Đại dịch COVID-19 làm tăng rối loạn trầm cảm, lo âu, căng thẳng, mất ngủ…

Đại dịch COVID-19 làm tỉ lệ mắc rối loạn trầm cảm, lo âu, căng thẳng, mất ngủ tăng từ 31,4-41,1% tuỳ triệu chứng.

Giãn cách kéo dài là một trong những lý do thúc đẩy chứng rối loạn tâm thần ở nhiều người. Ảnh một chốt bảo vệ tại “vùng xanh” thời gian dịch nóng ở TP.HCM – Ảnh: TỰ TRUNG

Theo thông báo hôm nay 10-10 của Bệnh viện Sức khoẻ tâm thần Trung ương 1, kết quả phân tích 66 nghiên cứu trên thế giới về tỉ lệ mắc các rối loạn tâm thần trong đại dịch COVID-19 cho thấy tỉ lệ mắc rối loạn trầm cảm là 31,4%, rối loạn lo âu là 31,9%, căng thẳng là 41,9%, rối loạn giấc ngủ là 37,9%.

Đặc biệt nhóm dễ bị tổn thương là nhân viên y tế, người ở tuyến đầu chống dịch, người có bệnh lý nền, người sống độc thân…

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Vân, Trưởng Khoa Bán cấp tính nữ, Bệnh viện Sức khoẻ Tâm thần trung ương 1, thời gian qua bệnh viện đã nhận điều trị nhiều ca bệnh liên quan đến sức khoẻ tâm thần trong dịch và hậu COVID-19, cụ thể là các trường hợp rối loạn trầm cảm, lo âu, mất ngủ sau khi được xác định dương tính, rối loạn giấc ngủ, căng thẳng khi phải đi cách ly tập trung…

Ngoài ra có các trường hợp gặp triệu chứng loạn thần cấp do lo lắng biến chứng khi đến lịch tiêm ngừa COVID-19, bị khủng hoảng tâm lý do thảm hoạ, bị sang chấn tâm lý khi phải giãn cách kéo dài. Sau này các trường hợp không được can thiệp ngay, bệnh diễn biến thành các chứng sợ tiếp xúc, rối loạn ám ảnh…, ảnh hưởng đến chức năng sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày.

Hôm nay ngày 10-10 là Ngày Sức khoẻ tâm thần thế giới. Theo ông Trần Văn Thuấn, thứ trưởng Bộ Y tế, đại dịch diễn biến phức tạp đã làm gia tăng đáng kể các rối loạn sức khoẻ tâm thần, làm trầm trọng hố ngăn cách bất bình đẳng giữa các tầng lớp trong xã hội kèm theo các hậu quả nặng nề.

Ông Thuấn cho hay toàn thế giới cứ 4 người thì có 1 người có vấn đề sức khỏe tâm thần, trong 10 nguyên nhân chủ yếu gây mất khả năng lao động là do các vấn đề sức khoẻ tâm thần.

Theo ông Võ Văn Bản, Chủ tịch Hội Tâm lý trị liệu Việt Nam, khảo sát nhanh của Hội cho hay có 40% người được hỏi có nhu cầu can thiệp, tư vấn tâm lý. “Kết quả này cũng tương đương ở nước ngoài với 47% người ở tuyến đầu chống dịch cho biết cần tư vấn tâm lý”, ông Bản cho biết.

Khi bệnh nhân rối loạn tâm thần mắc COVID-19

Các bệnh nhân rối loạn tâm thần, bị mắc COVID-19 vẫn cần phải được điều trị các rối loạn tâm thần vốn có.

Tuy nhiên, phác đồ điều trị cần thật đơn giản và hiệu quả.

Để bệnh nhân rối loạn tâm thần có cơ hội được điều trị bệnh do COVID-19 gây ra, nên ưu tiên sử dụng thuốc và tạm ngừng các liệu pháp tâm lý nhận thức, hành vi, liệu pháp tâm lý nhóm…

Khi mắc COVID-19, người bệnh rối loạn tâm tâm vẫn cần tiếp tục điều trị bệnh tâm thần cùng với điều trị COVID-19

1. Với người bệnh tâm thần phân liệt mắc COVID-19

– Bệnh tâm thần phân liệt được đặc trưng bởi các triệu chứng loạn thần như hoang tưởng và ảo giác. Bệnh nhân có thể có hoang tưởng bị theo dõi, bị chi phối, bị hại. Bên cạnh đó, bệnh nhân có các ảo thanh (là tiếng người không có thật khen, chê, xui hoặc ra lệnh cho bệnh nhân).

– Khi bị mắc COVID-19, các triệu chứng loạn thần tuy không nặng thêm, nhưng bệnh nhân có thể có các biểu hiện lo âu (như sợ mình bị COVID-19, sợ bị bỏ rơi, sợ không ai hỗ trợ) và trầm cảm (chán nản, bi quan, mất ngủ, chán ăn, sợ c.hết). Mặt khác, bệnh nhân có thể phải dùng thuốc điều trị COVID-19, nên bệnh cảnh lâm sàng sẽ phức tạp hơn.

– Bệnh nhân tâm thần phân liệt bị mắc COVID-19 nên được điều trị bằng các t.huốc a.n t.hần mới, đơn trị liệu, vì các lý do sau đây:

Ít tác dụng phụ, không có hiện tượng tương tác thuốc với các loại thuốc khác.

Có tác dụng trên cả triệu chứng loạn thần (hoang tưởng, ảo giác) và các triệu chứng cảm xúc (lo âu, trầm cảm).

Không cần điều chỉnh liều thuốc trong suốt quá trình điều trị.

– Các t.huốc a.n t.hần khuyên dùng:

Olanzapine 10mg x 1 viên/tối.

Risperidone 2mg x 2 viên/ngày (sáng 1 viên, tối 1 viên).

Quetiapine 300mg x 2 viên/ngày (sáng 1 viên, tối 1 viên).

– Các bệnh nhân tâm thần phân liệt giai đoạn ổn định vẫn có thể tiêm vaccine phòng COVID-19 bình thường. Các bệnh nhân đang phải điều trị bệnh do COVID-19 gây ra thì vẫn phải uống t.huốc a.n t.hần để chữa tâm thần phân liệt.

2. Đối với người bệnh trầm cảm mắc COVID-19

Triệu chứng sẽ nặng hơn khi người bệnh rối loạn tâm thần mắc COVID-19

– Các bệnh nhân trầm cảm được đặc trưng bởi các triệu chứng khí sắc giảm, mất hết các hứng thú và sở thích, mất ngủ, bi quan, chán nản, mệt mỏi, mất năng lượng, chán ăn, sút cân… và muốn c.hết.

– Khi họ bị mắc COVID-19, các triệu chứng của trầm cảm sẽ nặng thêm (nếu chưa ổn định) hoặc tái phát (nếu đã ổn định). Ngoài ra, bệnh nhân còn luôn lo lắng vì sợ bị nhiễm bệnh, sợ bị cô lập, sợ bị bỏ rơi, sợ không ai giúp đỡ. Như vậy, bệnh cảnh lâm sàng sẽ phức tạp hơn nhiều.

– Các bệnh nhân trầm cảm bị mắc COVID-19 nên được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm SSRI, kết hợp với t.huốc a.n t.hần liều thấp, vì các lý do sau đây:

Hiệu quả điều trị cao, an toàn và không tương tác với các thuốc khác.

Chỉ cần dùng thuốc mỗi ngày 1 lần (vào buổi tối).

Không cần điều chỉnh liều, có thể áp dụng cho nhiều đối tượng bệnh nhân.

– Phác đồ cụ thể như sau:

1. Sertraline 100mg x 1 viên/tối.

2. Olanzapine 5mg x 1 viên/tối.

Có thể thay thế sertraline bằng paroxetine liều 20mg/ngày, hoặc escitalopam 20mg/ngày.

– Các bệnh nhân trầm cảm giai đoạn ổn định vẫn có thể tiêm vaccine phòng COVID-19 bình thường. Các bệnh nhân đang phải điều trị bệnh do COVID-19 gây ra thì vẫn phải uống thuốc chống trầm cảm và thuốc bình thần.

3. Đối với các rối loạn lo âu (lo âu lan tỏa và cơn hoảng sợ kịch phát..)

– Bệnh nhân lo âu lan tỏa được đặc trưng bởi tình trạng lo lắng quá mức không thể kiểm soát kéo dài suốt ngày, trong nhiều tuần. Bệnh nhân khó tập trung chú ý, khó vào giấc ngủ, nhanh mệt khi phải tập trung vào một việc gì đó và luôn than phiền đầu óc trống rỗng. Ngoài ra, họ còn có các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật như đ.ánh trống ngực, vã mồ hôi, đầy bụng, đái rắt, các cơn nóng bừng hoặc lạnh buốt.

– Bệnh nhân có cơn hoảng sợ kịch phát sẽ có các cơn hoảng sợ với cường độ vô cùng mạnh mẽ. Cơn xuất hiện đột ngột, kéo dài chỉ 5-10 phút rồi tự hết. Trong cơn sợ, bệnh nhân cảm thấy sắp c.hết đến nơi, sắp phát điên, mất kiểm soát. Ngoài ra, bệnh nhân không thở nổi do thiếu không khí (họ thở nhanh, nông) và đ.ánh trống ngực dữ dội. Sau cơn bệnh nhân vã mồ hôi đầm đìa và mệt rã rời. Họ luôn lo sợ cơn hoảng sợ quay lại.

– Khi mắc COVID-19, các bệnh nhân có rối loạn lo âu sẽ nặng thêm hoặc tái phát bệnh. Ngoài ra, họ còn có các triệu chứng trầm cảm như mất ngủ, buồn rầu, bi quan, chán nản, muốn c.hết…

– Các bệnh nhân rối loạn lo âu khi bị mắc COVID-19 nên dùng thuốc chống trầm cảm SSRI kết hợp với benzodiazepine để điều trị cho các bệnh nhân này với lý do sau:

Hiệu quả cắt lo âu cao, xuất hiện nhanh.

An toàn, không tương tác với các thuốc khác.

Chỉ cần dùng thuốc 1 lần/ngày vào buổi tối.

Không cần điều chỉnh liều, có thể áp dụng cho nhiều đối tượng bệnh nhân.

– Phác đồ cụ thể như sau:

1. Paroxetine 20mg x 1 viên/tối.

2. Bromazepam 6mg x 1/2 viên/tối.

Có thể thay paroxetine bằng sertraline 100mg hoặc escitalopram 20mg. Tương tự, có thể thay bromazepam bằng clonazepam 1mg/ngày.

– Ở bệnh nhân rối loạn lo âu: các bệnh nhân rối loạn lo âu đã ổn định vẫn tiêm được vaccine phòng COVID-19.

PGS.TS. Bùi Quang Huy

Chủ nhiệm Khoa Tâm thần-Bệnh viện quân y 103

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *