Dạ dày của bạn sợ nhất 5 việc này nhưng hầu như ai cũng “thản nhiên” phạm phải mỗi ngày

Có câu nói “ Dạ dày không khỏe nan trường thọ”, vậy nên nếu muốn sống khỏe, sống lâu thì việc mà bạn cần phải làm đầu tiên đó là giữ dạ dày luôn khỏe mạnh.

Bệnh dạ dày là một trong những căn bệnh mà mọi người thường mắc phải. Khi dạ dày lâm bệnh, nó sẽ khiến bệnh nhân phải đối mặt với hàng loại triệu chứng khó chịu như trướng bụng, đầy hơi, đau dạ dày…

Có câu nói “Dạ dày không khỏe nan trường thọ”, vậy nên nếu muốn sống khỏe, sống lâu thì việc mà bạn cần phải làm đầu tiên đó là giữ dạ dày luôn khỏe mạnh.

Hàng ngày, dạ dày đảm nhiệm chức năng vô cùng quan trọng trong việc trao đổi chuyển hóa các chất thành năng lượng đi nuôi tế bào, duy trì mọi hoạt động sống của cơ thể. Trong quá trình này, dạ dày có 5 “nỗi sợ”, bạn hãy cố gắng tránh những điều này để sức khỏe không bị tàn phá.

1. Dạ dày sợ lạnh

Thói quen ăn nhiều đồ lạnh hoặc để vùng thượng vị bị lạnh đều gây hại cho dạ dày. Khi gặp lạnh, các mạch m.áu dạ dày sẽ co lại dễ gây đau bụng hoặc rối loạn tiêu hóa.

Ăn đồ lạnh sẽ gây hại cho dạ dày.

Theo các chuyên gia, chúng ta nên hạn chế ăn đồ lạnh, nhất là những người có t.iền sử đau dạ dày lại càng nên hạn chế ăn đồ nguội lạnh. Trong những ngày lạnh giá, cần giữ ấm vùng bụng.

2. Dạ dày sợ ăn muộn

Bận rộn công việc khiến việc ăn uống của nhiều người không thể đúng giờ giấc, thậm chí ăn rất muộn so với trước đây.

Thực tế, việc ăn trưa hay ăn bữa tối quá muộn sẽ khiến lượng dịch tiết ra từ sớm của dạ dày không được trung hòa, gây loét dạ dày. Nếu ăn tối muộn sẽ dẫn đến việc vừa ăn xong, thức ăn chưa tiêu hóa mà bạn đã đi ngủ, điều này gây hại cho tiêu hóa.

3. Dạ dày sợ quá no

Ăn uống điều độ rất tốt nhưng nếu ăn mỗi bữa quá no sẽ khiến cho dạ dày của bạn bị quá tải, gây đầy bụng và lâu dần sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương.

Ăn quá nhiều cũng sẽ gây hại cho dạ dày.

Thực tế, một trong những bí quyết sống thọ của người Nhật đó là không ăn quá no. Người Nhật khuyên rằng, bạn nên ăn theo kiểu hara hachibu (hara hachibun-me) – ăn no khoảng 80%. Theo nguyên tắc này, bạn chỉ nên ăn vừa đủ, không nên ăn quá nhiều. Trước khi ăn miếng cuối cùng, hãy nghĩ mình có thực sự cần phải ăn nó không, nếu như không thì hãy bỏ nó đi.

4. Dạ dày sợ đồ ăn sống

Ngày nay, thói quen ăn đồ tái sống càng được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên đây cũng chính là 1 trong 5 điều mà dạ dày sợ nhất. Đồ ăn sống nếu không có nguồn gốc rõ ràng hoặc không được vệ sinh sạch sẽ rất dễ nhiễm khuẩn hoặc sán. Khi đi vào trong dạ dày sẽ gây hại cho cơ quan này.

Đồ ăn sống nếu không có nguồn gốc rõ ràng hoặc không được vệ sinh sạch sẽ rất dễ nhiễm khuẩn hoặc sán.

5. Dạ dày sợ người quá lì

Nhiều người bị đau dạ dày dữ dội nhưng vẫn cố gắng chịu đựng hoặc tự ý mua thuốc để cầm cự cơn đau. Nhưng đó là một hành động sai lầm, nếu cảm thấy đau dạ dày bạn không nên bỏ qua vì càng để lâu thì bệnh càng nặng. Hãy đi khám sớm, đồng thời điểu chỉnh lại thói quen ăn uống để tránh bệnh tật trở nên nghiêm trọng hơn.

Để nuôi dưỡng dạ dày, mọi người cũng cần thực hiện những việc dưới đây nửa giờ sau khi ăn:

– 30 phút sau khi ăn sáng: Xoa bóp bắp chân, đầu gối để làm cho dạ dày khỏe mạnh, hoạt động trơn tru hơn.

– 30 phút sau bữa trưa: Uống một cốc sữa chua. Sữa chua chứa nhiều men vi sinh và các vitamin tốt cho cho cơ thể. Việc uống 1 cốc sữa chua sau khi ăn 30 phút sẽ giúp giữ độ ẩm cho ruột và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

– 30 phút sau bữa tối: Xoa phần bụng dưới và vỗ nhẹ để tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Theo aboluowang/baodansinh

Trẻ nôn trớ nhiều, dấu hiệu cần cho đi khám sớm

Nôn trớ là hiện tượng bình thường ở trẻ nhỏ, nhưng nếu thấy trẻ nôn vọt ra thành vòi thì cần cho trẻ khám ngay vì rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị nôn trớ, theo các chuyên gia, be sơ sinh co vi tri da day năm ngang đay da day phăng, công thêm dung lương da day nho, cơ cua da day va thân kinh phat triên chưa chin muôi, điêu nay đêu dê dân đên trơ sưa.

Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, do cơ thương vi cua be sơ sinh phat triên không hoan thiên băng cơ môn vi nên cưa ra cua da day chăt ma cưa vao cua da day long nên khi be năm ngưa, thưc ăn chưa trong da day dê chay ngươc thưc quan ma sinh ra trơ.

Ngoài ra, việc cho bu không đung cách, cho be bu qua nhiêu, cho be bu binh không hay binh đâu ti không đây sưa, vận động nhiều sau ăn, hay bé mắc các bệnh như viêm họng, amiđan, phế quản, phổi… thường dễ gây nôn trớ. Đây là hiện tượng bình thường, bố mẹ không nên quá lo lắng.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nôn trớ lại là dấu hiệu của bệnh lý, thậm chí rất nguy hiểm.

Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo nôn trớ không bình thường, cần đưa trẻ tới cơ sở y tế:

Nếu trẻ nôn liên tục trong 24h thì cần đi khám sớm. Ảnh minh họa

– Đau bụng, trướng bụng, lơ mơ hay ở trạng thái kích thích, co giật.

– Liên tục nôn trớ hay tiếp tục nôn trớ trên 24 tiếng

– Có dấu hiệu cơ thể bị khử nước như miệng khô, ít nước mắt, ít đi tiểu (thay ít hơn 6 tã lót/ngày)

– Xuất hiện m.áu hay mật (màu xanh) khi nôn trớ.

Chăm sóc trẻ khi bị nôn trớ

Khi trẻ bị nôn, mẹ cần làm một số động tác để cho chất nôn ra không bị sặc vào trong phổi. Nếu bé còn nhỏ, mẹ để con nằm xuống, nghiêng qua một bên, với bé lớn có thể ngồi trong lòng mẹ. Sau đó, một tay mẹ đỡ trán, một tay đỡ ngực của bé nghiêng nhẹ về phía trước để chất nôn ra hết bên ngoài.

Các mẹ cần thay, lau người cho bé để mùi khó chịu không còn vương trên người, tránh để bé bị nôn tiếp.

Sau đó, các mẹ cho bé nghỉ ngơi và uống từng ngụm nước nhỏ, theo dõi những dấu hiệu nguy hiểm trên.

Theo giadinh.net

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *