Cứu 2 thai phụ mắc bệnh tim

Một phụ nữ mang thai ngoài tử cung và suy tim, người còn lại có nhịp tim lên đến 200 lần mỗi phút đã được các bác sĩ ở Cần Thơ cấp cứu thành công.

Ngày 22/2, bác sĩ Phạm Thanh Phong, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTWCT), cho biết đơn vị đã phẫu thuật thành công cho 2 sản phụ có bệnh lý tim mạch nặng.

Đó là chị T.T.C.T. (19 t.uổi, ở huyện Châu Thành, An Giang), được chẩn đoán thai ngoài tử cung bên phải, tăng áp động mạch phổi nặng, suy tim độ II, đau bụng, â.m đ.ạo ra huyết sậm, huyết áp thấp, t.iền sử bệnh tim (thông liên thất – hội chứng Eisenmenger).

Kết quả phẫu thuật cho thấy cạnh phải tử cung có một khối thai đường kính 3×3 cm đã vỡ. Hiện bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, dấu hiệu sinh tồn ổn định, vết mổ khô.

Bác sĩ thăm khám cho chị T. Ảnh: T.P.

Trường hợp còn lại là chị H.N.T.U. (27 t.uổi) mang thai 34 tuần. Người phụ nữ này không có t.iền sử bệnh lý tim mạch nhưng khi thai từ 19 tuần trở lên chị U. thường xuyên mệt nhiều, tim đ.ập nhanh, đ.ánh trống ngực tái phát nhiều lần.

Sau 2 ngày nhập viện, bệnh nhân vào cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất với tần số 200 lần mỗi phút (cơn tái phát nhiều lần). May mắn, bác sĩ đã cấp cứu cắt cơn nhịp nhanh thành công.

Ngay sau khi cắt cơn nhịp nhanh, các bác sĩ quyết định mổ bắt thai để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé. Cuộc phẫu thuật thành công, b.é t.rai chào đời nặng 2,25 kg, khóc tốt, sức khỏe ổn định, được chuyển sang Bệnh viện Nhi Đồng TP Cần Thơ theo dõi, chăm sóc.

Đến chiều 22/2, chị U. tỉnh, tiếp xúc tốt, sinh tồn ổn định, vết mổ khô. Con của sản phụ sức khỏe ổn định, bú tốt.

Theo bác sĩ Phạm Thanh Phong, bệnh nhân mắc hội chứng Eisenmenger có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng như cơn thiếu oxy cấp tính, áp- xe não, thuyên tắc mạch, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, thậm chí đe dọa tính mạng. Nguy cơ biến chứng và t.ử v.ong trong phẫu thuật của phụ nữ bị bệnh tăng áp động mạch phổi và hội chứng Eisenmenger là từ 25% trở lên.

Tình trạng nhịp nhanh kịch phát trên thất đã được chứng minh làm tăng nguy cơ t.ử v.ong của thai phụ. Ước tính tỷ lệ t.ử v.ong có thể lên đến 22/100.000 thai phụ theo nhiều công trình nghiên cứu.

Sức khỏe của chị U. đã ổn định. Ảnh: T.P.

Việc nhận diện và điều trị bệnh nền là ưu tiên đầu tiên. Mặc dù phần lớn các cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất trong thai kì là lành tính và có thể được điều trị hiệu quả bằng các phương pháp điều trị thông thường. Vấn đề cần phải được lưu tâm là sức khỏe của thai nhi và ảnh hưởng có thể có đến quá trình chuyển dạ cũng như cho con bú sau này. Các ảnh hưởng lên huyết động học và tác dụng phụ của thuốc cần được đ.ánh giá cho cả mẹ và thai một cách toàn diện và tỉ mỉ.

Theo bác sĩ Trần Huỳnh Đào, Trưởng khoa Gây mê hồi sức của BVĐKTWCT, gây mê hồi sức cho các phẫu thuật ngoài tim ở bệnh nhân có bệnh lý tim mạch kèm theo vẫn là một thách thức với các bác sĩ gây mê hồi sức và các phẫu thuật viên, mặc dù đã có những tiến bộ vượt bậc trong kỹ thuật gây mê hồi sức cũng như can thiệp và điều trị nội khoa tim mạch.

Khi sản phụ có bệnh tim mạch cần phẫu thuật, vai trò của việc gây mê là đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé trong quá trình thực hiện phẫu thuật, đồng thời phải đảm bảo giảm thiểu hoặc phòng ngừa các biến chứng tim mạch có thể xảy ra trong suốt quá trình điều trị chu phẫu. Vấn đề chủ yếu là phải bảo đảm đủ độ mê nhưng không gây biến đổi huyết động lớn, bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ trong suốt thời gian phẫu thuật cũng như thoát mê và chăm sóc sau mổ.

Bên cạnh đó, việc theo dõi và điều trị nội khoa trước và sau phẫu thuật cũng rất quan trọng, giúp bệnh nhân vượt qua cuộc phẫu thuật thông qua đ.ánh giá lâm sàng và lựa chọn phương pháp phù hợp được thực hiện bởi sự phối hợp tốt đội ngũ bác sĩ chuyên khoa nội tim mạch – gây mê – sản khoa nhiều kinh nghiệm.

“Tùy theo thương tổn tim mạch, mức độ nguy cơ và độ nặng của bệnh lý sẽ quyết định lựa chọn phương thức gây mê, theo dõi thích hợp cho mỗi bệnh nhân”, bác sĩ Đào chia sẻ.

Cấp cứu cô gái 19 t.uổi bị chân chống xe máy cắm sâu vào mông ngày 30 Tết

Sau tai nạn, cô gái 19 t.uổi bị té vào thanh chống xe máy khiến vùng mông bị cắm chặt vào, phải vào viện cấp cứu ngày 30 Tết.

Sáng 13/2, Bác sĩ Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ (BVĐKTWCT) cho biết, các bác sĩ BV vừa phẫu thuật thành công một trường hợp bị tai nạn rất hi hữu.

Trước đó vào khoảng 18 giờ ngày 11/2 (ngày 30 Tết), khoa Cấp cứu BV tiếp nhận một bệnh nhân nữ tên N.T.Y.N. (19 t.uổi, địa chỉ Phụng Hiệp, Hậu Giang) vào viện với một dị vật dính vào vùng mông là chân chống của xe gắn máy.

Bệnh nhân khai cách nhập viện 3 giờ đang lưu thông trên đường thì va chạm xe gắn máy khác. Cô bị té và bị chân chống của xe gắn máy đ.âm dính vào vùng mông.

Phát hiện sự việc, mọi người dùng máy cưa sắt cắt rời chân chống ra khỏi xe và để nguyên dị vật chuyển vào trạm y tế sơ cứu, sau đó chuyển đến BVĐKTWCT.

Tai nạn hi hữu xảy ra khiến cô gái phải cấp cứu trong tình trạng đau đớn vì dị vật.

Lúc nhập viện bệnh nhân đau nhiều vùng mông, sinh tồn ổn định. Qua thăm khám nhanh, bác sĩ xác định thanh kim loại đ.âm sâu vào vùng mông, nguy cơ tổn thương thần kinh ngồi.

Để xác định kích thước và một phần hướng đi của dị vật, bệnh nhân được chỉ định chụp X-quang khung chậu.

Ekip bác sĩ Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và khoa Gây mê hồi sức đã tiến hành phẫu thuật trong 45 phút và lấy ra là thanh kim loại lớn hình chữ “L” là một phần của chân chống xe gắn máy, xung quanh bám nhiều đất cát.

Ảnh chụp X-quang thấy rõ chân chống cắm sâu vào trong khung chậu.

Thanh kim loại hình tròn, kích thước 2x16cm đ.âm sâu vào từ vùng mông bên phải, sát phần h.ậu m.ôn của bệnh nhân.

Hướng đi của dị vật làm rách nhiều cơ vùng mông, đứt các mạch m.áu nhỏ nuôi cơ vùng mông nên gây ra m.áu. Khoảng cách đầu của dị vật gần thần kinh ngồi, nếu dị vật đ.âm trúng thần kinh này sẽ làm bệnh nhân bị liệt chân cùng bên.

Để phẫu thuật, ekip phải mở rộng vết thương, cắt lọc lấy sạch dị vật, bơm rửa rất nhiều nước, khâu vết thương, đặt dẫn lưu.

“Trường hợp này do dị vật không dễ dàng lấy ra nên việc sơ cứu, để nguyên dị vật tới bệnh viện là quan trọng vì nếu cố lấy dị vậy thì vô tình sẽ làm tổn thương thêm các cấu trúc quan trọng khác ở vùng mông.

Đồng thời trường hợp này cần phải cắt lọc và bơm rửa thật nhiều nước có áp lực để đẩy trôi dị vật đất cát ra ngoài, phối hợp với kháng sinh liều cao từ lúc vào viện nhằm kiểm soát n.hiễm t.rùng vết thương” – bác sĩ trong ekip mổ chia sẻ.

Sau ca phẫu thuật thành công, sáng 13/2 bệnh nhân tỉnh, không sốt, vết mổ khô, đau ít, chi cử động bình thường. Dự kiến sau 5 ngày bệnh nhân được xuất viện.

Chân chống xe máy sau khi rút ra khỏi mông bệnh nhân.

Bác sĩ Huỳnh Thống Em, Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình của BV chia sẻ, vết thương phần mềm là các tổn thương da, mô liên kết dưới da, mỡ, cân cơ.

Mối nguy cơ lớn nhất của vết thương phần mềm là nguy cơ n.hiễm t.rùng, và nguy cơ viêm dò về sau nếu xử trí ban đầu không hợp lý.

Bác sĩ hướng dẫn người dân khi sơ cứu vết thương phần mềm có dị vật không được rút dị vật mà quấn gạc/vải sạch quanh dị vật và băng cố định.

Kiểm tra lưu thông m.áu sau khi băng hay không, sau đó nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế.

“Đây là một tai nạn giao thông rất hi hữu, có thể làm tổn thương mạch m.áu, thần kinh, có thể gây biến chứng nguy hiểm làm liệt chân hoặc nặng nề hơn.

Để phòng tránh những tai nạn, khi tham gia giao thông, người đi xe mô tô, xe gắn máy phải tuân thủ luật giao thông đường bộ cho xe máy” – bác sĩ đưa ra lời khuyên.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *