường hợp cần nhập viện điều trị, còn các các trường hợp theo dõi tại nhà, xét nghiệm cúm là không cần thiết.

Căn bệnh khiến b.é g.ái đang chơi đột ngột lăn ra, co quắp chân tay

Nhiều lần đang chơi, b.é g.ái N.T.K.T. (13 t.uổi) bỗng nhiên ngã lăn ra, co quắp tay chân.

Bệnh nhi N.T.K.T năm nay 13 t.uổi, sống ở Bắc Giang. Cách đây 2 năm, trẻ bị tê bì chân tay, khó đi lại. Nhiều khi đang chơi, T. đột nhiên lăn ra co quắp tay chân.

Đi khám ở bệnh viện địa phương, T. được chẩn đoán là thiếu canxi, nhưng điều trị suốt 2 năm không đỡ. Sau đó, em được phát hiện mắc u ở tiểu khung phúc mạc, chèn ép dây thần kinh. Gia đình đưa con đi điều trị ở nhiều nơi nhưng không đem lại kết quả.

Anh Nguyễn Thế Thủy (30 t.uổi), bố của T. cho biết: “Đang chơi, đang đi, con lăn ra co quắp tay chân, thầy cúng báo T. bị ma làm. Gia đình đưa con đến Thanh Hoá chữa nhưng không khỏi, hết 100 triệu…”.

Bố mẹ cháu tiếp tục đưa con xuống một bệnh viện tư nhân ở Hà Nội, chi phí mổ dự kiến quá cao, nằm ngoài khả năng chi trả của gia đình. Bé được chuyển sang một bệnh viện khác ở Hà Nội, nhưng đang phẫu thuật thì c.hảy m.áu quá nhiều, nguy cơ biến chứng, t.ử v.ong cao nên các bác sĩ đóng vết mổ. Đi rất nhiều nơi, làm rất nhiều cách vẫn không chữa bệnh được cho con, gia đình bắt đ.ầu r.ơi vào tuyệt vọng.

Tại Bệnh viện Nhi trung ương, T. được thăm khám, làm các xét nghiệm và được xác định có khối u lớn ở tiểu khung sau phúc mạc. Khối u xâm lấn, chèn ép tĩnh mạch chậu trong và chậu ngoài, khiến niệu quản bị đẩy lồi từ bên phải sang bên trái, một phần niệu quản nằm dưới vỏ u.

Bệnh nhi được làm sinh thiết kim cho kết quả là u lành tính, nhưng sau nhiều lần hội chẩn các chuyên khoa, hội đồng vẫn quyết định chuyển bệnh phẩm sang Mỹ. Kết quả từ Mỹ gửi về cho thấy khối u của trẻ lành tính. Các bác sĩ quyết định tiến hành mổ để cứu cháu bé.

Ca mổ dưới sự chỉ đạo của PGS.TS Phạm Duy Hiền, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương và BSCKII Vũ Mạnh Hoàn, Trưởng khoa Ngoại Gan – Mật – Tuỵ, Trung tâm Ngoại tổng hợp trực tiếp phẫu thuật. Dù dự kiến đây là ca phẫu thuật khó, nhiều nguy cơ, nhưng sau 5 tiếng đồng hồ, khối u được cắt bỏ thành công. Hiện tại, bé T. đã hoàn toàn hồi phục sức khỏe.

“Sức khỏe cháu bé đã ổn định. Kỉ niệm làm tôi nhớ nhất đó là 2 bố con người dân tộc vô cùng chân thật, tình cảm và thật thà. Bố cháu bé xuống cảm ơn bác sĩ bằng chai rượu và túi lạc. Món quà đạm bạc, các bác sĩ thấy xúc động vô cùng”, BSCKII Hoàn vui vẻ kể lại.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *