Đại kỵ khi ăn cà chua, biết mà tránh để khỏi ‘mang họa’

Cà chua là loại thực phẩm được sử dụng khá phổ biến. Thế nhưng, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp ăn cùng cà chua hay ai cũng ăn được loại quả này bởi có thể gây hại cho sức khỏe.

Ảnh minh họa: Internet

Ăn cà chua xanh

Cà chua chưa chín có chứa số lượng lớn alkaloi, dễ gây ngộ độc thực phẩm. Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh như buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi… có thể đe dọa tính mạng.

Ăn cùng dưa chuột

Cà chua thường được chế biến làm salad, do đó việc kết hợp với dưa chuột là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên không nhiều người biết rằng một trong những món “đại kỵ” của cà chua chính là loại quả này. Lý do là dưa chuột chứa một loại enzyme catabolic, sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong các loại rau khác.

Ăn cùng khoai lang

Trong thành phần của quả cà chua cũng rất “không ưa” các loại khoai, trong đó có khoai lang. Nếu chúng ta vô tình kết hợp khoai lang và cà chua chung chúng sẽ biến thành những chất gây rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Vì vậy, cac bà nội trợ chớ dại mà kết hợp hai loại thực phẩn này chung nhé.

Tương tự như với khoai lang, dùng cà chua với khoai tây cũng sẽ làm khó tiêu, dẫn đến đau bụng, tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa. Ảnh minh họa: Internet

Ăn cùng cà rốt

Thói quen của một số gia đình là nấu cà rốt, khoai tây và cà chua chung một món canh, hoặc một món hầm nào đó. Tuy nhiên, khi kết hợp các thực phẩm nha cà rốt, khoai tây chung vớ cà chua sẽ khiến cho thành phần enzym trong cà rốt phân giải vitamin C có trong cà chua. Đồng thời, khi dùng chung hai loại thực phẩm này sẽ làm giảm các thành phần dinh dưỡng của nhau, khiến món ăn kém dinh dưỡng và mất chất.

Không nên ăn nhiều hạt cà chua

Hạt cà chua không hề được tiêu hóa khi hấp thu vào dạ dày của chúng ta. Nếu chúng ta ăn quá nhiều trong quá trình vận chuyển thức ăn của đường ruột, hạt cà chua có thể lọt vào ruột thừa, dễ gây viêm ruột thừa.

Cà chua chưa chín có chứa số lượng lớn alkaloi, dễ gây ngộ độc thực phẩm. Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh như buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi… có thể đe dọa tính mạng. Ảnh minh họa: Internet

Không ăn cùng khoai tây

Tương tự như với khoai lang, dùng cà chua với khoai tây cũng sẽ làm khó tiêu, dẫn đến đau bụng, tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.

Không chế biến cà chua bằng nồi gôm hoặc gang

Hầu hết chào và nồi được sử dụng để chế biến các món ăn được làm bằng nhôm và gang. Khi chế biến cà chua thì tránh sử dụng nồi và chảo làm bằng 2 chất liệu kể trên bởi axit trong cà chua sẽ sinh ra phản ứng hóa học với nhôm hoặc gang. Từ đó làm cho món ăn bị giảm hương vị và mất đi dưỡng chất.

Hạt cà chua không hề được tiêu hóa khi hấp thu vào dạ dày của chúng ta. Nếu chúng ta ăn quá nhiều trong quá trình vận chuyển thức ăn của đường ruột, hạt cà chua có thể lọt vào ruột thừa, dễ gây viêm ruột thừa. Ảnh minh họa: Internet

Không ăn cà chua khi đói

Chất pectin và nhựa phenolic chứa nhiều trong cà chua. Khi bạn ăn cà chua vào những lúc đói, những chất này có thể phản ứng với a-xít, ảnh hưởng lớn đến dạ dày. Dạ dày tiêu thụ những chất này có thể gây nên tình trạng nôn mửa, đau bụng. Chính vì vậy, bạn không nên ăn cà chua trong khi đói, nhất là đối với những trường hợp giảm béo với cà chua, cần phải cân nhắc kĩ lưỡng khi sử dụng.

Không dùng cà chua nấu chín để lâu

Khi bạn sử dụng cà chua đã bị nấu chín kĩ hoặc để trong thời gian dài, dinh dưỡng và hương vị sẽ bị mất đi. Bên cạnh đó, nếu bạn ăn phải cà chua không còn chất dinh dưỡng có thể gây nên tình trạng ngộc độc thực phẩm, không tốt cho sức khỏe, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)

Theo T.iền phong

Đừng bao giờ ăn những đồ ăn này nếu bụng đang ‘rỗng’

Có những loại đồ ăn bạn không bao giờ nên ăn khi đang đói bụng

1. Cà chua

Mặc dù cà chua giàu vitamin C và dinh dưỡng nhưng nên tránh tiệt cà chua khi bụng đang rỗng. Axit tanic có trong cà chua làm tăng độ axit trong dạ dày và có thể dẫn tới loét dạ dày. Vậy nên những người có vấn đề về thực quản và loét dạ dày nên tránh các loại quả họ cam quýt như cam, chanh, cà chua.

2. Đồ uống có ga

Nhiều người nghĩ rằng có thể uống đồ uống có ga mọi lúc mọi nơi, nhưng điều đó có đúng không? Nếu như bạn biết rằng uống đồ uống có ga khi dạ dày trống rỗng có thể khiến dạ dày trào ngược hoặc tệ hơn nữa? Uống quá nhiều đồ uống có ga làm gia tăng độ axit trong dạ dày và tiếp đó có thể trở thành nguyên nhân của ung thư thực quản. Nồng độ axit quá cao cũng có thể gây viêm loét và các biến chứng khác. Vậy nên, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi với tay lấy lon nước coca.

3. Bánh nướng hoặc bánh ngọt

Vào sáng sớm, mọi người thường tìm đến loại thức ăn dễ nấu và nấu nhanh nhất trước khi lao ra khỏi nhà để đi làm. Kể cả khi đang có một cái bụng rỗng sau khi tỉnh dậy hay vào tối muộn, người ta thường ăn một bữa qua loa bằng bánh ngọt hoặc hoa quả. Tuy nhiên, những thức ăn đó thực ra không tốt cho dạ dày của bạn, chúng chứa nhiều men bánh có thể kích thích lên đường tiêu hóa.

4. Đồ ăn cay

Ăn các món ăn cay khi không có gì trong bụng làm xung động trong bụng càng mãnh liệt, gây kích thích dẫn tới chứng rút bụng và các phản ứng tạo axit. Cay là một vị rất mạnh và gay gắt, và vì vậy nó có thể làm nảy sinh chứng khó tiêu. Tỏi, ớt cay và gừng là các món ăn cay tiêu biểu cần tránh.

5. Kẹo ngọt

Quá trình tiêu hóa đường rất ngắn. Khi đường đi vào trong dạ dày rỗng, cơ thể con người không thể sản sinh đủ isulin để giữ vững nồng độ đường bình thường trong m.áu. Đây là con đường dẫn tới các bệnh về mắt. Hơn nữa, đường cấu tạo từ một loạt axit có thể phá vỡ cân bằng của các axit ankan, những người có lượng đường trong m.áu cao và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nên tránh ăn kẹo.

6. Sữa chua

Sữa chua chứa nhiều vi khuẩn axit lactic mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, axit lactic sẽ không có tác dụng trong môi trường có nồng độ axit cao, ví dụ như trong dạ dày trống rỗng, môi trường này làm c.hết vi khuẩn axit lactic có trong các sản phẩm sữa và tạo ra tính axit. Tốt nhất là ăn sữa chưa như là ăn vặt, trong vòng 1-2 tiếng trước bữa chính. Hơn nữa, nên tránh ăn sữa chua khi chưa có gì trong bụng.

7. Quả lê

Quả lê chứa chất xơ sống. Khi chúng ta ăn lê mà không có gì trong bụng, nó có thể làm tổn thương màng nhầy mỏng manh và gây đau dạ dày.

Huy Hoàng

Theo: buzznoble/vietQ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *