Cứu bệnh nhân cực nặng thoát t.ử v.ong

Các bác sĩ của Viện Tim mạch Việt Nam đã sáng kiến cải tiến kỹ thuật tiên tiến giúp cứu sống bệnh nhân bị phình động mạch chủ bụng vỡ.

Đây là tình trạng tối cấp cứu và nguy cơ t.ử v.ong gần như khó tránh khỏi nếu không được can thiệp kịp thời.

Chiều 6/5, Viện Tim mạch Việt Nam thông tin, bệnh nhân Q.T.T (nam 77 t.uổi) t.iền sử tăng huyết áp, t.iền sử đặt stent động mạch vành cách đây 8 năm nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội.

Qua thăm khám, các bác sĩ tại bệnh viện tuyến trước phát hiện bệnh nhân có khối đ.ập vùng bụng và chỉ định chụp phim cắt lớp vi tính, từ đó chẩn đoán có khối phình động mạch chủ bụng vỡ gây tụ m.áu sau phúc mạc. Các bác sĩ tại đây đã nhanh chóng được hội chẩn trực tuyến với các chuyên gia Viện Tim Mạch Việt Nam – Bệnh viện Bạch Mai xác định tình trạng bệnh cần được xử lý cấp cứu.

Bệnh nhân ngay sau đó được phối hợp vận chuyển đến phòng Tim mạch can thiệp Viện Tim mạch Việt Nam.


Sáng kiến cải tiến kỹ thuật tiên tiến của thầy thuốc Viện Tim mạch Việt Nam giúp cứu sống bệnh nhân tim bên bờ “cửa tử”.

Xác định đây là một trường hợp nặng, trên hình ảnh chụp cắt lớp khối phình đã vỡ ra khoang sau của ổ bụng, nguy cơ đe dọa đến tính mạng người bệnh, các bác sĩ đã tiến hành khởi động “Đội nhóm Tim mạch – Heart team” gồm: bác sĩ phẫu thuật tim mạch, bác sĩ can thiệp tim mạch, bác sĩ hồi sức cùng thống nhất đưa ra chiến lược phù hợp nhất cho bệnh nhân.

Các bác sĩ đã hàn gắn được đoạn động mạch chủ bị vỡ bằng hệ thống stent graft, thành công giúp bệnh nhân qua cơn nguy kịch.

Các bác sĩ đã đưa hệ thống Stent graft đi qua động mạch đùi bệnh nhân và đặc biệt đã sáng kiến sử dụng một quả bóng đưa lên đoạn trên của động mạch chủ ngực trước chỗ phình vỡ để bơm bóng căng lên làm hạn chế dòng m.áu c.hảy xuống chỗ vỡ và giảm áp lực giảm tối đa c.hảy m.áu qua chỗ vỡ và giúp thao tác đặt stent graft an toàn hơn.

GS.TS Phạm Mạnh Hùng – Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam cho biết: Phình động mạch chủ bụng vỡ là một tình trạng tối cấp cứu, nguy cơ t.ử v.ong đặc biệt cao, cần được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Nếu không được can thiệp hoặc phẫu thuật cấp cứu kịp thời thì hầu như bệnh nhân không có cơ hội sống sót.

Qua trường hợp của bệnh nhân Q.T.T, các bác sĩ khuyến cáo người dân có các bệnh lý tim mạch nền nên thường xuyên theo dõi, kiểm tra sức khỏe. Trong trường hợp có triệu chứng cần đi khám để được chẩn đoán và xử trí kịp thời, tránh bỏ lỡ thời gian vàng để cứu sống người bệnh cũng như làm giảm các biến chứng cho người bệnh.

Người bị thiếu m.áu não thoáng qua nên tầm soát đột quỵ bao lâu một lần?

Cơn thiếu m.áu não thoáng qua là một giai đoạn tạm thời của các triệu chứng tương tự như đột quỵ.

Cơn thiếu m.áu não thoáng qua thường chỉ kéo dài vài phút và không gây ra tổn thương vĩnh viễn. Vậy người bị thiếu m.áu não thoáng qua nên tầm soát đột quỵ bao lâu một lần?

Cơn thiếu m.áu não thoáng qua có thể là một cảnh báo của đột quỵ, thường được gọi là đột quỵ nhỏ. 1 trong 3 người bị cơn thiếu m.áu não thoáng qua cuối cùng sẽ bị đột quỵ, với khoảng một nửa xảy ra trong vòng một năm sau cơn thiếu m.áu não thoáng qua. Vậy người bị thiếu m.áu não thoáng qua nên tầm soát đột quỵ bao lâu một lần?

Thiếu m.áu não thoáng qua và đột quỵ

Với quan điểm về cơn thiếu m.áu não thoáng qua trước đây, mọi người nghĩ rằng đó là điều bình thường, nó là lành tính và sẽ phục hồi sau. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chứng minh rằng khoảng 80% những trường hợp bệnh nhân có cơn thiếu m.áu não thoáng qua sẽ trở thành đột quỵ trong vòng khoảng 6 tháng.

Bệnh nhân đột quỵ tùy theo nguyên nhân gây ra cơn thiếu m.áu não thoáng qua. Ví dụ như bị nghẹt mạch m.áu 90%, nó không kéo dài 6 tháng mà trong vài giờ bệnh nhân sẽ rơi vào cơn thiếu m.áu não thực sự, sau đó họ sẽ bị đột quỵ, nặng hơn có thể dẫn đến hôn mê.

Cơn thiếu m.áu não thoáng qua được cảnh báo là cơn đột quỵ nhẹ. Người ta cảnh báo dấu hiệu đột quỵ nhẹ và dấu hiệu đột quỵ sớm đều là một.

Thiếu m.áu não thoáng qua được miêu tả qua các triệu chứng chóng mặt và yếu tay chân. Cơn chóng mặt này sẽ kèm theo các yếu tố điển hình như tê yếu tay chân nửa bên cơ thể, liên quan đến giọng nói đớ (không còn kiểm soát được giọng nói của mình được nữa).

Các dấu hiệu và triệu chứng của thiếu m.áu não thoáng qua giống với những triệu chứng được phát hiện sớm trong cơn đột quỵ và có thể bao gồm khởi phát đột ngột:

Yếu, tê hoặc liệt ở mặt, cánh tay hoặc chân, thường ở một bên cơ thể.

Nói lắp hoặc thay đổi giọng nói hoặc lời nói khó hiểu.

Mù một hoặc cả hai mắt hoặc nhìn đôi.

Chóng mặt hoặc mất thăng bằng hoặc phối hợp.

Nếu có 3 – 4 dấu hiệu cộng lại của cơn thiếu m.áu não thoáng qua điển hình, chúng ta có thể khẳng định rằng đó là dấu hiệu của t.iền đột quỵ, sắp đi vào giai đoạn đột quỵ chứ không phải thoáng qua.

Cơn thiếu m.áu não thoáng qua có thể là một cảnh báo của đột quỵ.

Cần kiểm soát khi có biểu hiện thiếu m.áu não thoáng qua

Đối với những người có biểu hiện cơn đột quỵ nhẹ cần phải được tầm soát ít nhất một lần bằng những xét nghiệm cơ bản. Đây là những xét nghiệm không quá tốn kém đối với các bệnh nhân: Đường huyết, ion m.áu, siêu âm tim, đo điện tim, đo huyết áp và chụp X-quang phổi… là những xét nghiệm thường quy.

Nếu như bệnh nhân có điều kiện, có thể chụp phim cộng hưởng từ (MRI 1.5 Tesla, MRI 3 Tesla) để khảo sát mạch m.áu não. MRI 3 Tesla là xét nghiệm hoàn toàn không xâm lấn và chính xác để đ.ánh giá bệnh nhân có bị phình, hẹp hoặc tắc nghẽn mạch m.áu hay không. Trước đây, việc tầm soát này là không thể. Ngày nay, chúng ta đã có thể xem rõ được những mạch m.áu não của mình.

Sau khi tầm soát, nếu mức độ mạch m.áu hẹp từ 90% trở lên, chúng ta sẽ điều trị bằng công nghệ ít xâm lấn như can thiệp đặt stent, nong mạch m.áu, hoặc những biện pháp kiểm soát đặc biệt. Nếu mạch m.áu chỉ hẹp dưới 50%, chúng ta có thể kiểm soát bằng thuốc uống. Đặc biệt phải bỏ t.huốc l.á, rượu bia và tăng cường tập thể dục. Những phương pháp này có thể cải thiện sức khỏe, việc đó hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí và nghị lực của bệnh nhân.

Những trường hợp sau khi tầm soát có kết quả khỏe mạnh bình thường, thì 5 – 10 năm mới cần phải chụp lại. Lúc này có thể an tâm hơn về sức khỏe của mình, tuy nhiên như vậy không có nghĩa là về nhà sẽ uống rượu bia, t.huốc l.á thả ga.

Với những người có nguy cơ đột quỵ, bác sĩ sẽ cho liệu trình theo dõi một cách phù hợp. Có thể trong vòng 3 tháng, 6 tháng, 1 năm họ cần phải kiểm tra lại, thời gian lâu hay mau phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân. Bệnh nhân có những triệu chứng nhẹ sẽ kiểm tra lại nếu cơ thể có những rối loạn bất thường.

Vì cơn thiếu m.áu não thoáng qua thường xảy ra vài giờ hoặc vài ngày trước khi đột quỵ, nên việc thăm khám y tế ngay sau khi xảy ra thiếu m.áu não thoáng qua là điều cần thiết. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn nghi ngờ mình đã bị thiếu m.áu não thoáng qua. Đ.ánh giá kịp thời và xác định các tình trạng có thể sẽ giúp bạn ngăn ngừa được đột quỵ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *