Chiều 30/9, Bệnh viện đa khoa Gia Đình (Đà Nẵng) cho biết, một bệnh nhi 4 t.uổi không có t.iền sử mắc bệnh lý hay bất kỳ triệu chứng gì ở tai, khi đi hám tại bệnh viện này vì bị mũi thì đã phát hiện mắc Cholesteatoma bẩm sinh – một bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến chức năng nghe của trẻ, cần phẫu thuật ngay trong ngày.
Theo Bệnh viện đa khoa Gia Đình (Đà Nẵng), thấy con bị ngạt mũi, chảy mũi và ho dài ngày, không có dấu hiệu thuyên giảm, phụ huynh của bé N.H.Q (4 t.uổi) đã đưa con đến khám tại Bệnh viện đa khoa Gia Đình. Trong quá trình thăm khám và nội soi tai, các bác sĩ phát hiện có khối màu trắng như hạt ngọc trai nằm sau màng nhĩ, tuy nhiên bé không hề có triệu chứng chảy mủ tại tai hay t.iền sử phẫu thuật trước đó.
Khối Cholesteatoma sau khi phẫu thuật nội soi, loại bỏ khỏi tai của bệnh nhi N.H.Q (4 t.uổi)
Tiếp tục thực hiện kiểm tra các cận lâm sàng như chụp phim CT xương thái dương và đo chức năng nghe, các bác sĩ chẩn đoán cháu bé mắc Cholesteatoma bẩm sinh. Đây là một bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến chức năng nghe của trẻ.
Sau khi hội chẩn và nhận định tình trạng nguy hiểm của ca bệnh, nếu không loại bỏ kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng nặng nề như điếc, liệt dây thần kinh mặt hay thậm chí là viêm màng não, ê-kíp bác sỹ chuyên khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện đa khoa Gia Đình đã tư vấn cho phụ huynh và chỉ định phẫu thuật trong ngày để loại bỏ khối Cholesteatoma.
Ê-kíp đã sử dụng phương pháp phẫu thuật nội soi với ưu điểm can thiệp tối thiểu đến cơ thể, không ảnh hưởng xấu đến những cơ quan xung quanh và ít gây đau đớn cho trẻ. Bằng phương pháp tối ưu kết hợp với trang thiết bị y tế hiện đại, ê kíp phẫu thuật đã loại bỏ hoàn toàn khối Cholesteatoma chỉ sau 1 giờ đồng hồ. Sau phẫu thuật, bệnh nhi hồi phục tốt, không nôn mửa, không chóng mặt, không c.hảy m.áu, có thể uống sữa và ăn cháo loãng.
Phụ huynh của bé N.H.Q cho biết: “Bé không có triệu chứng gì ở tai, cũng chưa từng phẫu thuật trước đó. Mình đưa bé đi khám vì thấy ho và chảy mũi dài ngày, cứ nghĩ là bé chỉ bị ốm bình thường thôi. Thực sự bất ngờ khi nghe bác sỹ chẩn đoán là bị mắc bệnh cholesteatoma bẩm sinh, nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng nặng đến tai.”
Theo Ths.Bs Trần Minh Trang, chuyên khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện đa khoa Gia Đình, Cholesteatoma là 1 khối u biểu bì nằm lạc chỗ ở trong tai giữa hoặc xương chũm. Nó có thể ở bất cứ vị trí nào trong các nhóm thông bào xương chũm. Đó là một bệnh lý ảnh hưởng đến tai và chức năng nghe, rất hiếm gặp và thường có dấu hiệu kín đáo nên khó phát hiện, dễ bị bỏ sót. Cholesteatoma nguyên phát từ trong thời kỳ bào thai với tỉ lệ 0.12/ 100.000 trẻ, gặp ở trẻ nam nhiều gấp 2 – 3 lần trẻ nữ. Khoảng hơn 50% các trường hợp là do tình cờ phát hiện.
Nếu khối Cholesteatoma không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nặng nề bởi chúng có khả năng ăn mòn, phá hủy các thành phần của tai giữa, xương thái dương và các cấu trúc lân cận. Do vậy dễ gây các biến chứng như ảnh hưởng đến chức năng nghe – nói, thậm chí gây điếc, liệt dây thần kinh mặt, rò ống bán khuyên. Nguy hiểm hơn là các biến chứng nội sọ như viêm màng não, áp xe não, viêm tắc tĩnh mạch bên.
Ths.Bs Trần Minh Trang cũng lưu ý, hiện nay tỉ lệ thực mắc Cholesteatoma bẩm sinh khó xác định và ngày càng có xu hướng gia tăng. Vì vậy, trẻ cần được thăm khám và chẩn đoán sớm để cải thiện kết quả điều trị và tránh các biến chứng nặng nề.
14 ca nhiễm Omicron ở Quảng Nam: Bộ Y tế yêu cầu điều tra, xử lý ổ dịch
Bộ Y tế có văn bản gửi Quảng Nam, Đà Nẵng và hai hãng hàng không Vietnam Airlines, Bamboo Airline về việc khẩn trương xử lý ổ dịch có 14 ca nhiễm Omicron.
Theo Bộ Y tế, ngày 30/12, Việt Nam ghi nhận 14 trường hợp nhiễm biến thể Omicron trên 4 chuyến bay về sân bay Đà Nẵng.
Để tiếp tục triển khai tốt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, không để dịch lây lan ra cộng đồng, Bộ đề nghị Quảng Nam, Đà Nẵng, Vietnam Airlines và Bamboo Airline khẩn trương mở rộng điều tra dịch tễ, thông báo cho các địa phương liên quan phối hợp truy vết thần tốc, lập danh sách tất cả những người tiếp xúc gần, liên quan với các bệnh nhân để từ đó cách ly y tế các trường hợp F1, đảm bảo không để lọt các trường hợp tiếp xúc gần.
Các địa phương, đơn vị nhanh chóng lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nguy cơ (gồm cả người cùng trên xe đưa đón, nhân viên phục vụ khách sạn, tiếp viên hàng không, nhân viên phục vụ mặt đất, người tiếp xúc gần…) để xét nghiệm khẳng định và trả lời kết quả nhanh nhất, từ đó triển khai các biện pháp phòng chống dịch kịp thời, phù hợp, hiệu quả.
Trong trường hợp người nào có kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2, các đơn vị chủ động gửi mẫu bệnh phẩm nghi Omicron đến Viện Pasteur Nha Trang để xét nghiệm, giải trình tự gene khẳng định.
Các tỉnh, thành phố và đơn vị phải thực hiện đúng chế độ về thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm hàng ngày kết quả giám sát, điều tra, phòng chống dịch COVID-19 về Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế theo quy định.