Cứu sống cụ bà nuốt phải xương cá làm mủ trong ổ bụng

Thông tin từ Bệnh viện (BV) Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long, ê kíp các bác sĩ BV vừa phẫu thuật cấp cứu, gắp di vật là một xương cá dài 3cm nằm trong ổ bụng của cụ bà 63 t.uổi, ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang (ảnh).

Sau 2 tuần “cư trú” trong ổ bụng, xương cá dài này đã gây nên tình trạng áp xe, n.hiễm t.rùng ổ bụng, đe dọa sức khỏe, tính mạng người bệnh.

Hơn 2 tuần trước, cụ bà Trần Thị A đã có dấu hiệu đau bụng, đi điều trị bệnh ở nhiều nơi nhưng bệnh không giảm. Ngày 11-11, bệnh nhân nhập viện cấp cứu tại BV Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long, trong tình trạng đau bụng âm ỉ hố chậu phải.

Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị áp xe ổ bụng do dị vật, chỉ định mổ cấp cứu để gắp dị vật. Bác sĩ CKI Lê Chí Điền, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa BV cho biết, đây là một trường hợp khó vì người bệnh lớn t.uổi, mắc nhiều bệnh mạn tính kèm theo. Quá trình phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện trong ổ bụng bệnh nhân có ổ áp xe kích thước khoảng 5 x 7cm, chứa khoảng 50ml dịch mủ. Các bác sĩ bóc tách ổ áp xe, lấy được dị vật là xương cá khoảng 3cm.

Các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ t.ử v.ong do nuốt phải xương cá, tăm xỉa răng nếu không được phát hiện và phẫu thuật sớm. Do đó là những dị vật sắc nhọn, xuyên thủng ống tiêu hóa ra ổ bụng hoặc tạo những ổ n.hiễm t.rùng trong lồng ngực, ổ bụng. Vì thế, khi không may nuốt phải dị vật, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Tin, ảnh: THU SƯƠNG

Theo baocantho

Câu chuyện cảnh báo: Bệnh nhân tắc ruột do nuốt xương cá

Sau khi bệnh nhân được thăm khám và làm xét nghiệm cận lâm sàng, bác sỹ chẩn đoán, bệnh nhân bị tắc ruột hoàn toàn, có chỉ định phẫu thuật cấp cứu.

Ngày 03/6, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang tiếp nhận bệnh nhân Triệu Tạ N., nhập viện trong tình trạng đau bụng, bụng chướng căng, thể trạng gầy yếu. Sau khi bệnh nhân được thăm khám và làm xét nghiệm cận lâm sàng, bác sỹ chẩn đoán, bệnh nhân bị tắc ruột hoàn toàn, có chỉ định phẫu thuật cấp cứu.

Bác sỹ khoa Ngoại Tổng hợp cho biết: Khi phẫu thuật kiểm tra, ruột non đã bị dãn to, có khối bã thức ăn dài khoảng 15cm, có nhiều xương cá nhỏ găm từ giữa ruột vào thành ruột, gây tắc hoàn toàn lòng ruột, kíp mổ đã tiến hành mở thành ruột lấy hết bã thức ăn ra, sau đó khâu đóng thành ruột và ổ bụng. Hiện tại, sau mổ 1 ngày, bệnh nhân đã ổn định, tiếp tục được điều trị tại khoa Ngoại Tổng hợp của Bệnh viện.

Sau khi bệnh nhân được thăm khám và làm xét nghiệm cận lâm sàng, bác sỹ chẩn đoán, bệnh nhân bị tắc ruột hoàn toàn, có chỉ định phẫu thuật cấp cứu.

Bệnh nhân chia sẻ: Do làm việc ở hồ cá, nên hàng ngày đều ăn cơm với các món ăn được chế biến từ cá (trong đó có gỏi cá sống với các loại lá chát…), do chủ quan, nên đã không nhai kỹ các xương nhỏ của cá. Trước khi nhập viện khoảng 1 tuần, thấy đau bụng âm ỉ, bí trung tiện và đại tiện, nên được gia đình đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang để khám bệnh và điều trị.

Bác sỹ cho biết thêm: Trong y khoa, tắc ruột được phân làm hai loại: tắc hoàn toàn và tắc không hoàn toàn. Nếu bệnh nhân bị tắc ruột hoàn toàn thì bắt buộc phải phẫu thuật cấp cứu ngay để giải phóng nơi bị tắc càng sớm càng tốt. Nếu tắc không hoàn toàn, trong một số trường hợp sự lưu thông trong ruột có thể tự thông thương lại được mà chưa cần phẫu thuật.

Như trường hợp bệnh nhân N. bị tắc ruột hoàn toàn, nếu không được phẫu thuật, điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị biến chứng hoại tử ruột, thủng ruột, viêm màng bụng, n.hiễm t.rùng, nhiễm độc toàn thân dẫn đến t.ử v.ong.

Bác sỹ khuyến cáo: Khi thấy các dấu hiệu như đau quặn bụng từng cơn, có khi đau liên tục kèm theo buồn nôn, nôn, bụng căng trướng và không trung tiện hay đại tiện được… người bệnh cần đến các cơ sở y tế có uy tín (có chuyên khoa Ngoại như Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang) để được Bác sỹ thăm khám và đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp.

Theo Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *