Cứu nhiều ca tai nạn thương tích nguy hiểm

Thời gian gần đây, các bệnh viện trong tỉnh liên tục tiếp nhận và điều trị thành công cho nhiều trường hợp bị tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tai nạn thương tích nguy hiểm.

Ê-kíp phẫu thuật Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh phẫu thuật xuyên đêm cứu bệnh nhân bị đả thương. Ảnh: H.Dung

Các bác sĩ lưu ý, cuối năm là dịp nhu cầu đi lại tăng cao nên khi tham gia giao thông, người dân cần hết sức cẩn trọng, tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

* Phẫu thuật xuyên đêm cứu bệnh nhân

Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh vừa tiếp nhận bệnh nhân N.V.C. (xã Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ) trong tình trạng lơ mơ, sau ca đả thương có 2 vết dao đ.âm trên lưng trái, chảy nhiều m.áu.

Nhận thấy tình trạng bệnh nguy cấp, các bác sĩ chuyên khoa đã hội chẩn, khẳng định vết dao đ.âm đã xuyên tới thận trái, gây tụ m.áu nhiều sau phúc mạc và có khả năng gây tổn thương nhiều cơ quan khác nữa trong ổ bụng. Nếu không phẫu thuật kịp thời, nguy cơ t.ử v.ong của bệnh nhân rất cao.

Hệ thống báo động đỏ được bật, bác sĩ Nguyễn Văn Ở, Phó giám đốc Bệnh viện kiêm Trưởng khoa Ngoại thận – tiết niệu mặc dù không phải ngày trực nhưng đã có mặt tại bệnh viện chỉ sau vài phút. Ca phẫu thuật được thực hiện xuyên đêm. Các bác sĩ vừa mổ vừa phải truyền m.áu hồi sức cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân qua cơn nguy kịch.

Bác sĩ Nguyễn Văn Ở cho biết: “Cả ê-kíp mới chỉ kịp thở phào lại phải tất bật chuẩn bị cho 3 ca chấn thương nặng khác đang chuẩn bị được đưa vào phòng mổ. Nhiều bác sĩ không kịp ăn uống gì, làm việc liên tục cho đến sáng ngày hôm sau”.

Bác sĩ Phạm Trung Bắc thăm khám vết thương ở tay cho bệnh nhân sau ca tai nạn giao thông

Cũng liên tục phẫu thuật cấp cứu cho nhiều ca bệnh bị tai nạn thương tích, tai nạn giao thông, tai nạn lao động trong những ngày gần đây, bác sĩ Lê Ngân, Trưởng khoa Chấn thương – chỉnh hình Bệnh viện đa khoa Đồng Nai cho hay, những ngày cuối năm, số ca đa chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn thương tích cao gấp 2-3 lần. Nhiều ca được bệnh viện cấp cứu kịp thời, thoát khỏi nguy cơ t.ử v.ong. Có những ca được bệnh viện cấp cứu ổn rồi chuyển lên bệnh viện tuyến trên để tiếp tục được theo dõi, điều trị.

Trong khi đó, các bác sĩ Khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình – bỏng Bệnh viện đa khoa Thống Nhất vừa phẫu thuật cứu ngón tay bệnh nhân H.X. (ngụ xã Phú Hòa, huyện Định Quán) khỏi nguy cơ b.ị h.oại t.ử.

Theo đó, ông X. bị tai nạn giao thông khiến bàn tay trái sưng to. Lo sợ chiếc nhẫn trên ngón tay thứ 4 sẽ không thể lấy ra ngoài, ông X. đã đến tiệm vàng gần nhà để nhờ thợ cắt chiếc nhẫn to bản bằng inox (đường kính khoảng 3cm) ra khỏi tay. Tuy nhiên, nhân viên tiệm vàng không những không cắt được chiếc nhẫn mà còn gây xây xát, n.hiễm t.rùng ở ngón tay này, khiến nó càng sưng và đau hơn. Ông X. đến Bệnh viện đa khoa khu vực Định Quán để xử trí. Trên đường đến bệnh viện, ông X. lại bị tai nạn giao thông một lần nữa. Bàn tay đau chống xuống đường lại càng thêm đau và sưng.

Sau khi được chuyển lên Bệnh viện đa khoa Thống Nhất. bác sĩ nhận định có khả năng chiếc nhẫn đã bám vào các cơ, xương của ngón tay ông X. Nếu để lâu hơn nữa, bệnh nhân sẽ b.ị h.oại t.ử ngón tay thứ 4 nên các bác sĩ đã chỉ định mổ cấp cứu.

* Lưu ý tai nạn thương tích ở trẻ nhỏ

Vừa qua, Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai đã tiếp nhận 2 trường hợp trẻ nhỏ bị m.áu tụ hố sau do tai nạn thương tích và tai nạn giao thông.

