Ngay thời điểm dịch bệnh COVID-19 bắt đầu phức tạp, cuộc đại phẫu đã được thực hiện tại Bệnh viện Chợ Rẫy và sau hơn 10 giờ căng thẳng cuộc đại phẫu đã thành công tốt đẹp.
Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy phẫu thuật cho bệnh nhân – Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Năm 2018, anh D.Q.H. (32 t.uổi, TP.HCM) thức dậy và phát hiện mình không thể nhấc chân phải lên nổi. Bệnh tình sau đó mỗi ngày một diễn tiến nặng hơn.
Anh H. được mẹ đưa đi khám ở rất nhiều bệnh bệnh viện khác nhau, cuối cùng các bác sĩ phát hiện mắc bệnh u xương vùng chậu phải. Tuy nhiên, các bệnh viện đều từ chối phẫu thuật vì đ.ánh giá đây là một ca mổ khó do khối u to lớn xâm lấn vào các cơ quan nội tạng quý trong ổ bụng.
Sau đó, gia đình anh H. quyết định chuyển hướng sang điều trị bằng đông y. Hai năm uống thuốc, tình trạng vẫn không được cải thiện, khối u ngày càng phát triển, trình trạng hủy hoại xương mỗi lúc một nghiêm trọng hơn.
Bế tắc và tuyệt vọng, người mẹ vẫn tiếp tục tìm đến các bệnh viện để mong tìm ra ánh sáng cuối đường hầm cho cuộc đời của cậu con trai.
Đầu năm 2020, bà đưa con trai đến Bệnh viện Chợ Rẫy và tìm gặp ThS.BS.CKI Trần Bình Dương – phó khoa chấn thương chỉnh hình. Sau đó, anh H. được bác sĩ Dương khám, tư vấn và hướng dẫn đi chụp lại phim, làm xét nghiệm, sinh thiết…
Hai mẹ con anh H. cố gắng nỗ lực mong tìm được bác sĩ cứu chữa – Ảnh: Bệnh viện cung cấp
“Trước đây, tôi được khoa cử đi học tại Đức và đã gặp một người thầy chuyên về khớp háng cá thể hóa. Vì vậy, tôi đã bàn với trưởng khoa là TS.BS.CK2 Lê Văn Tuấn – trưởng khoa chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Chợ Rẫy – cùng các đồng nghiệp lên kế hoạch cứu chữa cho bệnh nhân H.”, bác sĩ Dương chia sẻ.
Theo bác sĩ Tuấn, trước một ca bệnh rất khó, đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã phải suy tính, trăn trở rất nhiều. Nhiều cuộc hội chẩn liên chuyên khoa, liên bệnh viện được tổ chức để lên kế hoạch, tính toán trước những khó khăn cần phải vượt qua, những khả năng có thể xảy ra nếu thực hiện cuộc phẫu thuật.
“Sau nhiều cuộc hội chẩn, chúng tôi nhận thấy dù khối u xâm lấn rất sâu và rất to vào trong ổ bụng, nhưng khả năng phẫu thuật vẫn khả thi”, bác sĩ Tuấn kể.
Sau đó, các bác sĩ đã chuyển thông tin, hình ảnh CT-scan dựng hình sang Cộng hòa liên bang Đức để nhà sản xuất dựng mô phỏng 3D và sản xuất ra khối khung chậu – khớp háng titanium cá thể hóa phù hợp dành riêng cho bệnh nhân H..
Ngày 15-6, ngay thời điểm dịch bệnh COVID-19 bắt đầu phức tạp, cuộc đại phẫu được thực hiện tại Bệnh viện Chợ Rẫy để theo kịp lộ trình điều trị cho bệnh nhân. Sau hơn 10 giờ căng thẳng với sự phối hợp của ê-kíp phẫu thuật đến từ nhiều chuyên khoa của Bệnh viện Chợ Rẫy cuộc đại phẫu đã thành công tốt đẹp.
Khối u khổng lồ đã được bóc tách thành công và các bác sĩ đã tạo hình khớp háng – xương chậu cho anh H.. Theo bác sĩ Tuấn, đây là trường hợp đầu tiên tại Việt Nam phẫu thuật thành công tạo hình cá thể hóa khớp háng – xương chậu do bướu nguyên bào sụn khối lớn hiếm gặp ở vùng chậu – ổ cối.
Quá trình hồi phục của H. diễn ra thuận lợi, xương phát triển tốt và dự kiến trong vài tháng tới, anh có thể đi đứng bình thường, quay lại với công việc cùng những ước mơ dang dở trước đây.
Bệnh nhân H. bình phục sau khi phẫu thuật thành công – Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Ngày 5-10, tái khám ở Bệnh viện Chợ Rẫy, anh H. xúc động chia sẻ: “Tôi như được sinh ra lần thứ hai tại đây. Tôi biết ơn các y bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy rất nhiều!”.
Người mẹ luôn dõi theo cậu con trai trong suốt hành trình nhiều năm chạy chữa căn bệnh nan y cũng không giấu nổi những giọt nước mắt hạnh phúc.
“Niềm vui của tôi có lẽ còn lớn hơn việc t.rúng s.ố độc đắc, bởi tôi nghĩ tôi đã già rồi, 5-10 năm nữa lỡ có chuyện gì thì lấy ai chăm cho con tôi nếu H. không đi lại được, phải nằm một chỗ mãi như vậy?”, mẹ bệnh nhân H. xúc động nói.
Hóc xương cá, chàng trai cố nuốt một cục cơm to, không ngờ xương cá “chạy xuống” tận… h.ậu m.ôn
Hóc xương cá là một tai nạn khá phổ biến, tuy không quá nghiêm trọng nhưng nếu xử lý sai cách sẽ l.àm t.ình trạng trở nên nguy hiểm.
Theo trang Trường Giang Daily News, ngày 19/4 vừa qua, bác sĩ Lý Chí Cương tại Bệnh viện số 1 Vũ Hán, Trung Quốc đã tiếp nhận một nam bệnh nhân bị hóc xương cá trong trường hợp rất nặng, buộc phải phẫu thuật để gắp mảnh xương ra.
Được biết, nam bệnh nhân này họ Vương (28 t.uổi), anh đến ăn tối nhà của bạn mình và rất thích món cá kho dưa. Tuy nhiên, vì không chú ý mà anh bị hóc xương cá, mặc dù cố gắng ho mạnh vài lần nhưng vẫn không có tác dụng, sau khi uống vài ngụm trà vẫn còn cảm giác ngứa ran ở cổ. Người bạn của anh khuyên nên đến bệnh viện, nhưng anh cảm thấy phiền phức nên nuốt thêm một cục cơm to với hy vọng nó cuốn mảnh xương cá đi.
2 ngày sau đó, anh Vương cảm thấy đau rát ở mông, triệu chứng trở nên rõ ràng khi đại tiện. Anh nghĩ rằng, đó có thể là dấu hiệu của bệnh trĩ nên đến bệnh viện gần nhà khám. Sau khi kiểm tra, bác sĩ không thấy gì bất thường nên cho về nhà tự theo dõi. Cơn đau của anh Vương sau đó càng trở nên dữ dội, toàn bộ vùng hông sưng đỏ, gia đình vội vàng đưa đến Bệnh viện số 1 Vũ Hán.
Bị hóc xương cá nhưng không xử lý đúng cách, chàng trai nhập viện trong tình trạng nặng. (Ảnh minh họa)
Bác sĩ Lý Chí Cương, sau khi kiểm tra đã chẩn đoán anh Vương bị áp xe quanh h.ậu m.ôn. Trong quá trình nội soi trực tràng, bác sĩ Lý nhận thấy có dị vật nên cho anh Vương nhập viện. Sau khi kiểm tra thêm, bác sĩ Lý xác định dị vật mắc kẹt ở h.ậu m.ôn là một chiếc xương cá. Anh Vương nhanh chóng chỉ định phẫu thuật gấp, một chiếc xương cá dài 3cm đã được lấy ra.
Mảnh xương cá dài 3cm của anh Vương.
Hóc xương cá là một tai nạn phổ biến, nhiều người có thói quen uống giấm, nuốt cơm, bánh, rau, hoặc uống nhiều nước để làm mòn mảnh xương hoặc cuốn trôi nó vào bụng. Bác sĩ Lý nói rằng, có 3 vị trí hẹp ở thực quản, hóc xương cá thường nằm ở vị trí hẹp nhất của thực quản. Nếu là xương cá nhỏ, mềm, hướng xuống dưới, có thể bị thực phẩm đẩy xuống dạ dày.
Tuy nhiên, vị trí đi xuống của xương cá không cố định, dễ vướng vào vị trí hẹp thứ 2. Động mạch chủ gần với tim, cách chỗ hẹp thứ 2 ở thực quản không xa. Nếu xương cá đ.âm t.hủng thành thực quản, nó sẽ đ.âm thẳng vào động mạch chủ, hậu quả sẽ thảm khốc hơn.
Trong nhiều trường hợp, ví dụ việc nuốt cơm không cuốn trôi được xương cá mà nó còn có thể khiến mảnh xương đ.âm vào thực quản sâu hơn. Bác sĩ Lý khuyên bệnh nhân nên ngưng nuốt hay ăn sau khi bị hóc xương cá, thả lỏng cổ họng và đi khám càng sớm càng tốt.
Cách chữa hóc xương cá nói riêng, hóc xương nói chung
Khi bị hóc xương, nếu không biết cách xử lý có thể khiến xương cắm sâu vào cổ họng, gây nguy hiểm. Một số người sau khi bị hóc xương đã nghĩ ngay đến việc áp dụng các biện pháp dân gian để đảy được mảnh xương xuống dưới nhưng những cách như nuốt cơm, ho, ăn bánh mì… đều không có cơ sở khoa học, và nếu không cẩn trọng có thể càng khiến tình trạng nghiêm trọng hơn, như trường hợp của bệnh nhân họ Vương nói trên.
Nếu không may bị hóc xương, hãy bình tĩnh và thực hiện theo những hướng dẫn như sau:
– Ngừng nuốt ngay lập tức: Cố nuốt không những không giúp xương trôi xuống mà còn có thể vô tình khiến cho xương càng đ.âm sâu và gây tổn thương. Bạn cũng không nên khạc mạnh nhiều lần hay thử ăn bất cứ thứ gì để giúp đẩy xương xuống bởi rất dễ bị nghẹn.
– Cố gắng nôn ra càng sớm càng tốt: Chú ý tuyệt đối không được dùng tay đưa vào cổ họng, bởi thao tác này sẽ đẩy xương xuống cổ họng sâu hơn.
– Há miệng to rồi nhờ người xung quanh kiểm tra cổ họng bằng đèn pin. Nếu trường hợp xương cá mắc ở vị trí mà mắt thường có thể nhìn thấy được hãy dùng kẹp y khoa để gắp ra.
– Theo dõi xem còn đau hay thấy vướng trong cổ khi nuốt nước bọt nữa hay không. Nếu cảm thấy xương vẫn còn mắc ở vị trí nào đó trong họng hãy đến các cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra và xử lý. Tuyệt đối không nên để quá lâu vì dễ gây biến chứng cũng như khiến cho việc điều trị phức tạp hơn.