Đà Nẵng: Bệnh viện phải ‘đi mượn’ thuốc điều trị bạch hầu

Các bác sĩ bệnh viện Phụ sản-Nhi Đà Nẵng lo lắng khi số ca mắc bạch hầu đang có dấu hiệu tăng, trong khi bệnh viện chưa chủ động được thuốc điều trị.

Ngày 6-11, Ths-BS Nguyễn Văn Ngữ, quyền Trưởng khoa Y học nhiệt đới, Bệnh viện Phụ sản-Nhi Đà Nẵng, cho biết từ đầu năm đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận điều trị 13 ca nghi mắc bạch hầu chủ yếu ở Quảng Nam, Quảng Ngãi. Trong đó 2 ca ở Quảng Ngãi t.ử v.ong do nhập viện muộn, biến chứng suy cơ tim. Điều đáng nói là tại thời điểm đó bệnh viện cũng chưa có thuốc kháng độc tố huyết thanh (SAD) nên việc điều trị không hiệu quả.

“Các ca sau tình trạng không quá nặng, có hai ca biến chứng viêm cơ tim nhưng may mắn nhập viện sớm và bệnh viện liên hệ xin được SAD nên bệnh nhân vượt qua được giai đoạn nguy hiểm. Hầu hết bệnh nhân đã xuất viện, hiện chỉ còn hai trường hợp vẫn đang cách ly, theo dõi thêm”, BS Ngữ cho hay.

Khoa Y học nhiệt đới, BV Phụ sản- Nhi Đà Nẵng.

Theo BS Ngữ, so với mọi năm số ca mắc bệnh bạch hầu năm nay tăng báo động. Bệnh nhân đều là trẻ nhỏ, chủ yếu ở vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số, nơi đời sống còn nhiều khó khăn, việc tiêm chủng nhiều hạn chế.

Ngoài ra, điều đáng lo ngại nữa là hiện nay bệnh viện vẫn chưa có sẵn thuốc kháng độc tố huyết thanh (SAD) để điều trị cho bệnh nhân.

“Do không có sẵn thuốc nên mỗi lần có ca mắc mới bệnh viện khá vất vả. Mới đây nhất có một ca nhập viện ngày 1-11, chúng tôi phải liên hệ với Ban giám đốc, Sở y tế, cả đêm liên hệ các nơi đến hai giờ chiều hôm sau mới có được hai lọ thuốc điều trị cho bệnh nhân. Đến nay bệnh viện đã dùng khoảng hơn 50 lọ kháng độc tố, chủ yếu do các đơn vị khác hỗ trợ. Ví dụ như bệnh viện bệnh Nhiệt đới TP.HCM, họ có 15-20 lọ thuốc thôi, ca nào nặng thì chúng tôi mới nhờ họ chia sẻ thuốc vì thực ra cũng rất khó cho họ”, BS Ngữ chia sẻ.

Theo BS Ngữ, bệnh bạch hầu khó kiểm soát, rất dễ lây lan qua đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang vi khuẩn khi ho, hắt hơi. Do đó, người lớn và trẻ nhỏ, nhất là ở những nơi vùng sâu vùng xa, nơi có dịch, cần phải chích ngừa đầy đủ để phòng bệnh. Nếu có các triệu chứng như đau họng, sốt nhẹ cần đi khám ngay để kịp thời điều trị. Tuyệt đối không nên tự mua thuốc uống.

Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch. Gần đây bệnh xuất hiện ở nhiều địa phương và khiến người dân hết sức lo lắng.

Theo PLO

Nhiều ca nhiễm bệnh bạch hầu nhập viện điều trị tại Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng, 2 trường hợp đã t.ử v.ong

Từ đầu năm 2019 đến nay, đã có 11 ca bệnh nhiễm bệnh bạch hầu nhập viện điều trị tại Bệnh viện Phụ sản-Nhi Đà Nẵng.

Theo Bệnh viện Phụ sản-Nhi Đà Nẵng, từ đầu năm 2019 đến nay, bệnh viện tiếp nhận và điều trị 11 trường hợp bệnh nhân nhiễm bệnh bạch hầu. Trong đó, 2 trường hợp bệnh nhân đã t.ử v.ong; 4 trường hợp đã điều trị lành và ra viện; 5 trường hợp đang tiếp tục được điều trị và có tiến triển tốt.

Được biết, vào ngày 1.11, Bệnh viện Phụ sản-Nhi Đà Nẵng tiếp tục tiếp nhận một ca nghi nhiễm bệnh bạch hầu. Bệnh bạch hầu trong vài năm trở lại đây xuất hiện rải rác, đặc biệt năm nay xuất hiện nhiều ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi. Hiện, bệnh nhân đang được cách ly điều trị và chờ kết quả giám định mẫu bệnh phẩm từ Viện Pasteur Nha Trang.

Theo Bệnh viện Phụ sản-Nhi Đà Nẵng, từ đầu năm 2019 đến nay, bệnh viện tiếp nhận và điều trị 11 trường hợp bệnh nhân nhiễm bệnh bạch hầu. Trong đó, 2 trường hợp bệnh nhân đã t.ử v.ong.

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận s.inh d.ục. Đây là một bệnh vừa n.hiễm t.rùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.

Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo.

Thông thường Corynebacterium diphtheriae nhân lên trên hoặc gần bề mặt của màng nhầy của cổ họng. Corynebacterium diphtheriae lây lan qua ba con đường:

– Thông qua giọt nước trong không khí: Khi một người bị nhiễm bệnh hắt hơi hoặc ho sẽ phát ra một giọt nước có chứa mầm bệnh, những người ở gần đó có thể hít phải Corynebacterium diphtheriae. Bạch hầu lây lan nhanh chóng theo cách này, đặc biệt ở những nơi đông người.

– Thông qua vật dụng cá nhân chứa mầm bệnh: Một số trường hợp mắc bệnh bạch hầu từ việc chưa làm sạch các vật dụng mà người nhiễm bệnh đã sử dụng từ cốc uống nước chưa rửa của người bị nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc với các giấy ăn mà người bệnh đã sử dụng…

– Dùng chung đồ gia dụng bị ô nhiễm: Một số trường hợp hiếm hơn khi bị lây nhiễm bệnh bạch hầu thông qua các vật dụng dùng chung trong gia đình, chẳng hạn như khăn hoặc đồ chơi.

Theo baodansinh.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *