Đã giao mùa lại còn ô nhiễm, học ngay công thức thuốc ho của ông bà để phòng và hỗ trợ điều trị chứng ho và cảm lạnh cực hiệu quả

Trong bài viết dưới đây, aFamily sẽ giới thiệu tới bạn cách làm siro từ các nguyên liệu truyền thống.

Đây là bài thuốc dân gian hiệu nghiệm đã được nhiều thế hệ ông bà, bố mẹ của chúng ta sử dụng mỗi khi ho, ngứa họng hoặc vào những lúc cơ thể nhiễm lạnh thông thường.

Thời gian trôi qua, nhịp sống hiện đại hối hả khiến việc “con ốm rồi đi mua thuốc ngay thôi” trở thành thói quen của nhiều ba mẹ. Vì “ho là viêm đấy phải kháng sinh”, vì “uống thuốc mới khỏi nhanh được”, vì “không được ốm, không muốn con ốm” và thật nhiều những lý do khác. Nhưng thực ra, kháng sinh và các loại thuốc là con dao hai lưỡi, nếu dùng đúng thì tốt, nếu dùng sai thì kháng thuốc và muôn vàn hậu quả khôn lường chờ đợi. Và rồi, các bố mẹ đã dần biết nên đưa con tới gặp bác sĩ chuyên khoa kịp thời nếu thấy những dấu hiệu không ổn từ cơ thể cũng như tìm về những bài thuốc dân gian từ thiên nhiên ngày xưa cho con, mỗi khi con chỉ ho nhẹ, cảm qua.

Thấu hiểu và chia sẻ cùng hành trình của các ba mẹ, chuyên đề aFamily YÊU Việt Nam tiếp tục mở rộng bằng việc khai thác thêm những món ăn hỗ trợ sức khoẻ đã được dân gian nhiều đời sử dụng. Bên cạnh những bài viết về nông sản được trồng, được nuôi từ đôi bàn tay của người nông dân Việt hiện đại ngày nay.

Chắc hẳn, nhiều người trong chúng ta vẫn còn nhớ hương vị của bài thuốc dân gian trị ho quen thuộc từ mật ong, lá húng chanh, quả quất, hoa đu đủ đực và đường phèn. Ngày xưa, bài thuốc ấy thường được các bà, các mẹ tự làm ở nhà, có mùi thơm và vị ngọt ngào xen chút chua dịu khiến việc uống thuốc trở nên dễ dàng hơn nhiều. Và nếu chỉ ho nhẹ, cảm sơ thì có khi con trẻ chỉ uống siro thôi là cũng đã khỏi được nhiều phần.

Trong bài viết dưới đây, aFamily sẽ giới thiệu tới bạn cách làm siro từ mật ong, quả quất, lá húng chanh, đường phèn và hoa đu đủ đực. Đây là cách làm của mẹ Lê Thị Hiền (hiện đang sống và làm việc tại Bình Phước). Chia sẻ cùng aFamily, mẹ Lê Hiền cho biết: “với người lớn như mình thì vị siro khá ngon. Còn bé nhà mình thì rất hợp tác, uống ngon lành. Mình cho bé dùng cũng lâu rồi, hiện giờ bé nhà mình đã được 28 tháng.” Thường khi trời trở lạnh là chị Hiền cho con trai uống thêm để phòng ngừa nhiễm lạnh. Hoặc khi thấy con hơi húng hắng ho, chị cũng cho bé uống ngay và thấy bé đỡ khá nhanh. Nhờ đó, bé bớt đi số lần uống kháng sinh không cần thiết.

Nguyên liệu:

– 250g đường phèn

– 300g quất

– 250g húng chanh

– 250g lá hẹ

– Lượng mật ong gia giảm theo độ ngọt tương ứng mà bạn muốn

– Lượng nhỏ hoa đu đủ đực

– Lượng nhỏ gừng

Chú ý: Đây là tỉ lệ nguyên liệu khi bạn làm siro với số lượng nhiều. Còn nếu chỉ cần làm ít, bạn có thể dựa trên tỉ lệ đó để căn giảm định lượng phù hợp với nhu cầu.

Cách làm

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

video-01

– Rửa sạch lá húng chanh và hoa đu đủ đực rồi để ráo.

– Lá hẹ đem rửa sạch, để ráo và thái khúc cỡ vừa.

– Gừng thái lát.

– Rửa sạch quất, để ráo và thái bổ đôi.

– Chuẩn bị 2 chiếc nồi, trong đó 1 nồi nhỏ hơn và nồi này có thể đặt theo cách tương đối thoải mái trong lòng nồi kia.

– Xếp đều tất cả các nguyên liệu vào chiếc nồi nhỏ hơn.

– Cho đường phèn và rót mật ong vào.

Bước 2: Chưng cất siro

1. Nếu bạn muốn làm siro để dùng trong ngày

– Căn tỉ lệ để gia giảm định lượng các nguyên liệu rồi cho tất cả vào bát để đem hấp cách thuỷ.

2. Nếu bạn muốn làm nhiều để dùng dần

– Cho nước vào chiếc nồi to hơn rồi đặt nồi nhỏ hơn vào giữa.

– Đặt nồi to (đã có nồi nhỏ và nước bên trong) lên bếp, đun tới khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa đun liu riu.

– Thêm nước vào nồi nếu nước bị cạn.

– Đun tới khi các nguyên liệu hoà quyện tạo thành dạng siro sánh thơm.

– Rửa sạch và tiệt trùng các dụng cụ chia siro và lọ đựng siro.

– Để nguội rồi chia siro ra các lọ và đem bảo quản ngăn mát. Nên để nguyên cả vỏ quất trong siro để người lớn trong nhà có thể ngậm thêm.

Thành phẩm siro thu được

– Thành phẩm: Siro sánh mịn, có vị chua ngọt hoà quyện và thơm mùi tự nhiên của các nguyên liệu.

– Bảo quản: Nên để siro trong ngăn mát tủ lạnh và dùng dần. Mỗi lần lấy siro cần dùng dụng cụ sạch và đảm bảo.

– Cách dùng: mỗi lần lấy một ít siro ra để nguội cho hết lạnh hay hấp cách thuỷ, sau đó cho bé uống trực tiếp. Hoặc nếu muốn, bạn có thể hoà siro cùng nước ấm cho bé uống.

Chúc bạn và các con có thật nhiều sức khoẻ và niềm vui!

Theo helino

Những bài thuốc dân gian trị ho hiệu quả

Bên cạnh sử dụng thuốc tay, việc bỏ túi những bài thuốc dân gian giúp chúng ta dễ dàng điều trị những cơn ho ngay tại nhà.

Ho là phản xạ có điều kiện của cơ thể để loại bỏ các dị vật, các chất tiết hoặc các vi khuẩn khỏi đường hô hấp. Những cơn ho kéo dài thường mang lại cảm giác khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, việc hiểu biết các cách trị ho đơn giản bằng thuốc dân gian giúp chúng ta giảm bớt những cơn ho đơn giản mà an toàn.

1. Củ cải trắng

Củ cải

Củ cải tươi sống có vị cay, tính mát củ cải nấu chín có vị ngọt, tính bình. Ngoài việc được sử dụng làm thực phẩm thì củ cải còn được biết đến với công dụng chữa ho hiệu quả.

Cách chế biến khá đơn giản:

-Củ cải tươi rửa sạch, gọt vỏ sau đó ăn sống hoặc ép lấy nước rồi bỏ phần vỏ.

-Chia đều ra ly rồi dùng để uống hàng ngày.

Một cách khác nếu bạn không thể ăn sống củ cải là bạn hãy thái củ cải thành từng miếng nhỏ, đun sôi để nguội rồi lấy nước uống (uống trong 1 lần chế biến), sử dụng liên tục trong một tuần sẽ làm giảm ho khan hiệu quả.

2. Lá hẹ

Lá hẹ

Lá hẹ có vị cay hơi chua, có tính ấm và không có độc có tác dụng tán huyết giải độc, tiêu đờm, cầm m.áu…thích hợp để điều trị các cơn ho do cảm lạnh.

Cách chế biến:

-Dùng một nắm lá hẹ vừa đủ, rửa sạch, cắt khúc nhỏ

-Cho thêm một ít đường phèn và đun cách thủy.

Cách dùng:

-Có thể ăn cả phần bã lá hẹ kèm uống phần nước.

Đối với t.rẻ e.m nếu khống ăn được phần bã thì có thể chắt lấy nước rồi uống mỗi ngày 2 lần sau ăn, thực hiện trong khoảng 3-5 ngày sẽ có hiệu quả giảm ho rõ rệt.

3. Gừng

Gừng

Gừng vừa là gia vị vừa là vị thuốc dân gian, ngoài việc sử dụng như một chất xúc tác làm tăng hương vị cho món ăn gừng còn có tác dụng ngăn ngừa được nhiều chứng bệnh, đặc biệt là giúp giảm nhanh triệu chứng ho, khan tiếng.

Cách chế biến:

-Đem gừng tươi rửa sạch rồi giả nhuyễn (để nguyên cả vỏ).

-Dùng 0.5 lít nước rồi đun sôi trong 30 phút, cho thêm 1 viên đường phèn.

Bạn có thể thay thế đường phèn bằng mật ong bằng cách sau khi đun sôi, lọc bỏ xác gừng lấy nước rồi cho mật ong vào khuấy đều.

Cách dùng:

Uống 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối, mỗi lần khoảng 50ml cho tới khi dứt hẳn cơn ho, cách này đặc biệt hiệu quả đối với những cơn ho kéo dài kèm khan tiếng.

4. Lá húng chanh

Lá húng chanh

Lá húng chanh có tính ấm, vị cay, hơi chua và thơm mùi chanh có tác dụng hiệu quả trong trị ho, giải cảm, viêm họng…

Cách chế biến:

-Dùng khoảng 20g lá húng chanh, rửa sạch, cho vào bát nhỏ đun cách thủy cùng với một viên đường phèn (20g).

-Để nguội chia đều làm 2 lần, uống sáng và tối, uống liên tục trong 3-5 ngày.

Ngoài ra, việc kết hợp giữa lá húng canh và muối cũng mang lại hiệu quả trị ho hiệu quả.

Cách làm:

Lá húng chanh mang đi rửa sạch, giã nhuyễn.

Sau đó, trộn đều lá húng chanh đã giã với muối, chắt lấy nước uống 2 lần mỗi ngày 2 lần (sáng và tối), kiên trì thực hiện đến khi hết bệnh.

5. Vỏ cam tươi

Vỏ cam tươi

Cam là một trong những loại trái cây được biết đến như một nguồn cung cấp vitamin C và khoáng chất, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những người ăn nhiều cam, quýt có tỉ lệ nhiễm các bệnh như ung thư rất thấp. Bên cạnh đó, vỏ cam còn có tác dụng hiệu quả bất ngờ trongviệc điều trị những cơn ho.

Cách chế biến:

Cam tươi rửa sạch rồi ngâm với muối rồi gọt lấy vỏ.

Nướng vỏ cam trên bếp than đến khi vàng đều và có mùi thơm nhẹ.

Cách dùng:

Mỗi ngày ăn từ 3-4 lần, mỗi lần khoảng 2 miếng

Nếu kiên trì thực hiện, bạn sẽ bất ngờ với cách làm tưởng đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả này.

6. Lá cây đinh lăng

Lá đinh lăng

Đinh lăng từ lâu được xem như loại thuốc dân gian quý bởi tất cả các bộ phận của chúng từ rễ, thân, lá, cành đều có tác dụng làm thuốc.

Đặc biệt, lá đinh lăng phát huy công dụng hiệu quả trong việc điều trị ho, nhất là những cơn ho dai dẳng lâu ngày.

Cách chế biến:

Dùng khoảng 150-200g lá đinh lăng sao vàng trên bếp đến khi nghe mùi thơm dịu (hoặc có thể sử dụng trực tiếp lá đinh lăng tươi).

Cho lá đinh lăng đã sao vàng vào 200ml nước rồi đun sôi, chắt lấy nước đầu để uống.

Sau đó cho thêm 100ml nước vào tiếp tục đun sôi để lấy nước thứ hai. Nước lá đinh lăng có thể dùng để uống thay nước hàng ngày.

Trên đây là những bài thuốc dân gian với cách làm khá đơn giản mà mang lại hiệu quả cao, bạn có thể hoàn toàn áp dụng ngay ở nhà để điều trị những cơn ho, đặc biệt là những cơn ho dai dẳng ảnh hưởng đến chất lượng sống. Tuy nhiên, ho có thể là triệu chứng ban đầu của nhiều chứng bệnh, nên bên cạnh việc áp dụng những bài thuốc tại nhà, bạn nên kết hợp với việc thăm khám và thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Tuệ Tâm (tổng hợp)

Theo doanhnghiepvn.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *