Cuộc chiến kháng kháng sinh – còn đó những hy vọng

100 năm trước, n.hiễm t.rùng là một nguyên nhân gây t.ử v.ong lớn nhất cho con người. Sau năm 1943, penicillin ra đời mở ra thời đại vàng của kháng sinh.

Nó giảm con số t.ử v.ong do vi khuẩn từ 50% xuống còn vài phần trăm. Nhưng đến nay, con người đang phải đối mặt với một số vi khuẩn đã kháng với tất cả mọi kháng sinh hiện có.

Con người đang thua cuộc với vi khuẩn

Việc lạm dụng kháng sinh đã gây ra một cơn ác mộng với hơn 700.000 ca t.ử v.ong mỗi năm và dự đoán sẽ lên đến 10 triệu ca vào năm 2050. Nguyên nhân chính của vi khuẩn kháng thuốc chính là do sự lạm dụng kháng sinh của con người. Có rất nhiều bằng chứng cho thấy vấn đề xuất phát từ phía chúng ta, những người đang coi thuốc kháng sinh là một phép màu.

Trong một nghiên cứu gần đây được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thực hiện, gần 2/3 số người được hỏi đến từ nhiều quốc gia tin rằng thuốc kháng sinh có thể sử dụng để điều trị cảm cúm. Mà cảm cúm thì được gây ra bởi virus, thuốc kháng sinh chỉ diệt vi khuẩn chứ không diệt virus.

Mặc dù rất nhiều người đã có nhận thức rằng kháng kháng sinh ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được dùng đúng. Nhưng dường như nhận thức này vẫn không thể ngăn cản họ lạm dụng các loại kháng sinh. Mà mỗi lần sử dụng kháng sinh không đúng, chúng ta cũng đang tăng cơ hội cho các chủng vi khuẩn kháng thuốc phát triển.

Vi khuẩn thể hiện rất tốt trong cuộc chơi của sự tiến hóa. Chúng có thể hoàn thành khả năng di truyền gene kháng thuốc cho thế hệ sau, thông qua nhiều cơ chế. Hơn thế, với cơ chế di truyền của vi khuẩn, các gene kháng thuốc không chỉ được truyền trong cùng một chủng loại. Một số vi khuẩn cũng có thể nhận được gene kháng thuốc từ các chủng khác.

Nguyên nhân tiếp theo dẫn đến cơn ác mộng kháng kháng sinh đến từ ngành chăn nuôi, nơi kháng sinh đang bị lạm dụng rộng rãi. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) ước tính số lượng kháng sinh được bán ra để sản xuất thức ăn chăn nuôi còn lớn hơn sản xuất thuốc cho con người.

Trong số đó, phải kể đến việc sử dụng rộng rãi colistin, loại kháng sinh hiếm hoi còn tác dụng điều trị E.coli ở động vật. Colistin là một loại thuốc cũ và giá thành rất rẻ, được thêm vào thức ăn gia súc ở một số nước để sản xuất thịt lợn giá rẻ hơn. Tuy nhiên, càng lạm dụng nó, vi khuẩn càng trở nên kháng thuốc. Các nhà khoa học báo cáo cũng phát hiện ra gene kháng colistin trong trực khuẩn Klebsiella gây viêm phổi.


Vi khuẩn có khả năng di truyền gene kháng thuốc cho thế hệ sau.

Sự khôn ngoan của vi khuẩn khiến các hãng dược nản lòng

Năm 1943, penicillin được phát hành chính thức, nhưng từ 1940 các nhà khoa học đã quan sát thấy vi khuẩn kháng penicillin đầu tiên đã được ghi nhận trong phòng thí nghiệm. Tetracyline được giới thiệu vào năm 1950, vi khuẩn kháng thuốc xuất hiện trong cùng thập kỷ đó.

Erthromycin ra mắt năm 1953 và vi khuẩn kháng nó năm 1968. Các khoảng thời gian tương tự với gentamicin là năm 1967 và 1979. Với vancomycin là năm 1972 và 1988. Imipenem phát hành năm 1985 thì kháng imipenem xuất hiện năm 1998. Và một trong những loại kháng sinh mới nhất của nhân loại, daptomycin ra đời năm 2003 thì chỉ 1 năm sau xuất hiện vi khuẩn kháng thuốc.

Rõ ràng chúng ta đang chơi một trò đuổi bắt với vi khuẩn và thất bại ban đầu khiến không ít người nản chí. 15 trong số 18 công ty dược phẩm lớn nhất thế giới đang muốn bỏ rơi hẳn thị trường thuốc kháng sinh. Nguồn tài trợ đổ vào lĩnh vực này bị cắt giảm đáng kể.

Nhưng vẫn còn đó những hy vọng

Mặc dù vậy vẫn còn đó những tia sáng ở cuối đường hầm, bởi có nhiều giải pháp đã được đưa ra. Trong đó, đáng khích lệ nhất là sự chung tay phối hợp của nhiều nhóm quốc gia và tổ chức thuộc các nước châu Âu và WHO. Ngành dược phẩm ở một số quốc gia cũng thể hiện quyết tâm của mình. 85 công ty công nghệ sinh học, dược phẩm và y tế đã lên tiếng trong cuộc chiến với kháng kháng sinh.