Đó là trường hợp của bé T.Y.N. (7 t.uổi, ngụ thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom) và bé T.T.B.T. (7 t.uổi, ngụ phường Long Bình Tân, TP.Biên Hòa). Bé T. chơi đùa, leo lên một xe bán tải rồi bị ngã xuống đ.ập đ.ầu phía sau. 1 ngày sau, bé đau đầu nhiều, nôn ói, gia đình mới đưa bé đến bệnh viện để thăm khám. Còn bé N. đang ngồi phía sau xe máy của mẹ thì bị chiếc xe khác tông phải từ phía sau, bé bị ngã đ.ập đ.ầu xuống đường. 4 ngày sau, bé đau đầu và nôn ói nhiều, gia đình mới đưa vào Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai.

Bác sĩ CKI.Nguyễn Văn Toàn, Khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai cho biết, qua thăm khám, chụp CT scanner, các bác sĩ phát hiện 2 bệnh nhi có m.áu tụ ngoài màng cứng hố sau nên chỉ định nhập viện mổ cấp cứu, lấy hết m.áu tụ.

“Vùng hố sau được bảo vệ bởi lớp x.ương s.ọ dày, cứng và chắc, vì thế, tổn thương m.áu tụ vùng này rất hiếm gặp, chỉ chiếm 5-7% tổng số m.áu tụ nội sọ, gặp nhiều ở t.rẻ e.m và thanh niên. Tuy nhiên, đây là loại m.áu tụ nguy hiểm và tỷ lệ t.ử v.ong cao vì khối m.áu tụ chèn ép trực tiếp vào tiểu não, hành cầu não, gây não úng thủy cấp tính. Ngoài ra, m.áu tụ sẽ đè vào hành tủy trung tâm hô hấp, tuần hoàn nên thường gây ra những diễn biến rất đột ngột, có thể khiến nhiều bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở ngay cả khi đang tỉnh táo. Hố sau là khu vực có nhiều mạch m.áu lớn, bệnh nhân lên bàn mổ trong tư thế nằm sấp nên việc phẫu thuật cũng có nhiều rủi ro, đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ chuyên môn vững” – bác sĩ Toàn cho hay.

Đến nay, sau nhiều ngày được chăm sóc, điều trị, cả 2 bệnh nhi đã được xuất viện.

Bác sĩ Nguyễn Văn Toàn lưu ý, trẻ nhỏ thường rất hiếu động. Những ngày gần Tết, trẻ được nghỉ học ở nhà dài ngày. Do đó, phụ huynh cần để mắt tới trẻ và hướng dẫn trẻ cách sinh hoạt, vui chơi nhằm tránh các tai nạn thương tích xảy ra. Khi trẻ có bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám, điều trị.

Hạnh Dung

Theo baodongnai

Virus RSV có nguy hiểm?

Gần đây, cư dân mạng liên tục chia sẻ thông tin về virus hợp bào hô hấp (Respiratory syncytial virus – RSV) nguy hiểm với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng.

Bác sĩ Phạm Thị Thu Thủy, Trưởng khoa Hô hấp Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai cho biết, virus RSV là một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 t.uổi. Khi thời tiết giao mùa, trẻ dễ mắc bệnh hơn bình thường.

Bác sĩ Phạm Thị Thu Thủy thăm khám cho bé N. khi đang điều trị viêm phổi tại Khoa Hô hấp Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai. Ảnh: K.Ngọc

* Phụ huynh lo lắng

Ngay khi thấy con mình có triệu chứng ho và tiêu chảy, gia đình bé T.T.N. (quê tỉnh Bạc Liêu, tạm trú tại xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom) đã đưa con đi khám và uống thuốc tại phòng khám tư nhân. Tuy nhiên, các triệu chứng trên không cải thiện, bệnh còn diễn tiến nặng hơn.

Do đó, 2 ngày sau, gia đình bé N. đã cấp tốc đưa con vào Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai. Các bác sĩ chẩn đoán, bé bị viêm phổi nặng. Sau 4 ngày nhập viện, bé N. phải thở máy, điều trị tích cực do bệnh ngày càng nặng hơn. “Sau 2 tuần điều trị, con tôi đã ăn uống bình thường nhưng vẫn còn thở mệt và chưa biết khi nào sẽ xuất viện. Tôi nghe nói năm nay có loại virus hợp bào hô hấp khiến nhiều bé mắc bệnh như con tôi nên rất lo lắng” – mẹ bé N. bày tỏ băn khoăn.

“Cả 2 vợ chồng làm công nhân, thuê phòng trọ ở nên khá chật chội, kéo theo con nhỏ hay bị bệnh, nhất là viêm phổi, tiểu phế quản. Mỗi lần như vậy, cả hai vợ chồng lại thay nhau vào bệnh viện chăm sóc con” – chị N.T.T.L. (ngụ tại xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom), đang chăm con tại khoa Hô hấp Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai tâm sự.

Bé Q.T.Q.C, con gái chị L. được 4 tháng t.uổi đã phải nhập viện sau 3 ngày sốt, tiêu chảy, thở khò khè. Các bác sĩ chẩn đoán bé C. bị viêm phổi nặng. Cũng như nhiều người khác, chị L. khi nghe nói đến virus RSV trên các phương tiện thông tin đại chúng đã rất lo lắng cho tình trạng bệnh của con mình.

Bác sĩ Phạm Thị Thu Thủy trấn an: “Có nhiều bệnh nhân lo lắng và hỏi tôi về loại virus RSV vì họ nghĩ đó là virus mới, nguy hiểm. Tuy nhiên, virus RSV đã được phát hiện và tồn tại từ vài chục năm nay, không khó để phòng tránh và kiểm soát”.

* Cần phòng bệnh đúng cách

Tại Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai, gần đây khi thời tiết sáng sớm lạnh, trưa nóng khiến t.rẻ e.m dễ bị các bệnh về đường hô hấp như: viêm tiểu phế quản, hen, đặc biệt là viêm phổi bội nhiễm. Dù không làm xét nghiệm định danh loại virus gây bệnh hô hấp ở trẻ là RSV, nhưng theo bác sĩ Thủy, trên triệu chứng lâm sàng, nguyên nhân gây bệnh hô hấp nhiều ở trẻ thời gian gần đây có thể là loại virus này.

Tại Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai, so với cùng kỳ năm ngoái, bệnh hô hấp ở trẻ tăng cao hơn khoảng 30% với số ca nhập viện mới hơn 30 ca/ngày.

Virus RSV gây ra các triệu chứng nhẹ như: cảm lạnh, sổ mũi, chán ăn, ho, hắt hơi, sốt và thở khò khè. Ở trẻ nhỏ, các triệu chứng có thể chỉ là khó chịu, khó thở và giảm hoạt động. Đối với hầu hết các trường hợp, tình trạng này sẽ hết sau 1-2 tuần.

Tuy nhiên, virus RSV sẽ phát triển mạnh hơn vào thời điểm cuối thu, đầu đông. Đối với t.rẻ e.m dưới 1 t.uổi, virus RSV có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, dễ gây ra bội nhiễm, có thể dẫn tới t.ử v.ong. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng viêm phổi, viêm tiểu phế quản ở nhóm t.uổi này.

Cũng như các loại dịch bệnh khác, virus RSV sẽ tăng giảm theo chu kỳ và năm nay, có thể loại virus này là nguyên nhân gây bệnh hô hấp ở trẻ nhiều hơn các virus khác. Để giảm bớt tình trạng lây nhiễm, bác sĩ Thủy khuyến cáo bản thân trẻ phải có sức đề kháng tốt, do đó các bậc phụ huynh phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho con để chống lại các loại bệnh nói chung và bệnh về hô hấp nói riêng. Hiện không có vaccine phòng, chống virus RSV nhưng các bậc phụ huynh cần phải chích ngừa đầy đủ các loại vaccine khác như: cúm, ho gà, sởi… Nhờ có các loại vaccine này mà bé sẽ được bảo vệ, gián tiếp giảm tình trạng mắc bệnh do virus RSV.

Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng cần đảm bảo môi trường trong lành cho bé, tránh tiếp xúc với khói t.huốc l.á, bụi. Người thân của trẻ khi ho phải che miệng, rửa tay mới được tiếp xúc với trẻ; hoặc sau khi đi đường, về nhà phải rửa tay mới được chăm sóc, ẵm, chơi đùa với trẻ, tránh hôn vào môi, mặt của trẻ. “Hành động ôm hôn trẻ rất phản cảm, rất dễ lây bệnh cho trẻ. Trong gia đình hoặc hàng xóm có người bị bệnh cảm cần phải cách ly vì bệnh lây qua các giọt b.ắn dưới 2m” – bác sĩ Thủy nhấn mạnh.

Khi chăm sóc trẻ tại nhà, để giảm bớt tình trạng khó thở của trẻ, cha mẹ nên cho uống nước, sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng và rửa mũi, họng bằng nước muối sinh lý 0,9%. Trong trường hợp bệnh nặng hơn, gia đình nên đưa trẻ đến bệnh viện.

Khánh Ngọc

Theo baodongnai

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *