Cứu người vỡ phình động mạch vị tá tràng hiếm nhất

Người đàn ông 54 t.uổi nhập viện trong tình trạng bụng chướng, đau dữ dội, xuất huyết nội – được chẩn đoán phình động mạch vị tá tràng hiếm nhất.

Tiếp nhận bệnh nhân từ đơn vị tuyến dưới ở Sóc Trăng chuyển đến khuya 9/10, các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ phát hiện dấu hiệu thiếu m.áu cấp nên xử trí cấp cứu bù m.áu, truyền dịch…

Kết quả siêu âm cho thấy có nhiều m.áu đông trong ổ bụng, m.áu tụ sau phúc mạc. Bệnh nhân được đ.ánh giá ở tình trạng nguy kịch, có chỉ định chụp và can thiệp nội mạch với chẩn đoán: xuất huyết nội do vỡ phình động mạch vị tá tràng.

Bệnh nhân được theo dõi, điều trị tại viện. Ảnh: Thanh Phong

Ê kíp ghi nhận nhiều ổ thoát mạch từ nhánh của động mạch vị tá tràng cấp m.áu vùng tá tràng đoạn DIII, đã xử lý tắc mạch thành công bằng hỗn hợp keo. Thời gian can thiệp trong 40 phút. Hiện, bệnh nhân tỉnh, sinh tồn ổn định, đang được theo dõi và điều trị tại viện.

Bác sĩ Trầm Công Chất (Trưởng Khoa Ngoại lồng ngực – Mạch m.áu) cho biết, phình mạch m.áu tạng là một dạng bệnh lý khá hiếm gặp, chiếm tỷ lệ 0,01-0,2% dân số. Trong đó, túi phình thường nằm ở các động mạch thân tạng, động mạch gan, động mạch lách. Còn phình động mạch vị tá tràng là một trong những dạng hiếm nhất, chỉ chiếm khoảng 1,5% trong các dạng phình mạch m.áu tạng.

Cơ chế sinh ra các túi phình chưa thực sự được hiểu rõ, nhưng đa số các trường hợp khởi phát sau viêm tụy cấp, chấn thương, sau phẫu thuật, tăng huyết áp.

Theo bác sĩ Chất, xuất huyết tiêu hóa do vỡ phình mạch là bệnh cảnh hay gặp nhất (chiếm 52% trường hợp), đau bụng là triệu chứng phổ biến thứ hai chiếm 46%. Tỷ lệ t.ử v.ong khi vỡ khoảng 40%, phụ thuộc vào mức độ nặng, tốc độ mất m.áu và đặc điểm giải phẫu của vị trí vỡ.

Chỉ vì ăn 1 cây kem, một người phụ nữ 46 t.uổi bị đau đầu dữ dội, xuất huyết não và có nguy cơ trở thành người thực vật

Mặc dù ăn kem mùa nào cũng ngon, đặc biệt vào mùa hè còn giúp giải nhiệt nhưng bạn có nghĩ nó có thể gây nguy hiểm?

Mới đây, một phụ nữ 46 t.uổi ở Singapore bị đau đầu dữ dội sau khi ăn kem rồi rơi vào hôn mê do xuất huyết não, nhiều khả năng sẽ phải sống thực vật.

Theo các phương tiện truyền thông Singapore đưa tin, một bà nội trợ người Trung Quốc 46 t.uổi tại nước này, tên Sun Hong, đã ăn một cây kem sau khi tắm vào ngày 30 tháng trước. Cô bắt đầu bị đau đầu dữ dội và thậm chí ngất xỉu trên giường nhà mình. Chồng cô đã gọi điện nhờ giúp đỡ. Anh nhớ lại tình hình lúc đó: ” Trước khi ngất xỉu, vợ tôi nói: ‘Đầu em như sắp nổ tung vậy’. Tôi thấy tình hình không ổn nên nhanh chóng gọi cấp cứu đưa vợ vào viện “.

Sau khi vào viện, bác sĩ xác nhận Sun Hong bị xuất huyết não, tuy nhiên, việc phẫu thuật tại vị trí xuất huyết rất khó khăn, chỉ có thể dựa vào nội khí quản và truyền dịch để duy trì các chức năng thể chất, hy vọng cô sẽ bình phục bằng ý chí cá nhân. Ngoài ra, Sun Hong không thể tự ăn uống, tiểu tiện và nói chuyện, chỉ có thể nháy mắt để giao tiếp với mọi người. Bác sĩ cho rằng trong trường hợp xấu nhất, Sun Hong sẽ trở thành người thực vật.

Chồng của Sun Hong tiết lộ rằng vợ anh luôn có sức khỏe tốt và không có bệnh di truyền. Hiện chi phí y tế trong nửa tháng sau khi nhập viện của Sun Hong đã lên tới hơn 40.000 SGD (đơn vị t.iền tệ Singapore).

Ăn kem lạnh thực sự nguy hiểm?

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Sky Post (Hồng Kông), Lu Wenwei, một chuyên gia về thần kinh, giải thích “đau đầu do ăn kem” còn được gọi là “đau đầu do kích thích lạnh”, là một loại đau phổ biến khi thức ăn quá lạnh chạm vào hàm trên hoặc cổ họng của con người. Điều này là do các mạch m.áu sẽ nhanh chóng co lại và giãn nở (vì lạnh), chạm vào dây thần kinh sinh ba và truyền lên não, gây ra cơn đau. Loại đau này thường kéo dài từ 10 đến 30 phút ” và sau đó sẽ không có gì xảy ra cả “, ông Lu nói.

Tuy nhiên, bác sĩ Lu cũng nhắc nhở rằng khi người bệnh cao huyết áp ăn đồ ăn, thức uống quá lạnh như đá bào, kem thì ngoài đau đầu do co giãn mạch, trường hợp nặng có thể bị xuất huyết não do mạch m.áu “vỡ hạt”. Vì vậy, ông khuyến cáo khi ăn thực phẩm đông lạnh, nếu bạn thường xuyên gặp vấn đề “nóng đầu” dai dẳng và nghiêm trọng thì nên tránh ăn.

Theo trang web của Ủy ban Y tế TP. Bắc Kinh (Trung Quốc), “đau đầu do ăn kem” có thể khiến mọi người cảm thấy đau nhói tức thì hoặc đau không thể chịu được ở vùng thái dương, trán hoặc vùng sau gáy. Vì vậy, khi ăn kem, dưa hấu đông lạnh và uống đồ uống lạnh không nên vội vàng quá, tốt nhất nên cho thức ăn vào miệng trước, để miệng tự điều chỉnh nhiệt độ, sau đó mới nhai và nuốt.

Nguồn và ảnh: SkyPost, Zaobao

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *