Cứu b.é t.rai nặng 135 kg mắc Covid-19 suy hô hấp nặng

Em L. T. Q, 15 t.uổi, ngụ ở quận 8, TP.HCM, được chẩn đoán Covid-19 nặng, chuyển từ Bệnh viện huyện Bình Chánh đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.

Hiện em Q. đã hồi phục, sức khỏe dần ổn định. Ảnh BVCC

Bác sĩ CK2 Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cho biết: Khi chuyển đến bệnh viện, ghi nhận em Q. thở mệt, co kéo cơ liên sườn, phập phồng cánh mũi, thở nặng nhọc do béo phì cân nặng 135 kg, tím môi, SpO2 78% (bình thường 96-98%), nhịp tim nhanh 144 lần/phút, được chẩn đoán Covid-19 nặng nguy kịch.

Với tình trạng của em Q., các bác sĩ chỉ định điều trị hỗ trợ hô hấp thở áp lực dương liên tục, truyền thuốc kháng sinh, kháng viêm, kháng đông. Sau đó, tình trạng hô hấp diễn tiến xấu hơn, em thở mệt co kéo, SpO2 80-82%, được chuyển thở máy không xâm nhập, vẫn không cải thiện, hình ảnh X-quang phổi cho thấy tổn thương phổi nặng lan tỏa 2 bên, biểu hiện hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) nên em được hội chẩn xem xét thở ô xy lưu dòng cao (HFNC).

May mắn, bệnh nhân đáp ứng thở HFNC với lưu lượng ô xy 55 lít/phút. Tuy nhiên xét nghiệm m.áu cho thấy có biểu hiện phản ứng viêm tăng mạnh nên được hội chẩn điều trị truyền tĩnh mạch thuốc kháng viêm liều cao, dùng chống đông, kháng sinh phổ rộng.

Kết quả sau hơn 2 tuần điều trị, hiện tình trạng của em Q. cải thiện dần, được giảm dần lưu lượng thở HFNC, chuyển qua thở ô xy bằng mặt nạ, hỗ trợ tâm lý trị liệu và phục hồi chức năng.

Bác sĩ Tiến lưu ý phụ huynh nuôi con theo chế độ dinh dưỡng thích hợp, tránh dinh dưỡng quá mức gây tình trạng dư cân, béo phì ở trẻ, dễ phát sinh các bệnh lý liên quan như cao huyết áp, đái tháo đường, nguy cơ suy hô hấp cao khi mắc bệnh.

Hiện Covid-19 diễn tiến phức tạp, nên phụ huynh lưu ý khi thấy con em mình sốt ho, đau rát họng, khó chịu,.. hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám, làm xét nghiệm sàng lọc tầm soát Covid-19 và điều trị thích hợp.

Rối loạn đông m.áu do rắn cắn

Thiếu niên 14 t.uổi, ngụ Bến Tre, vô tình giẫm lên con rắn lục đuôi đỏ trong nhà tắm, bị cắn vào ngón út chân phải, gây rối loạn đông m.áu nặng.

Vết thương do rắn cắn c.hảy m.áu nhiều, người nhà lấy bông gòn cầm m.áu và tức tốc đưa bé đi cấp cứu. Bệnh viện địa phương sơ cứu cầm m.áu, truyền dịch rồi chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP HCM). Người nhà bắt được con rắn mang theo.

Người nhà bắt được con rắn lục xanh đuôi đỏ cắn b.é t.rai. Ảnh: Bác sĩ cung cấp.

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cho biết bệnh nhi nhập viện rạng sáng 26/8, sau khoảng 6 giờ bị rắn cắn.

Các bác sĩ ghi nhận bàn chân bên phải sưng bầm lan lên cổ chân. Vết rắn cắn ở ngón chân út c.hảy m.áu thấm gạc. Bé lừ đừ, xét nghiệm biểu hiện rối loạn đông m.áu nặng. Cùng với con rắn người nhà mang theo, bác sĩ chẩn đoán bé bị rắn lục đuôi đỏ cắn và xử trí truyền huyết thanh kháng nọc rắn lục đặc hiệu.

B.é t.rai bị rắn cắn ở ngón út chân phải, gây sưng nề c.hảy m.áu. Ảnh: Bác sĩ cung cấp.

Sau 6 giờ truyền huyết thanh kháng nọc rắn, bé cải thiện tốt. Bệnh nhi đang tiếp tục được theo dõi điều trị.

Bác sĩ Tiến khuyến cáo phụ huynh phát quang xung quanh nhà, tránh nguy cơ rắn, ong, côn trùng tấn công trẻ.

Khi bị rắn cắn, cần cho trẻ nằm bất động và trấn an. Rửa sạch vết thương bằng xà bông và nước. Phủ lên vết cắn bằng gạc mát để giảm đau, sưng. Băng thun hoặc vải sạch phía trên vết thương. Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế và chích huyết thanh kháng nọc phù hợp. Việc sơ cứu ban đầu và dùng huyết thanh kháng nọc rắn phù hợp đóng vai trò rất quan trọng trong xử trí rắn cắn.

Bác sĩ Tiến cũng lưu ý phụ huynh không rạch, nặn hút vết thương để lấy nọc. Không đắp lá cây lên vết thương vì có thể gây hoại tử n.hiễm t.rùng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *