Cứu sống kịp thời bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa nguy kịch

Bệnh nhân hiện tỉnh táo, dấu hiệu sinh tồn ổn định, bụng mềm, không thấy xuất huyết tiêu hóa tái phát và dự kiến ra viện sớm.

Sáng 22/6, bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ Khoa Nội soi phối hợp bác sĩ Khoa nội Tiêu hóa đã cứu sống kịp thời bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa rất nặng khả năng t.ử v.ong cao, nhờ thực hiện kỹ thuật nội soi tiêu hóa can thiệp bằng clip kẹp cầm m.áu với thời gian 30 phút.

Bệnh nhân là ông Trần Hoàng V, sinh năm 1959, ở phường 6, thành phố Cà Mau. Theo người nhà, bệnh nhân có mổ nối vị tràng 10 năm trước đó và được nhập viện tại bệnh viện địa phương trong 2 ngày do nôn ra m.áu và tiêu phân đen lượng nhiều. Tuy nhiên, tình trạng xuất huyết tiêu hóa không được cải thiện, vượt khả năng chuyên môn nên chuyển đến bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ.

Bác sĩ thăm khám bệnh nhân sáng 22/6.

Thời điểm nhập viện, bệnh nhân bứt rứt, da niêm nhợt nhạt, vã mồ hôi, tụt huyết áp, nhịp tim nhanh, suy hô hấp. Các bác sĩ Khoa Cấp cứu của bệnh viện đã nhanh chóng tiếp nhận và xử trí cấp cứu truyền dịch, truyền m.áu. Do bệnh nhân mất m.áu nhiều, suy hô hấp nặng nên được xử trí đặt ống thở và thở máy. Qua hội chẩn viện với nhiều chuyên khoa các bác sĩ thống nhất hồi sức tích cực đến khi tình trạng cho phép sẽ tiến hành nội soi can thiệp cầm m.áu cho bệnh nhân. Sau khi có kết quả nội soi các bác sĩ tiến hành can thiệp trong thời gian 30 phút, đã kiểm soát được tình trạng xuất huyết, tình trạng xuất huyết tiêu hóa cải thiện tốt, huyết áp ổn định, tình trạng toan chuyển của người bệnh cải thiện dần. Bệnh nhân ngưng thở máy và rút ống thở.

Hiện, bệnh nhân tỉnh táo, dấu hiệu sinh tồn ổn định, bụng mềm, không thấy xuất huyết tiêu hóa tái phát, sinh hoạt gần như bình thường và dự kiến ra viện sớm.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Bồ Kim phương – Trưởng Khoa Nội tiêu hóa, Huyết học của bệnh viện cho biết, xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng là bệnh cấp cứu nội khoa và ngoại khoa, chiếm tỷ lệ khoảng 50% trong tất cả các nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa trên, với tỷ lệ t.ử v.ong từ 6-13%. Do đó, bệnh nhân cần được đ.ánh giá và điều trị sớm bao gồm các biện pháp hồi sức nội khoa, ổn định huyết động, đặc biệt vai trò của nội soi điều trị cầm m.áu./.

Bé 2 t.uổi ngất xỉu sau khi uống nhầm chất tẩy trắng giày dép

Trẻ nhập viện trong tình trạng quấy khóc, ho, thở nhanh, nôn ra m.áu. Gia đình cho biết trẻ có uống nhầm chất tẩy trắng giày dép đựng trong vỏ chai nước.

Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận bệnh nhi 2 t.uổi nhập viện do uống nhầm chất tẩy trắng giày dép.

Theo gia đình bệnh nhi, trước đó, tại nhà, bé uống nhầm chất tẩy trắng giày dép đựng trong vỏ chai nước. Sau khi uống, bé bị ho sặc, nôn nhiều và ngất. Gia đình vội đưa bé đi cấp cứu.

Các bác sĩ cho biết bệnh nhi nhập viện trong tình trạng quấy khóc, ho, thở nhanh, nôn ra m.áu. Sau khi tiến hành các xét nghiệm cần thiết, bé được chẩn đoán viêm phổi, xuất huyết tiêu hóa trên nghi ngộ độc chất tẩy trắng giày dép.

Sau khi tiến hành các xét nghiệm cần thiết, bé được chẩn đoán viêm phổi, xuất huyết tiêu hóa trên. Ảnh: BSCC.

Ngay lập tức, các bác sĩ đã cho trẻ thở oxy, đặt sonde dạ dày, truyền dịch, tiêm kháng sinh, dùng thuốc giảm tiết axit.

Theo bác sĩ CKI Đào Thị Loan – Phó trưởng khoa Nhi – trẻ uống phải các chất tẩy rửa tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ có thể xảy ra như gây bỏng niêm mạc đường tiêu hóa, suy hô hấp. Nhiều trường hợp còn gây chít hẹp thực quản, dò thực quản.

Khoa Nhi đã từng tiếp nhận và điều trị rất nhiều trường hợp trẻ uống phải nước lau kính, dầu hỏa, dung dịch acetone.

Qua đây, các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ cần cẩn trọng đối với hóa chất, chất tẩy rửa tại gia đình, cần để xa tầm tay t.rẻ e.m. Đặc biệt, không nên đựng những chất này trong các loại chai dễ nhầm lẫn với nước uống. Ngay khi phát hiện trẻ uống nhầm chất tẩy rửa, cần cho trẻ uống nhiều nước hoặc sữa để làm loãng lượng dung dịch. Sau đó, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để điều trị.

Bác sĩ Loan lưu ý gia đình tuyệt đối không gây nôn cho trẻ. Vì bản chất của những chất này là ăn mòn, gây nôn có thể khiến tình trạng bệnh nặng thêm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *