Đại kỵ khi uống cà phê, không muốn ‘c.hết’ thì thay đổi ngay lập tức

Đừng nghĩ rằng vừa ngủ dậy còn lơ mơ, uống cà phê sẽ giúp tỉnh táo thì đã nhầm to. Theo các chuyên gia, uống cà phê ngay sau khi thức dậy có thể khiến bạn thấy chán nản và bồn chồn, sụt giảm năng lượng tích cực chỉ vài giờ sau đó.

Ảnh minh họa: Internet

Thời điểm tuyệt đối không được uống cà phê

Không nên uống cà phê vào sáng sớm

Dừng nghĩ rằng vừa ngủ dậy còn lơ mơ, uống cà phê sẽ giúp tỉnh táo thì đã nhầm to. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, uống cà phê ngay sau khi thức dậy có thể khiến bạn cảm thấy chán nản và bồn chồn, cũng như sụt giảm năng lượng tích cực chỉ vài giờ sau đó.

Lý giải một cách khoa học thì là, khi bạn vừa thức dậy, lượng cortisol trong cơ thể tăng cao (đây là loại hormone khiến bạn cảm thấy căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi). Nếu bạn bổ sung caffein ngay lúc này sẽ làm tăng mức cortisol khiến tâm trạng bồn chồn, hồi hộp, lo lắng. Vì thế hãy chắc chắn không tìm đến cà phê một cách vội vàng mỗi sáng. Thay vào đó, bạn thử tập ngủ sớm vào tối hôm trước đi. Thói quen khoa học đó sẽ giúp cơ thể nạp đủ năng lượng mỗi sáng hơn đấy.

Tránh xa cà phê sau 3h chiều

Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tác động kích thích lên thần kinh của cà phê có thể kéo dài đến 6 giờ sau khi uống. Bởi thế, nếu bạn muốn ngủ lúc 9h tối thì đừng dại uống cà phê sau 3 chiều.

Tốt nhất bạn nên ngừng uống cà phê từ sau 2h chiều. Nếu cảm thấy tinh thần không được tốt và uể oải, hãy thử uống trà xem sao. Trà xanh cũng có một phần caffein (1/3) nên có thể giúp bạn khắc phục được cơn buồn ngủ cũng như sự chán nản, uể oải của buổi chiều đấy.

Đừng bao giờ uống cà phê vào buổi tối. Điều đó có thể khiến bạn mất ngủ hoàn toàn hoặc ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ do cảm giác bồn chồn mà cà phê gây ra. Ảnh minh họa: Internet

Thời gian của bữa cơm tối

Không bao giờ uống cà phê cùng với bữa ăn hoặc ngay sau bữa ăn. Điều đó có thể cản trở sự hấp thu sắt trong cơ thể. Bạn nên duy trì một khoảng cách giữa giờ ăn và lượng cà phê, nhất là đối với cà phê chứa đường và sữa. Đừng quên điều này nếu bạn là người bị thiếu m.áu.

Buổi tối

Đừng bao giờ uống cà phê vào buổi tối. Điều đó có thể khiến bạn mất ngủ hoàn toàn hoặc ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ do cảm giác bồn chồn mà cà phê gây ra.

Uống cà phê quá nhiều

Bạn có thể uống cà phê bất cứ khi nào cảm thấy mệt mỏi hay buồn ngủ? Cà phê sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn, nhưng tác hại của việc uống quá nhiều cà phê là sẽ dẫn đến các triệu chứng khó chịu như đau đầu, buồn nôn, mất ngủ, tim đ.ập nhanh… Thậm chí bạn còn có nguy cơ bị đau dạ dày!

Những món không nên kết hợp cùng cà phê

Kem không được làm từ sữa

Đây có thể là món tồi tệ nhất khi dùng chung với cà phê. Những thành phần hàng đầu của các loại kem này thường là sirô ngô cứng và dầu thực vật được hydro hóa một phần, chúng bắt chước kem nhưng bở hơn.

Sirô ngô cơ bản cũng tương tự như đường chứa calo rỗng, dầu thực vật hydro hóa là chất béo chuyển đổi nhân tạo – chúng khiến động mạch bị tắc, tăng nguy cơ bệnh tim và tiểu đường.

Nếu bạn dùng kem không làm từ sữa hàng ngày vì không thể uống sữa, nên dùng một loại kem tương tự như kem sữa dừa có thành phần là sữa dừa tự nhiên.

Bạn có thể uống cà phê bất cứ khi nào cảm thấy mệt mỏi hay buồn ngủ? Cà phê sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn, nhưng tác hại của việc uống quá nhiều cà phê là sẽ dẫn đến các triệu chứng khó chịu như đau đầu, buồn nôn, mất ngủ, tim đ.ập nhanh… Thậm chí bạn còn có nguy cơ bị đau dạ dày! Ảnh minh họa: Internet

Mùi vị bổ sung

Chúng thường được cho thêm vào cà phê để bổ sung mùi vị và làm bắt mắt hơn, ví dụ như những loại vani, hạt dẻ, caramen, bột bí ngô… Những thứ này chứa nhiều đường, màu nhân tạo.

Mỗi 30gram sirô hương liệu bổ sung chứa khoảng 19g đường, làm tăng nguy cơ đường huyết. Bạn nên lựa chọn các sản phẩm có chứa thành phần tự nhiên như vani, bạc hà, chiết xuất từ hạt, đậu không chứa đường.

Các chất làm ngọt

Các loại chất làm ngọt không lập tức làm tăng giảm đường trong m.áu như đường, nhưng ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy các chất làm ngọt nhân tạo này làm rối loạn chuyển hóa glucose, làm tăng cảm giác đói và tăng nguy cơ tiểu đường.

Chúng cũng có thể làm rối loạn vi khuẩn đường ruột có ảnh hưởng tới toàn bộ chức năng cơ thể.

Đường

Chút ít đường không làm tổn hại bạn, nhưng nếu bạn uống vài ly cà phê mỗi ngày, những calo rỗng ấy sẽ tích tụ rất nhanh. 2 muỗng đường tương ứng với 48g, nhiều hơn đường trong 1 lon coca.

QUẢNG AN (TỔNG HỢP)

Theo T.iền phong

Dấu hiệu và cách điều trị chứng ớn lạnh ở phụ nữ

Người mắc chứng ớn lạnh sẽ cảm thấy tay chân giá lạnh, hoặc vùng lưng lạnh mát; đôi khi kèm các triệu chứng như đau đầu, đau lưng, cứng vai, bồn chồn, váng đầu, hoa mắt, khó thở…

Ớn lạnh là chứng bệnh đặc trưng của nữ giới

Chứng ớn lạnh, do đâu?

Bạn quá gầy. Trọng lượng cơ thể nhẹ có thể là nguyên nhân đầu tiên khiến bạn cảm thấy lạnh run dù không phải đang ở trong mùa đông. Thiếu cân có nghĩa cơ thể thiếu chất béo làm nhiệm vụ như một bức tường ngăn cản nhiệt độ xâm nhập vào.

Rối loạn tuyến giáp. Luôn bị lạnh là dấu hiệu của suy giáp, có nghĩa tuyến giáp không tiết đủ hormone tuyến giáp cần thiết để nó hoạt động đúng chức năng. Nếu không đủ hormone này, sự trao đổi chất chậm lại, ngăn cơ thể sản xuất nhiệt.

Thiếu chất sắt. Nồng độ chất sắt trong cơ thể thấp là một trong những lý do phổ biến gây nên tình trạng ớn lạnh. Sắt là khoáng chất quan trọng giúp các tế bào m.áu đỏ mang oxy đi khắp cơ thể cũng như mang lại sức nóng và các chất dinh dưỡng khác cho mọi tế bào trong hệ thống cơ thể.

M.áu lưu thông kém. Nếu bàn tay và bàn chân luôn lạnh như băng, trong khi các bộ phận còn lại của cơ thể vẫn bình thường, có thể do vấn đề lưu thông m.áu vào tứ chi của bạn quá kém.

Ngủ không đủ giấc. Thiếu ngủ có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, từ đó tác động đến nhiệt độ cơ thể. Nghiên cứu cho thấy để đáp ứng với căng thẳng do thiếu ngủ, một khu vực ở não chịu trách nhiệm điều chỉnh nhiệt độ có xu hướng giảm xuống nên gây ra những cơn ớn lạnh liên tục.

Mất nước. Nếu cơ thể đủ nước, nước sẽ giữ nhiệt và phát hành nó từ từ, giúp cơ thể luôn ấm áp. Khi ít nước, cơ thể nhạy cảm hơn với nhiệt độ bên ngoài.

Khối lượng cơ bắp ít. Cơ giúp duy trì nhiệt độ cơ thể bằng cách sản xuất nhiệt. Không có đủ cơ bắp góp phần gây nên cảm giác lạnh. Ngoài ra, khối lượng cơ bắp nhiều còn giúp thúc đẩy sự trao đổi chất nhằm chống lại các cơn ớn lạnh tấn công.

Điều trị

Chứng lạnh là bệnh về thể chất, không có nguy cơ gây t.ử v.ong. Tuy nhiên, chứng lạnh dễ bộc phát viêm bàng quang, đau thần kinh, cũng có thể gây hiếm muộn và sảy thai. Điều trị chứng lạnh, cần quan tâm những sinh hoạt thường ngày, làm cho vận hành thần kinh tự động được cải thiện, thúc đẩy tuần hoàn huyết dịch và chuyển hóa các chất, tăng cường thể chất.

Cần vận động một cách tích cực, thúc đẩy huyết dịch tuần hoàn. Về mặt ăn uống, hấp thu nhiều chất đạm, vitamin, chất sắt và thức ăn giàu năng lượng. Chất đạm không thể thiếu trong việc giữ ấm cơ thể, cần ăn nhiều thức ăn chứa nhiều vitamin nhóm B, C, E.

Theo anninhthudo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *