Đã có hy vọng chống bệnh sốt rét?

Trong nỗ lực lâu dài nhằm xóa bỏ bệnh sốt rét, các nhà khoa học châu Phi mới đây đã nghiên cứu thành công loại kháng thể với chỉ liều duy nhất có thể giúp người trưởng thành đề kháng với sốt rét trong 6 tháng.

Muỗi Anopheles funestus cái đang hút m.áu người. Loài vật trung gian này lây truyền bệnh sốt rét, g.iết c.hết hơn 620.000 người vào năm 2020 – Ảnh: AP

Nghiên cứu chỉ ra hướng tiếp cận khác đối với bệnh sốt rét, đó là tiêm vào cơ thể người lượng lớn kháng thể chống sốt rét tạo ra trong phòng thí nghiệm, thay vì phụ thuộc vào cơ chế tự tạo kháng thể sau khi tiêm vắc xin của hệ miễn dịch.

“Vắc xin ngừa sốt rét hiện nay là chưa đủ để bảo vệ con người”, Hãng tin AP dẫn lời tiến sĩ Kassoum Kayentao thuộc Đại học Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ ở Bamako, Mali (châu Phi).

Được phát triển bởi các nhà nghiên cứu từ Viện Y tế quốc gia Mỹ, các kháng thể thử nghiệm được tiêm vào cơ thể bằng đường tĩnh mạch. Phương pháp này có phần hạn chế về khả năng phân phối rộng khắp, tuy nhiên, các phương pháp tiêm kháng thể hiệu quả hơn cũng đang được phát triển, với những bước thử nghiệm đầu tiên trên trẻ sơ sinh, t.rẻ e.m và người lớn.

Nghiên cứu được công bố ngày 31-10 trên tạp chí Y Học New England và được trình bày tại một hội nghị y tế ở Seattle (Mỹ).

Từ kháng thể lấy từ người đã được tiêm vắc xin sốt rét, kháng thể được tạo ra từ phòng thí nghiệm có khả năng ngăn chặn chu trình sinh trưởng của ký sinh trùng gây bệnh, bằng cách tấn công các con chưa trưởng thành trước khi chúng xâm nhập vào gan.

Việc thử nghiệm kháng thể đã được thực hiện trên 330 người trưởng thành tại thành phố Mali. Người tham gia được tiêm 2 liều dùng kháng thể khác nhau hoặc tiêm giả dược.

Các tình nguyện viên được xét nghiệm sốt rét 2 tuần một lần trong vòng 24 tuần. Người lỡ mắc sốt rét sẽ được chữa trị.

Kết quả cho thấy hiệu quả phòng ngừa lên đến 88% ở những người tiêm kháng thể liều cao, 75% ở những người tiêm kháng thể liều thấp khi so sánh với giả dược.

Tác dụng bảo vệ của kháng thể được chứng minh có thể duy trì nhiều tháng trong mùa sốt rét, mở ra một khả năng phòng chống hiệu quả mới cho căn bệnh này bên cạnh các liệu pháp truyền thống như thuốc trị, màn chống muỗi hay vắc xin.

Hiện mức giá cho loại kháng thể mới này chưa được công bố, nhưng ước tính vào khoảng 5 USD (khoảng 125.000 đồng) cho mỗi liều dùng ở t.rẻ e.m.

Tiến sĩ Johanna Daily của Đại học Y Albert Einstein (Mỹ), người không tham gia nghiên cứu, cho biết kháng thể do phòng thí nghiệm tạo ra đã được ứng dụng để điều trị ung thư, các bệnh tự miễn dịch và COVID-19.

“Tin tốt là bây giờ chúng ta có một liệu pháp khác dựa trên hệ miễn dịch để nỗ lực kiểm soát bệnh sốt rét”, Hãng tin AP dẫn lời ông Daily.

Hồi tháng 6, PGS.TS Đỗ Duy Cường – giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới – cho biết: “Thời gian gần đây chúng tôi tiếp nhận một số bệnh nhân sốt rét đi từ châu Phi về, nên được gọi là sốt rét “nhập khẩu”.

Nguyên nhân là do giao thương, đi lại nhiều, sau một thời gian dịch bệnh, việc khôi phục các đường bay cho người Việt Nam đi lao động, công tác tại châu Phi, đặc biệt là Angola trở về nước gia tăng”.

TS Cường khuyến cáo người dân trở về nước từ vùng dịch tễ có sốt rét cần được khám sàng lọc, điều tra dịch tễ và xét nghiệm ngay xem trong m.áu có ký sinh trùng sốt rét hay không và cần khai báo y tế với cơ quan chức năng.

TP.HCM: Chưa phát hiện muỗi truyền bệnh sốt rét

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), hiện kết quả giám sát côn trùng cho thấy không phát hiện muỗi truyền bệnh sốt rét, nguy cơ lây lan bệnh sốt rét tại thành phố là rất thấp.

Theo HCDC, TP.HCM đã được công nhận loại trừ bệnh sốt rét từ năm 2020. Các ca bệnh ghi nhận tại thành phố đều là những trường hợp đến từ vùng lưu hành sốt rét trong và ngoài nước.

Hiện không phát hiện muỗi truyền bệnh sốt rét

Hiện kết quả giám sát côn trùng cho thấy không phát hiện muỗi truyền bệnh sốt rét (muỗi đòn xóc) tại thành phố. Nguy cơ lây lan bệnh sốt rét tại thành phố là rất thấp.

Trong năm 2021, cả nước có 465 bệnh nhân sốt rét, giảm 67% so với năm 2020, không có ca sốt rét ác tính, không có ca sốt rét t.ử v.ong. Tại miền Nam, có 43 ca sốt rét được ghi nhận, giảm 76% so với năm 2020. Đến hết năm 2021 cả nước đã có 36 tỉnh thành được công nhận loại trừ bệnh sốt rét. Theo kế hoạch, Việt Nam đang phấn đấu để đạt loại trừ sốt rét vào năm 2030.

Tại TP.HCM, từ năm 2011 đến nay không phát hiện ca bệnh sốt rét nội tại và đã đươc công nhận loại trừ sốt rét từ năm 2020.

TP.HCM ghi nhận thêm 111 ổ dịch sốt xuất huyết, 21 ổ dịch tay chân miệng

“Phòng ngừa sốt rét quay trở lại sau loại trừ”

Theo HCDC, hiện nay, thành phố đang trong giai đoạn “Phòng ngừa sốt rét quay trở lại sau loại trừ”. HCDC vẫn duy trì giám sát thường xuyên ca bệnh và côn trùng truyền bệnh cùng các hoạt động chuyên môn theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Do là nơi có biến động dân cư rất lớn và cũng là nơi tập trung nhiều bệnh viện tuyến cuối nên hằng năm TP.HCM vẫn ghi nhận một số trường hợp sốt rét. Những trường hợp này đều là những người đến từ vùng đang có dịch sốt rét lưu hành trong và ngoài nước. Kết quả giám sát trung gian truyền bệnh sốt rét tại thành phố hiện nay không phát hiện muỗi truyền bệnh. Vì vậy nguy cơ lây lan bệnh sốt rét tại thành phố là rất thấp.

Phân biệt muỗi gây sốt rét và gây sốt xuất huyết. Ảnh VIỆN SỐT RÉT – KÝ SINH TRÙNG – CÔN TRÙNG TP.HCM

Ngành y tế khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp ngăn ngừa muỗi đốt để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết – đang là bệnh truyền nhiễm lưu hành tại thành phố cũng như phòng các bệnh do muỗi truyền khác.

Được biết, muỗi truyền bệnh sốt rét là muỗi Anopheles hay còn được gọi là muỗi đòn xóc. Có thể phân biệt muỗi sốt rét với các muỗi khác ở tư thế đậu. Hình thể muỗi truyền bệnh sốt rét đậu giống như một cây đòn nên còn có tên là muỗi đòn xóc. Các muỗi khác khi đậu thì thân hơi gù, bụng hơi chúi về phía mặt phẳng muỗi đậu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *