Cứu sống cụ bà bị sốc tim, ngừng tuần hoàn

QUẢNG NINH – Bệnh nhân 78 t.uổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực trái, khó thở, co giật, mất ý thức, đi vệ sinh không tự chủ.

Ngày 13/10 bệnh nhân khó thở, được đưa vào cơ sở y tế tuyến dưới cấp cứu rồi chuyển tiếp đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh. Khi nhập viện, bà khó thở nhiều, tím môi và đầu chi, kích thích, ý thức lơ mơ, nhịp tim nhanh, huyết áp thấp phải duy trì 2 thuốc vận mạch trợ tim liều cao. Kíp cấp cứu lập tức đặt ống nội khí quản, thở máy với oxy tối đa.

Chỉ trong phút chốc, bệnh nhân rơi vào tình trạng hôn mê, da tái lạnh, có nhiều bọt hồng qua ống nội khí quản, rối loạn nhịp tim và đột ngột lên cơn rung thất. Các bác sĩ thực hiện cấp cứu ngừng tuần hoàn, thay nhau liên tục ép tim, bóp bóng và sốc điện. Sau 30 phút cấp cứu có tuần hoàn tái lập, bệnh nhân vẫn trong tình trạng hôn mê, thở máy, duy trì 3 thuốc vận mạch trợ tim liều tối đa. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị nhồi m.áu cơ tim cấp, biến chứng sốc tim, có ngừng tuần hoàn.

Kíp bác sĩ chỉ định áp dụng kỹ thuật ECMO – VA (hệ thống tim phổi nhân tạo phương thức hỗ trợ tuần hoàn). Bệnh nhân được thiết lập đường vào mạch m.áu qua động mạch và tĩnh mạch đùi phải, kết hợp dùng thuốc vận mạnh liều cao để kiểm soát tuần hoàn ổn định. Bệnh nhân vừa chạy ECMO vừa được chuyển sang phòng can thiệp chụp mạch vành cấp cứu, phát hiện bị tổn thương phức tạp 3 thân động mạch vành. Kíp bác sĩ khoa Tim mạch can thiệp đã tiến hành nong bóng, đặt 2 stent động mạch mũ và động mạch vành phải để tái tưới m.áu cho vùng cơ tim bị tổn thương.

Trong quá trình chạy ECMO, bệnh nhân luôn trong tình trạng biến chứng suy đa tạng, c.hảy m.áu chân canule, c.hảy m.áu sau phúc mạc, siêu âm tim đo EF chỉ còn 25%. May mắn sau khi phối hợp nhiều biện pháp hồi sức tích cực như thở máy, lọc m.áu liên tục, sử dụng thuốc vận mạnh, kiểm soát huyết động, kiểm soát các rối loạn đông m.áu… bà qua cơn nguy kịch.

Hiện, sức khỏe bệnh nhân chuyển biến tốt hơn, chức năng tim phổi dần phục hồi và được dừng chạy ECMO.

Bệnh nhân sốc tim, ngừng tuần hoàn phục hồi tích cực sau khi chạy ECMO đang được nhân viên y tế chăm sóc đặc biệt. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh

Bác sĩ Hà Mạnh Hùng, người trực tiếp tiếp nhận và điều trị bệnh nhân, cho biết đây là trường hợp diễn biến bệnh cấp tính, suy hô hấp, ngừng tuần hoàn. Do chức năng tim phổi suy giảm nghiêm trọng không thể đáp ứng được nhu cầu cung cấp oxy m.áu cho cơ thể, bác sĩ quyết định sử dụng kỹ thuật ECMO VA nhằm hỗ trợ tuần hoàn cho người bệnh. “Đây là kỹ thuật hồi sức tiên tiến nhất hiện nay, là tia hy vọng cuối cùng để có thể mang lại sự sống cho người bệnh. Nếu không được hỗ trợ bằng phương pháp ECMO kịp thời, đúng thời điểm, bệnh nhân khó qua khỏi”, bác sĩ nói.

Bác sĩ Đặng Thị Thúy, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh, nhấn mạnh ECMO là phương án cuối cùng để cứu sống được người bệnh có nguy cơ t.ử v.ong. Kỹ thuật này còn gọi là phương pháp trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể, sử dụng vòng tuần hoàn và trao đổi khí bên ngoài cơ thể để hỗ trợ chức năng sống tạm thời cho bệnh nhân suy tuần hoàn hoặc suy hô hấp nặng trong khi chờ cơ quan tim phổi bị tổn thương hồi phục.

Thúy Quỳnh

Theo VNE

Cứu sống 2 bệnh nhân vỡ động mạch chủ bụng

Hai trường hợp vỡ túi phình động mạch chủ bụng, nguy cơ t.ử v.ong rất cao đã được cứu sống tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương (BVĐKTƯ) Cần Thơ.

Theo đó, ngày 7-10, bệnh nhân Lê Văn Vinh (SN 1970, ngụ Hậu Giang), nhập viện do đau bụng dữ dội quanh rốn kèm khối u lớn quanh rốn đ.ập, huyết áp thấp.

Bệnh nhân phát hiện khối u quanh rốn đ.ập theo nhịp tim cách đây nhiều năm nhưng không khám, không điều trị với lý do không đau và không ảnh hưởng gì sinh hoạt.

Bệnh nhân Vinh đang được điều trị tại BVĐKTƯ Cần Thơ.

Qua thăm khám, các bác sĩ (BS) xác định đây là tình trạng cấp cứu về ngoại khoa nên tiến hành thực hiện khẩn siêu âm tổng quát, chụp cắt lớp vi tính mạch m.áu có cản quang. Kết quả CT-Scan, bệnh nhân vỡ phình động mạch chủ bụng đoạn sau chỗ chia động mạch thận đến chỗ chia động mạch chậu, đường kính 8.3cm, 1 đoạn 10cm, tụ m.áu sau phúc mạc.

Ê kíp phẫu thuật do BSCK2 Trầm Công Chất, Phó khoa Ngoại tổng hợp (phẫu thuật viên chính), BSCK1 Tô Minh Quân, BSCK1 Lưu Tuyết Kiều thực hiện. Khi bệnh nhân lên phòng mổ chuẩn bị gây mê thì huyết áp không đo được, mạch 150-160 lần/phút.

Mở bụng đường giữa trên và dưới rốn vào ổ bụng có khoảng 500ml m.áu loãng và khoang sau phúc mạc có khoảng 1.500 gam m.áu cục, phình động mạch chủ bụng dưới động mạch thận vỡ, tiến hành kẹp động mạch chủ bụng dưới động mạch thận, kẹp động mạch chậu chung 2 bên.

Cắt túi phình vỡ, dùng ống mạch m.áu nhân tạo thay ghép vào đoạn động mạch chủ bị vỡ. Sau 4 giờ phẫu thuật và truyền tổng cộng 4 đơn vị hồng cầu lắng, 3 đơn vị huyết để bồi hoàn lượng m.áu mất và điều chỉnh tình trạng rối loạn đông m.áu bệnh nhân ổn định về huyết động.

Sáng 10-10, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, đã rút nội khí quản, hết đau bụng, sinh tồn ổn định.

Hình ảnh túi phình động mạch bụng của bệnh nhân bị vỡ.

Trước đó 3 ngày, ê kíp phẫu thuật do Ths.BS Liêu Vĩnh Đạt (phẫu thuật viên chính )Ths-BS Lê thanh Bình, BSCK2 Trần Huỳnh Đào tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân Đặng Hồng Của (SN 1950, ngụ Cần Thơ) nhập viện do đột ngột đau bụng dữ dội quanh rốn kèm khối u lớn quanh rốn đ.ập.

Kết quả siêu âm, chụp cắt lớp vi tính mạch m.áu có cản quang xác định phình động mạch chủ bụng dưới động mạch thận sát động mạch thận, kích thước 7x7cm huyết khối bám thành, có hiện tượng thâm nhiễm tụ dịch bao quanh khối phình.

Bệnh nhân được chẩn đoán phình động mạch chủ bụng sát động mạch thận dọa vỡ, tiến hành hội chẩn khẩn chỉ định phẫu thuật cấp cứu. Các BS dùng ống mạch m.áu nhân tạo thay ghép vào đoạn động mạch chủ bị vỡ. Sáng 10-10 bệnh nhân tỉnh tiếp xúc tốt, hết đau bụng, sinh tồn ổn định.

Theo y văn, phình động mạch chủ bụng là tình trạng động mạch bị giãn lớn hơn 1,5 lần đường kính động mạch bình thường và lớn dần kích thước theo thời gian. Nguy cơ vỡ gia tăng theo kích thước túi phình, khi túi phình vỡ làm người bệnh t.ử v.ong nhanh chóng, cho dù được phẫu thuật kịp thời tỉ lệ t.ử v.ong cũng lên đến 70%.

Phần lớn các trường hợp phình động mạch chủ bụng không có biểu hiện về mặt lâm sàng hoặc tình cờ phát hiện khi thăm khám một bệnh lý khác qua siêu âm bụng hay sờ thấy khối u trong bụng đ.ập theo nhịp tim, nên bệnh thường bị bỏ qua.

Vì vậy việc phát hiện sớm phình động mạch chủ bụng có thể thực hiện qua thăm khám định kỳ, siêu âm mạch m.áu. Cần nâng cao sự hiểu biết của người dân về nguy cơ của bệnh và khuyến cáo cho những bệnh nhân khi phát hiện có phình mạch m.áu phải đến bệnh viện có BS cchuyên khoa về mạch m.áu để được tư vấn, theo dõi và điều trị kịp thời.

Văn Đức

Theo CAND

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *