Da là bộ phận nằm ngoài nên một khi cơ thể bắt đầu mắc bệnh, nó sẽ lộ rõ những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang dần suy yếu, thậm chí là cả nhiều loại ung thư nguy hiểm bậc nhất.
Ung thư hiện là một căn bệnh chưa có thuốc chữa nhưng lại đang tăng mạnh từng ngày. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO thống kê, mỗi năm trên thế giới có thêm 14,1 triệu ca bệnh mới, trong đó số người t.ử v.ong đã hơn 8,8 triệu.
Vậy nên việc nhận biết dấu hiệu ung thư để đi khám sớm luôn là việc cần thiết, nhất là những thay đổi bất thường trên da. Theo các chuyên gia, da là một cơ quan nằm ngoài nên nếu cơ thể xảy ra chuyện gì, nó cũng ít nhiều phản ứng theo cách riêng, cụ thể là 3 dấu hiệu rõ nét khi các tế bào ung thư bắt đầu phát triển:
1. Da phát ban đỏ
Phát ban có thể là tình trạng bình thường với một số người, nhất là khi thời tiết đột ngột nóng bức. Tuy nhiên nếu tình trạng phát ban đến đỏ sẫm cả da, sờ vào không đau không rát thì rất có thể là dấu hiệu của ung thư nội tạng hoặc ung thư da di căn.
Da phát ban tuy là chuyện thường trong mùa nắng, nhưng nếu mãi không khỏi thì có thể là bệnh ung thư.
Triệu chứng điển hình nhất của ung thư da di căn là phát ban đỏ cả một mảng lớn trên da. Ngoài ra nó còn xuất hiện nốt sần và phần da ở sẽ chuyển thành màu nâu đen hoặc đỏ tía, đường kính khoảng 3cm và sờ vào thấy rất cứng.
Ở phụ nữ, da bắt đầu phát ban có thể là dấu hiệu của ung thư ruột kết, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung và ung thư vú. Trong khi nam giới có thể là ung thư tế bào vảy miệng, ung thư gan và ung thư phổi. Thế nên nếu da phát ban mãi không lặn thì hãy đi khám ngay.
2. Mọc nốt ruồi đen
Nốt ruồi xuất hiện trên cơ thể đa phần là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên vẫn có một số loại, thoạt nhìn như lành tính nhưng đó lại là khối u ác tính của da. Trong đó, ung thư hắc tố – một trong những loại ung thư da nguy hiểm nhất, thường xuất phát từ một nốt ruồi lành hay mảng sắc tố bất thường bẩm sinh.
Cho đến nay, nguyên nhân khiến da xuất hiện khối u ác tính này vẫn chưa được làm rõ, nhưng nhìn chung nó có liên quan đến di truyền và môi trường. Có thể là ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời, hoặc do sự thay đổi về nồng độ hormone trong thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ gây nên.
Nốt ruồi ác tính luôn là nguyên nhân gây ung thư da hoặc là dấu hiệu của các loại ung thư khác.
Nguy hiểm hơn, nếu nốt ruồi mọc ở những nơi như mắt cá chân, ngón chân, lòng bàn tay… thì hãy cảnh giác với nguy cơ mắc ung thư. Bởi ở những vị trí này bạn luôn phải cọ sát thường xuyên, khiến khối u bị tổn thương và tiến triển thành ung thư. Một khi nốt ruồi đen ngày càng loét nặng, c.hảy m.áu và không thể lành lại thì hãy đi khám càng sớm càng tốt.
3. Ngứa không thể chịu được
Như đã nói, da là cơ quan lớn nhất của cơ thể và cũng là hàng rào phòng thủ đầu tiên của con người. Một khi nội tạng bắt đầu có bệnh, chính da sẽ là nơi “lên tiếng” đầu tiên. Đặc biệt là khi tế bào ung thư bắt đầu phát triển thì da sẽ trở nên ngứa trầm trọng, bệnh càng nặng thì phạm vi ngứa càng nhiều.
Cụ thể, khi cơ thể bắt đầu mắc ung thư thì các tế bào ung thư sẽ sinh ra histamine cùng các hoạt chất sinh học phá vỡ axit. Hai chất này sẽ theo tuần hoàn m.áu đến da, sau đó kích thích da thông qua các dây thần kinh và gây mẩn ngứa. Một vài loại như ung thư trực tràng, ung thư cơ quan sinh sản, ung thư hạch, ung thư tuyến tụy… đều gây ngứa trên khắp cơ thể.
Tóm lại, nếu bạn ngày càng ngứa không phải do các yếu tố bên ngoài như dị ứng thuốc hay kích ứng, dù có uống thuốc chống ngứa cũng không hết… thì hãy đến gặp bác sĩ để chẩn đoán những bất thường trong cơ thể.
Quá trình di căn của tế bào ung thư
Tiến sĩ Seth Coffelt khẳng định không phải tất cả bệnh ung thư đều di căn và có thể chữa trị nếu phát hiện sớm.
Tiến sĩ Seth Coffelt, chuyên gia về hệ thống miễn dịch và ung thư di căn tại Viện nghiên cứu ung thư Beatson ở Glasgow (Scotland), cho biết phát hiện này thể hiện rõ với căn bệnh ung thư da. Với loại ung thư da không thuộc dạng u ác tính hay còn gọi là ung thư da tế bào đáy, các tế bào ung thư hầu như không lan rộng. Ngược lại, một dạng ung thư da hiếm gặp hơn (khối u ác tính), thường di căn, trừ phi, bệnh nhân được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Ung thư vú là một trong những loại ung thư rất phổ biến ở phái nữ. Ảnh: Gethealthystayhealthy
Theo tiến sĩ Seth Coffelt, “di căn” nghĩa là các tế bào ung thư tách ra khỏi khối u chính và xâm nhập vào hệ thống m.áu, hệ bạch huyết hoặc các mô xung quanh. Mặc dù tốc độ quá trình di căn của các loại ung thư khác nhau nhưng nhìn chung, bệnh nhân càng được chẩn đoán muộn, các khối u càng lan rộng. Bên cạnh đó, khi khối u phát triển, tế bào ung thư có thể tách ra thành một hoặc nhiều và di chuyển đến vị trí mới cách xa khối u cũ, phát triển thành một ổ mới, gọi là ổ di căn hay vị trí di căn.
Tế bào ung thư còn có thể đi theo một đường khác là bạch huyết. Đây là mạng lưới gồm các ống chia ra tương tự như mạch m.áu và tỏa ra khắp cơ thể, có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể. Tế bào ung thư sau khi thoát khỏi khối u gốc có thể xâm nhập vào mạng lưới bạch huyết và mắc lại tại đây, tạo thành ổ di căn. Phải sau vài năm tồn tại và phát triển, người bệnh mới phát hiện ra mình bị ung thư di căn. Điều này khiến việc chữa trị trở nên khó khăn hơn.
Ung thư di căn có đặc điểm và tính chất gần giống với ung thư nguyên phát (tức là chưa di căn, vẫn nằm ở vị trí ban đầu) nhưng mức độ phát tán và nguy hiểm của chúng lớn hơn rất nhiều. Ung thư di căn có cùng tên gốc với ung thư nguyên phát. Ví dụ như khi bệnh nhân bị ung thư gan, các tế bào ung thư lây lan và phát triển sang phổi sẽ được gọi là ung thư gan di căn hoặc ung thư gan di căn sang phổi, chứ không phải gọi là ung thư phổi.
Qua quá trình nghiên cứu, tiến sĩ Seth Coffelt phát hiện ra các tế bào ung thư cần phải rời khỏi khối u nguyên phát để sống sót mà không bị hệ thống miễn dịch phát hiện. Sau đó, chúng có thể phát triển trong một môi trường khác. Ông cùng các cộng sự tìm hiểu hai vấn đề: “Tại sao hệ thống miễn dịch bị ngắt, nhất là tại các vị trí tế bào ung thư di căn?” và “Làm thế nào một loại tế bào miễn dịch đặc biệt có thể hỗ trợ ngăn chặn bệnh ung thư lây lan?”.
Hình ảnh các tế bào ung thư ở phổi. Ảnh: Science Cancer Research
Theo đó, tiến sĩ Seth Coffelt tìm thấy một loại tế bào miễn dịch đặc biệt, gọi là Gamma Delta T. Đây là một trong một số loại tế bào miễn dịch khác nhau được gọi là tế bào T, lưu thông trong cơ thể và bảo vệ con người khỏi bệnh tật. Điều làm cho các tế bào Gamma Delta T trở nên độc đáo là khả năng phát tín hiệu để các tế bào T khác trong m.áu có thể tấn công những tế bào ung thư hoặc để chúng tự do “đi lại” trong cơ thể.
Nghiên cứu này cho thấy các tế bào miễn dịch của cơ thể có khả năng bảo vệ con người khỏi bệnh tật nhưng cũng bị lừa để giúp ung thư phát triển và lan rộng. Việc tăng cường các ưu điểm của những tế bào Gamma Delta T hoặc tạm dừng ảnh hưởng tiêu cực của chúng để chống lại ung thư rất quan trọng. Đây không chỉ là một lĩnh vực nghiên cứu thú vị đối với nhiều nhà khoa học mà còn giúp họ tìm ra cách điều trị một số loại ung thư bằng liệu pháp miễn dịch.
Tiến sĩ Coffelt cùng các cộng sự đang cố gắng tìm hiểu rõ hơn về quá trình truyền tín hiệu của tế bào T để tạo ra một phương pháp điều trị ung thư mới, mang lại lợi ích trên phạm vi rộng. “Nghiên cứu của chúng tôi có thể ngăn chặn ung thư di căn ở những người mắc bệnh giai đoạn đầu nhưng cũng giúp tìm ra cách điều trị cho những bệnh nhân bị ung thư di căn. Các nhà khoa học cần có thêm nhiều nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng trước khi đưa ra những cách điều trị mới nhất, giúp bệnh nhân được hưởng lợi trong tương lai”, tiến sĩ Coffelt cho biết.