Sáng 19/12, Bệnh viện (BV) quận Thủ Đức (TP.HCM) cho biết đã cấp cứu thành công cho bệnh nhân bị chấn thương cột sống, có nguy cơ t.ử v.ong rất cao.
Cứu sống bệnh nhân bị chấn thương cột sống, nguy cơ t.ử v.ong rất cao. Ảnh: BVCC
Bệnh nhân là ông N.V.Đ (sinh năm 1977, ở Cần Thơ) nhập viện vào BV quận Thủ Đức ngày 8/11 trong tình trạng đau đầu, đau ngực, đau lưng, khó thở. Được biết, trước đó bệnh nhân đang làm việc ở công trường thì bị vật nặng rơi từ trên cao xuống trúng đầu và vùng lưng.
Tại Khoa Cấp cứu, bác sĩ xác định trên vùng đỉnh đầu bệnh nhân có vết thương phức tạp, dài 20cm. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị lõm sọ đỉnh, gãy cột sống ngực, gãy xương sườn 2 bên, tràn m.áu màng phổi 2 bên do tai nạn lao động.
Ngay sau đó, bác sĩ hai Khoa Ngoại thần kinh và Lồng ngực mạch m.áu đã hội chẩn, quyết định xử trí cấp cứu dẫn lưu màng phổi hai bên, cắt lọc khâu vết thương phức tạp vùng đầu.
Hình ảnh chụp X quang kết quả phẫu thuật bắt vít kết hợp xương làm cứng cột sống ngực cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC
Khi sức khỏe bệnh nhân có dấu hiệu tiến triển tốt, ê kíp bác sĩ đã phẫu thuật bắt vít kết hợp xương làm cứng cột sống ngực.
Được cứu chữa kịp thời và đúng cách, hiện sức khỏe bệnh nhân đã ổn định, giảm đau lưng và có thể tự đi đứng.
Bác sĩ Trương Long Vỹ – Khoa Ngoại thần kinh, BV quận Thủ Đức, cho biết chấn thương cột sống là tình trạng bệnh nguy hiểm, có nguy cơ dẫn tới liệt vận động, cảm giác. Thậm chí, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, chấn thương cột sống có thể khiến bệnh nhân t.ử v.ong.
Khi nghi ngờ hoặc xác định nạn nhân bị chấn thương cột sống, bạn cần thực hiện những hoạt động sơ cứu đơn giản như sau:
Đặt bệnh nhân nằm ngửa thẳng người trên mặt phẳng (ván cứng, băng ca,…), có thể cố định cột sống bằng cách chêm 2 túi cát 2 bên cổ, nẹp cổ bằng vải mềm. Sau đó, cố định bệnh nhân vào mặt phẳng cứng, mang đai vai, đai hông và hai chân và chuyển ngay đến BV gần nhất bằng xe ô tô, xe cấp cứu.
Bác sĩ Trương Long Vỹ lưu ý tuyệt đối không được di chuyển bệnh nhân bằng xe đạp, xe máy, xích lô,… để tránh khiến cho tình trạng tổn thương thêm nặng nề.
Theo viettimes
Sau 10 ngày điều trị, BV Chấn thương Chỉnh hình Nghệ An không phát hiện ra gãy xương?
Dù được bệnh viện tuyến dưới chẩn đoán bệnh nhân bị gãy xương sườn, tuy nhiên, khi vào thăm khám, điều trị tại Bệnh viện CT-CH Nghệ An thì đơn vị này lại không phát hiện ra. Phía bệnh viện còn sử dụng kết quả chụp XQ của đơn vị khác làm lại bệnh án.
Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Nghệ An, nơi bà Liên điều trị.
Không phát hiện ra bị gãy xương sườn?
Mới đây, ông Hoàng Xuân Thành (SN 1970, trú ở xã Thanh Long, huyện Thanh Chương, Nghệ An) phản ánh tới các cơ quan báo chí về trường hợp vợ ông là bà Trần Thị Liên (SN 1972) được Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình (CT-CH) Nghệ An thăm khám, điều trị nhưng không phát hiện ra việc vợ ông bị gãy 3 xương sườn sau khi bị người khác đ.ánh gây thương tích.
Theo bản tóm tắt hồ sơ bệnh án ngày 30/9/2019 của bệnh viện CT-CH Nghệ An cho thấy, bà Trần Thị Liên (SN 1972) điều trị tại khoa phẩu thuật Thần kinh, Cột sống vào viện ngày 16/9/2019, ra viện ngày 27/9/2019.
Bệnh nhân Trần Thị Liên bị đ.ánh gãy 3 xương sườn, điều trị tại bệnh viện.
Cụ thể: Quá trình bệnh lý và diễn biến lâm sàng cho thấy: bệnh nhân khai bị người khác đ.ánh gây đau hạn chế vận động vai phải đau tức ngực khó thở được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Thanh Chương cấp cứu được chẩn đoán trật khớp vai phải, gãy xương sườn 6,7 bên trái nay chuyển Bệnh viện CT-CH Nghệ An điều trị. Điều rất đáng chú ý, tóm tắt kết quả xét nghiệm cận lâm sàng có giá trị chẩn đoán: XQ: Không thấy hình ảnh tổn thương xương.
Ông Hoàng Xuân Thành bức xúc: Khi cầm tóm tắt bệnh án mà bệnh viện CT-CH đưa, tôi rất bức xúc vì lúc mới vào viện bác sỹ đã yêu cầu mua áo nẹp ngực để ổn định xương trong suốt quá trình điều trị. Kết quả này cũng trái ngược với kết quả chụp XQ của Bệnh viện Đa khoa huyện Thanh Chương.
Mặc dù đã được cho về nhà, tuy nhiên vợ ông vẫn tiếp tục đau phần xương sườn, trật khớp vai. Nghi ngờ có sự khuất tất trong kết quả điều trị của Bệnh viện CT-CH, ông Thành đã đưa vợ xuống Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông để kiểm tra lại.
Điều đáng nói, kết quả tại phiếu chụp XQ ngày 7/10/2019 đối với bà Trần Thị Liên (47 t.uổi), trú tại xã Thanh Long huyện Thanh Chương đã cho thấy bị gãy xương sườn 6,7,8 tương ứng đường nách trước.
Kết quả chụp X Quang của BV Đa khoa Cửa Đông cho thấy bà Trần Thị Liên bị gãy xương sườn 6,7,8.
Ngay sau đó, ông Thành đã cầm hồ sơ, kết quả chụp XQ này sang bệnh viện CT-CH để làm rõ về sự sai lệch kết quả giữa hai bệnh viện.
Theo ông Thành, khi ông đưa phim XQ của bệnh viện đa khoa Cửa Đông cho Bác sỹ Phan Sỹ Minh (bác sĩ chẩn đoán hình ảnh của bệnh viện CT-CH Nghệ An) để thắc mắc thì bác sỹ này đã làm lại hồ sơ bệnh án, mà không yêu cầu chụp lại cho bệnh nhân.
Tại bản tóm tắt hồ sơ bệnh án ngày 7/10/2019 của bệnh viện CT-CH Nghệ An nêu rõ: Kết quả xét nghiệm cận lâm sàng có giá trị chẩn đoán: XQ: Hình ảnh gãy xương sườn 7,8 đường nách trước.
Sau khi ông Thành làm đơn đề nghị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Thanh Chương giám định thương tật cho vợ tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An thì kết quả chụp XQ: bà Trần Thị Liên bị gãy 3 xương sườn 6,7,8 phía bên trái.
Ông Thành bức xúc: Bệnh viện tuyến dưới khẳng định có gãy xương sườn; các bệnh viện đa khoa Cửa Đông và Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An cũng kết luận gãy 3 xương sườn nhưng bệnh viện CT-CH Nghệ An lại kết luận “không thấy hình ảnh tổn thương xương”.
“Khi tôi đưa kết quả chụp XQ nơi khác đến thì bệnh viện CT-CH sửa hồ sơ bệnh án. Phải chăng đây là sự tắc trách, có ý làm sai lệch hồ sơ bệnh án của vợ tôi với mục đích khác”, ông Thành băn khoăn nói.
Sau 1 tuần, phía Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Nghệ An có kết quả tóm tắt bệnh án khác nhau.
Dùng kết quả của bệnh viện khác để làm lại hồ sơ bệnh án
Xác nhận về vấn đề này, ông Phan Sỹ Minh (Bác sĩ Khoa Cận lâm sàng, Bệnh viện CT-CH Nghệ An) thừa nhận: Trong phiếu chỉ định chụp XQ cho bệnh nhân cũng chẩn đoán gãy xương sườn 6,7. Chúng tôi cũng căn cứ vào đó để chụp nhưng cả kỹ thuật viên chụp XQ và bác sĩ đọc phim tìm không ra chỗ xương bị gãy.
“Có thể tùy tư thế của bệnh nhân nằm, sau đó bệnh nhân đến chụp lại thì trong quá trình bệnh nhân sẽ vận động, thì chỗ gãy đó sẽ tiếp tục phát hiện ra chứ không vấn đề gì cả”, ông Minh lý giải.
Chúng tôi đặt câu hỏi: Tuyến huyện đã có giấy giới thiệu, tóm tắt bệnh án bệnh nhân bị gãy xương sườn, bệnh viện CT-CH chụp XQ nhưng không phát hiện ra gãy xương mà vẫn để vậy điều trị rồi cho xuất viện? thì ông Minh nói tiếp: Khi đó tôi đọc phim kết luận không bị gãy xương sườn thì dưới khoa điều trị phải nói bất cập này và cho kiểm tra lại. Nguyên tắc là thế nhưng dưới khoa điều trị lại không thực hiện.
“Việc này là do sự phối hợp giữa kỹ thuật viên chụp XQ, bác sỹ đọc phim và khoa điều trị thực hiện chưa tốt”, Bác sỹ Minh thừa nhận.
Khi chất vấn ông Minh về việc chụp XQ không phát hiện ra bệnh nhân gãy xương là do năng lực hay do máy móc? Ông Minh trả lời rằng: có thể do tư thế bệnh nhân khi chụp, kỹ thuật chụp nhưng chỉ là hữu hạn.
Bác sĩ Phan Sỹ Minh thừa nhận sự phối hợp giữa kỹ thuật viên chụp XQ, bác sỹ đọc phim và khoa điều trị thực hiện chưa tốt.
Điều rất đáng quan tâm, bệnh viện CT-CH đã sử dụng kết quả của một Bệnh viện khác để xác lập hồ sơ bệnh án cho bệnh nhân. Ông Minh xác nhận: “Khi người nhà đưa kết quả chụp XQ của bệnh viện đa khoa Cửa Đông đến, tôi đã tham khảo phim XQ đó và phim đã chụp của chúng tôi để lập lại hồ sơ bệnh án. Lẽ ra tôi phải chụp XQ lại cho bệnh nhân, đó là sai lầm của tôi. Tôi là người cao nhất ở đây và tôi sẽ chịu trách nhiệm”.
Ông Minh cũng phân trần lý do không chụp lại XQ cho bệnh nhân rồi mới xác lập hồ sơ bệnh án là do bệnh nhân không đến, người nhà chỉ mang kết quả XQ đến. Ngoài ra, thời điểm đó là buổi chiều, bệnh nhân rất đông.
Về việc sử dụng kết quả chụp XQ của bệnh viện khác để xác lập hồ sơ bệnh án, ông Minh nói thêm: Thực ra đó là vận dụng vì phim người ta đẹp, rõ nên vận dụng. Theo luật khám chữa bệnh thì cũng chưa đúng lắm, đó là mình vận dụng thôi.
Chúng tôi tiếp tục đặt câu hỏi: Nếu bệnh viện đa khoa Cửa Đông cho kết quả chụp XQ sai, thì sao? ông Minh đã trả lời rất vòng vo.
Trao đổi với PV Infonet về vấn đề này, ông Nguyễn Hoài Nam – Giám đốc Bệnh viện CT-CH Nghệ An khẳng định: “Về mặt quy trình thì chúng tôi sẽ họp lại, sẽ xem có vấn đề gì cần rút kinh nghiệm hay như thế nào đó. Nếu quy trình chưa đúng thì chúng tôi sẽ chấn chỉnh ngay”.
Theo infonet