Đây là kỳ tích trong thực hành lâm sàng, vì bệnh nhân ho ra m.áu rất nặng, tỷ lệ t.ử v.ong gần như 100% do tình trạng tắc nghẽn đường thở cấp tính dù được cấp cứu kịp thời, nên được y văn gọi là ho ra m.áu sét đ.ánh.
Sức khỏe của bệnh nhân “ho ra m.áu sét đ.ánh” đã ổn định. Ảnh: Báo SK&ĐS
Các bác sĩ Trung tâm Nội hô hấp của Bệnh viện Quân y 103 vừa cứu một bệnh nhân nam 62 t.uổi (quê quán Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) bị ho ra m.áu mức độ rất nặng.
Bệnh nhân có t.iền sử điều trị lao phổi 20 năm trước. 3 tháng gần đây bệnh nhân xuất hiện ho ra m.áu dai dẳng, ho ra m.áu tăng dần dù đã được điều trị nội khoa tích cực.
Bệnh nhân được chuyển tới Trung tâm Nội hô hấp trong tình trạng suy kiệt nặng (nặng 35 kg, cao 158 cm), gù vẹo cột sống, 2 phổi bị xơ, giãn phế quản nặng. Đến nửa đêm 30/10, bệnh nhân đột ngột ho ra m.áu đỏ tươi với số lượng khoảng 600 ml và suy hô hấp (tím tái, huyết áp tụt).
Các bác sĩ đã nhanh chóng khai thông đường thở, đặt ống nội khí quản, thở máy và can thiệp mạch gây tắc động mạch phế quản. Sau 3 giờ can thiệp, bệnh nhân được chuyển về Trung tâm Hồi sức cấp cứu tiếp tục theo dõi. 2 ngày sau, bệnh nhân được rút ống nội khí quản, ý thức và vận động hoàn toàn bình thường, chỉ khạc ít đờm lẫn m.áu cũ.
PGS.TS. Mai Xuân Khẩn, Phó Giám đốc Trung tâm Nội hô hấp – người đã trực tiếp tham gia và chỉ đạo kíp cấp cứu cho Báo SK&ĐS biết, ho ra m.áu do xơ phổi, giãn phế quản là biến chứng thường gặp ở các bệnh nhân sau khi điều trị lao phổi, nhưng bệnh nhân thường ho ra m.áu số lượng ít hoặc trung bình. Trường hợp bệnh nhân ở Vĩnh Phúc, có thể nói đây là kỳ tích trong thực hành lâm sàng, vì bệnh nhân ho ra m.áu rất nặng, tỷ lệ t.ử v.ong gần như 100% do tình trạng tắc nghẽn đường thở cấp tính dù được cấp cứu kịp thời.
Việc điều trị cho bệnh nhân này còn khó khăn hơn do thể trạng suy kiệt, tổn thương rộng cả 2 phổi, gù vẹo cột sống… vì vậy khi cấp cứu đặt ống nội khí quản các bác sĩ phải xử trí nhanh chóng, chính xác.
Cũng theo PGS.TS. Mai Xuân Khẩn, can thiệp mạch là biện pháp hiện đại, hiệu quả cao điều trị ho ra m.áu. Kỹ thuật này đã được thực hiện thường quy tại Trung tâm Nội hô hấp từ nhiều năm nay và mang lại hiệu quả rất tốt.
Theo dangcongsan
Những dấu hiệu cảnh báo tim hoạt động không bình thường
Những triệu chứng này không chỉ xuất hiện ở những người mắc bệnh tim, mà còn là dấu hiệu rất phổ biến cảnh báo căn bệnh này.
Các bệnh lý về tim mạch được mệnh danh là những “sát thủ thầm lặng”. Diễn biến trong âm thầm nên bệnh càng nguy hiểm. Vì vậy, việc nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh tim mạch sẽ giúp bảo vệ cho bản thân và người thân trong gia đình.
Các bệnh lý về tim mạch được mệnh danh là những “sát thủ thầm lặng”. Ảnh minh họa
Dấu hiệu rõ nhất của bệnh tim
Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi tim hoạt động không bình thường là người bệnh sẽ cảm thấy khó thở. Đây là triệu chứng của bệnh suy tim. Người bệnh có thể thấy khó thở khi làm việc và cảm thấy đỡ hơn khi được nghỉ ngơi. Khi bệnh nhân xuất hiện những cơn khó thở kịch phát về đêm, những cơn khó thở kiểu hen tim hoặc phù phổi cấp, thậm chí ho ra m.áu là những triệu chứng cảnh báo bệnh suy tim đã ở giai đoạn nguy hiểm.
BS Văn Đức Hạnh, Viện Tim mạch, bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Dấu hiệu đầu tiên cảnh báo tim hoạt động không bình thường là người bệnh thường xuất hiện các cơn đau thắt ngực. Cơn đau thắt ngực là triệu chứng của nhồi m.áu cơ tim. Người bệnh có biểu hiện đau ở vùng ngực trái, hoặc đau ở vùng giữa tim. Cơn đau có thể kéo dài 20-30 phút, sau đó lan lên cằm, vai trái, cánh tay trái.
Đây là triệu chứng rất nguy hiểm của bệnh tim mạch, người bệnh nên đi gặp bác sĩ để thăm khám ngay. Cơn đau thắt ngực thường hay xảy ra ở người trung niên nhưng càng ngày càng có nhiều người trẻ bị triệu chứng này, bao gồm cả đàn ông và phụ nữ”.
Theo BS Hạnh, khi tim hoạt động không bình thường sẽ có triệu chứng bị phù chân, phù trắng, khi ấn vào sẽ thấy mềm và tạo ra vết lõm. Dấu hiệu phù xảy ra trong giai đoạn bệnh nhân bị suy tim cấp tính. Phù chân thường đi kèm với triệu chứng cổ chướng.
BS Hạnh cũng cảnh báo, các triệu chứng như bị tím môi, niêm mạc mắt, tím đầu chi đều là những biểu hiện của bệnh lý tim bẩm sinh. Bên cạnh đó, triệu chứng ngón tay có hình dạng như dùi trống là do bệnh lý tim bẩm sinh gây ra tình trạng thiếu m.áu mô, dẫn đến tăng sinh ở vùng ngón tay. Khi có các dấu hiệu này, bệnh nhân nên sớm đi thăm khám để có phương án điều trị.
Dấu hiệu gây nhầm lẫn với các bệnh khác
Ngoài ra, đi tiểu ít cũng là một dấu hiệu của bệnh suy tim. “Suy tim dẫn tới cung lượng tim kém, không đưa m.áu đến thận được. Từ đó dẫn đến thận hoạt động lọc ít, làm cho bệnh nhân ít có nhu cầu đi tiểu” – BS Hạnh cho biết thêm.
Ngất xỉu được lý giải là sự mất tạm thời hoặc đột ngột của ý thức. Đây cũng là triệu chứng khá phổ biến đối với hầu hết mọi người. Chúng ta thường cho rằng ngất xỉu là do tình trạng căng thẳng, hốt hoảng hoặc lo sợ, chỉ cần nghỉ ngơi, giữ bình tĩnh là hết. Tuy nhiên, đôi khi ngất xỉu lại là dấu hiệu của một bệnh tim mạch nguy hiểm. Đó là khi lượng m.áu đến não hoặc oxy trong m.áu bị giảm đột ngột, cơ thể phải phản ứng lại bằng cách “tắt bớt” hoạt động của các cơ quan.
Một số bệnh lý tim mạch khiến cho bệnh nhân có thể ngất xỉu như: ngất do nhịp tim chậm, hội chứng nhịp nhanh-nhịp chậm, hạ huyết áp tư thế, hẹp van động mạch chủ, hẹp động mạch phổi… ngất do tim mạch có thể dẫn đến một cái c.hết đột ngột, không báo trước (đột tử).
Phương pháp để phòng chống các bệnh tim mạch đơn giản nhất là nên ăn nhạt, giảm muối trong chế độ ăn. Bổ sung nhiều rau xanh và không ăn phủ tạng động vật. Kết hợp tập thể dục 30 phút mỗi ngày. Không hút thuốc.
“Nếu như người bệnh bị các bệnh lý như tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipit m.áu, nhất là có biểu hiện khó thở, đau ngực, phù thì nên đi gặp bác sĩ, thăm khám sớm để có phương án điều trị” – BS Hạnh khuyến cáo./.
Theo VOV