Những tia sáng khác được lóe lên ở Hoa Kỳ. Thỏa thuận ngân sách liên bang thông qua quyết định tăng chi tiêu trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển thuốc kháng sinh thêm hàng trăm triệu USD. Gần một nửa trong số này hiện đã được đầu tư cho Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh để chuẩn bị cho cuộc chiến.

Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ cũng nhận thêm 100 triệu USD để nghiên cứu thuốc kháng sinh. 96 triệu USD cũng được đầu tư cho Cơ quan nghiên cứu và phát triển sinh học tiên tiến để khám phá các loại thuốc mới. Kế hoạch sau đó sẽ là chi tiêu 30 triệu USD mỗi năm cho lĩnh vực này.

Dù vậy, chúng ta cũng phải hiểu rằng các loại kháng sinh mới ra đời cũng giống như chúng ta tiếp tục chơi trò rượt bắt với vi khuẩn. Vì lý do này, nhiều nguồn tài trợ đang đi về hướng phòng ngừa, kiểm soát lây nhiễm và quản lý việc sử dụng kháng sinh. Đây cũng là một dấu hiệu tích cực bởi ngăn ngừa n.hiễm t.rùng thông qua các biện pháp y tế công cộng vừa giúp cải thiện sức khỏe con người mà không tiếp tay cho vi khuẩn tiến hóa đến sự đề kháng với kháng sinh.

Đình chỉ cơ sở mầm non để trẻ ngộ độc sau ăn sáng

Nhiều trẻ mầm non Trường Kid’s Club (quận 9, TP HCM) bị ngộ độc thực phẩm, phải nhập viện sau khi ăn tại trường khiến phụ huynh bức xúc.

Liên quan đến sự việc trẻ mầm non tại Trường Kid’s Club bị ngộ độc sau khi ăn tại trường, bà Phan Thị Kim Duyên – Phó trưởng phòng Giáo dục- Đào tạo quận 9 TP.HCM thông tin quận đã có quyết định đình chỉ hoạt động một cơ sở của Trường Kid’s Club tại chung cư Him Lam Phú An (quận 9, TP.HCM).

Quyết định này có hiệu lực từ ngày 9/11 với lý do cơ sở này chỉ mới có giấy phép thành lập, chưa có giấy phép hoạt động nhưng đã tổ chức nhận giữ trẻ.

“Cơ sở này có giấy phép thành lập nhưng chưa có giấy phép hoạt động, có nghĩa là hiện nay cơ sở đang hoạt động “chui””, bà Duyên cho biết.

Số trẻ hiện đang được học, trông giữ tại cơ sở này là 52 em. Phụ huynh có thể chuyển con về các trường mầm non, mẫu giáo trong cùng khu vực.

Trước đó, theo phản ánh của nhiều phụ huynh sinh sống tại chung cư Him Lam Phú An, nơi có nhiều trẻ đang học tại Trường Mầm non Kids Club (Cơ sở tại phường Phước Long A, quận 9, trong khu vực chung cư), trong ngày 23/10, một số trẻ sau khi ăn bữa sáng tại trường có dấu hiệu nôn ói.

Quá nhiều phụ huynh bức xúc trước việc nhiều trẻ bị nôn ói, nhà trường đã mang thức ăn đi xét nghiệm và cho kết quả thức ăn đã bị nhiễm E.Coli và Coliform.Tuy nhiên, đến tận ngày 3/11, cơ sở này mới báo sự việc về Phòng GD&ĐT quận 9.

Cơ sở Trường Kid’s Club tại chung cư Him Lam

Theo báo cáo của đại diện nhà trường, dựa trên kết quả kiểm nghiệm mẫu thực phẩm, rà soát toàn bộ quy trình vận hành, phỏng vấn toàn bộ nhân viên, rà soát lại quy trình hoạt động tại bếp nấu và bếp chia trong các ngày từ thứ 4 đến thứ 6 (21-23/10), nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé nôn ói, tiêu chảy như sau:

Ngày thứ 4 và thứ 5 (21 và 22/10), nhân viên bếp nghỉ phép đột xuất, đến khuya mới báo quản lý nên không kịp sắp xếp nhân sự phân chia suất ăn, giáo viên là người trực tiếp xuống chia suất và vệ sinh dụng cụ sau phục vụ.

Giáo viên, nhân viên trường, do không có chuyên môn vận hành bếp nên không biết sử dụng line giữ nóng thực phẩm, không đeo bảo hộ lao động khi chia suất ăn, không bao bọc kín thực phẩm đã chia trước khi phục vụ; không biết cách vệ sinh bếp cuối ngày, vệ sinh dụng cụ ăn của bé chưa đúng cách.

Việc thực phẩm không bảo đảm nhiệt độ trong suốt quá trình phục vụ (do không biết bật line giữ nóng) và vệ sinh trong quá trình phục vụ làm phát sinh vi sinh và nó vẫn tồn tại trên các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm và là môi trường tốt để phát triển trong thực phẩm, làm nhiễm khuẩn thực phẩm phục vụ cho bé dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm.

Được biết, cơ sở Kid’s Club đặt tại chung cư Him Lam Phú An là một trong 10 cơ sở của hệ thống giáo dục Kid’s Club ở nhiều nơi tại TPHCM.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *