Dễ nóng giận, mệt mỏi, cáu gắt, lo âu, bị chuột rút, thèm ăn, thậm chí còn thấy đau bụng… Những triệu chứng này khiến đàn ông gặp phải rắc rối không kém gì phụ nữ “đến kỳ”.
Khi đàn ông… “đến tháng”
Phụ nữ khi đến kỳ “đèn đỏ” nội tiết tố thay đổi mạnh, thường trở nên khó ở, mệt mỏi, tính cách thất thường. Nhưng thực ra, đàn ông cũng có cái ngày đó và họ cũng có những triệu chứng khó chịu như chị em.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, giống như phụ nữ, đàn ông khi đến ngày cũng có những trải nghiệm t.iền k.inh n.guyệt – bao gồm chuột rút, thèm ăn, có người thậm chí còn thấy đau bụng giống như chị em bị đau bụng kinh.
Bác sĩ chuyên khoa người Mỹ Jet Diamond (tác giả của cuốn The Irritable Male Syndrome) đã khai thác các trường hợp nam giới cho rằng mình “đến ngày” và đưa ra kết luận: “Nam giới cũng có chu kỳ hormone y như phụ nữ”.
Khi đến chu kỳ giảm testosterone, nam giới sẽ phải chịu đựng cảm giác như chị em “đến tháng”. Ảnh minh hoạ
Cũng tìm hiểu về hiện tượng “kỳ quái” này, một website chuyên khảo sát của Anh tên là VoucherCloud đã thực hiện một khảo sát trên 2.400 người, trong đó một nửa là nam giới, về việc họ có gặp phải những triệu chứng PMS – như chuột rút, mệt mỏi, và trở nên nhạy cảm hơn không?.
Kết quả, 26% nam giới cho biết họ có những trải nghiệm này, và họ cũng gọi đó là “đến kỳ”. Trong đó, 12% thú nhận lúc đó họ trở nên nhạy cảm về vấn đề cân nặng, 5% cảm thấy như “đau bụng kinh”, 9% thì luôn cảm thấy đói.
Mức độ “khủng khiếp” hơn nữ?
Một nghiên cứu khác từ năm 2004 cho thấy, những nam giới tham gia nghiên cứu cũng chịu các triệu chứng PMS, thậm chí còn “khủng khiếp” hơn ở nữ. Trong nghiên cứu này, nam giới chịu mức độ trầm cảm nặng hơn, cảm thấy mệt mỏi, nóng tính, đau bụng và đau lưng…
Theo đó, khi đến chu kỳ giảm testosterone, nam giới sẽ phải chịu đựng cảm giác cáu gắt, trầm cảm, lơ đãng, kèm xu hướng bạo lực hơn hẳn bình thường.
Đàn ông thường ít chia sẻ những khó khăn cả về công việc, cuộc sống và đặc biệt là cảm xúc của họ với người khác. Chính vì vậy, họ lại càng thấy căng thẳng hơn mỗi khi “đến kỳ”.
Nam giới bị triệu chứng PMS thậm chí còn “khủng khiếp” hơn ở nữ. Ảnh minh hoạ
Theo các nghiên cứu, sự thay đổi nội tiết tố ở nam giới có thể thay đổi từng ngày. Mỗi ngày, mức testosterone của một người đàn ông tăng vào buổi sáng và giảm vào buổi tối. Nó khiến họ mệt mỏi như khi phụ nữ đến kỳ k.inh n.guyệt, thậm chí khi lượng testosterone quá thấp có thể làm giảm ham muốn t.ình d.ục.
Tuy nhiên, theo Tiến sĩ, nhà tâm lý trị liệu Jed Diamond triệu chứng này ở đàn ông lại không xảy ra thường xuyên, đều đặn như chu kỳ k.inh n.guyệt của phụ nữ. Phần lớn người đàn ông dễ gặp những hiện tượng này nhất là ở t.uổi mới lớn và tầm trung niên.
Theo đó, thông thường mức testosterone của một người đàn ông bắt đầu giảm sớm nhất là 30 t.uổi. Nếu kéo dài tình trạng này, nam giới cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị bởi nó sẽ ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và chất lượng sống của họ.
“Xoa dịu” bằng cách nào?
Phần lớn phụ nữ đều hiểu cảm giác mệt mỏi, căng thẳng mỗi khi đến kỳ k.inh n.guyệt nên họ rất thông cảm với đàn ông.
Trong các khảo sát nói trên, có từ 46- 55% nữ giới tin rằng đàn ông cũng… đến ngày và gần một nửa số này thường đối xử rất nhẹ nhàng với cánh đàn ông. Họ cũng tìm cách xoa dịu sự bức bối, căng thẳng của đàn ông, giúp các chàng vui lên hơn.
Tập thể dục đều đặn là một trong những giải pháp giảm stress hiệu quả, duy trì hormone testosterone ổn định.
Phương pháp để giảm hội chứng khó chịu ở nam giới là duy trì hormone testosterone ở mức độ ổn định. Để kiểm soát tình trạng này, các phương pháp cần áp dụng là:
– Điều hòa cảm xúc và tâm trạng bản thân.
– Giảm stress bằng tập thể dục đều đặn
– Nghỉ ngơi, ngủ đúng giờ giấc
– Hạn chế căng thẳng, tránh ôm đồm công việc
– Ăn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin D
– Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng bao gồm protein, chất béo tốt và carbohydrate
– Tránh uống rượu và hút t.huốc l.á.
Bên cạnh đó, việc hiểu và thông cảm với người đàn ông của mình, bạn sẽ giúp họ cân bằng được sự thay đổi của hormone; tránh những xung đột, căng thẳng không đáng có.
Hiểu và thông cảm với người đàn ông của mình, bạn sẽ giúp họ cân bằng được sự thay đổi của hormone; tránh những xung đột, căng thẳng không đáng có.
Tuy nhiên, nếu đàn ông của bạn thường xuyên gặp triệu chứng này, nên đi khám để được điều trị, vì rất có thể đây không phải chỉ đơn thuần là “đến tháng” mà có thể nó là kết quả của mức độ testosterone thấp.
Các dấu hiệu của Hội chứng khó chịu ở nam giới (IMS) bao gồm:
Tự ti
Lo lắng
Mệt mỏi
Chán nản
Nhạy cảm
Tâm lý nóng nảy
Giảm ham muốn t.ình d.ục
Nhầm lẫn hoặc rối loạn tâm thần
Mai Anh
Theo giadinh.net
Nguyên Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần: “Không phải xã hội phát triển khiến cho số lượng người mắc bệnh tâm thần tăng lên”
PGS.TS. Trần Viết Nghị – nguyên Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai – nhận định số lượng bệnh nhân tâm thần tăng lên do nhận thức của xã hội về các rối loạn tâm thần được nâng cao, không phải do xã hội phát triển.
Bệnh nhân được chăm sóc tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai.
Chia sẻ với VietTimes bên lề Hội nghị khoa học thường niên do Viện Sức khỏe tâm thần tổ chức tại Hà Nội ngày 18/10, PGS.TS. Trần Viết Nghị cho biết nhận thức của cộng đồng về bệnh tâm thần trong những năm 80 của thế kỷ trước còn eo hẹp, nên các số liệu điều tra về bệnh cũng ít ỏi.
“Vào thời điểm đó, cộng đồng quan niệm bệnh tâm thần chỉ gồm tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần trong động kinh, người mắc bệnh bị “điên” nên phải bị nhốt lại. Bệnh nhân đến điều trị tập trung vào các trại điều dưỡng tâm thần, các bệnh viện tâm thần lớn, chịu cảnh sinh hoạt khắc khổ” – PGS.TS. Trần Viết Nghị nói.
T.iền thân của Viện là Khoa Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai (gọi tắt là Khoa). Cũng giống với nhiều cơ sở điều trị bệnh tâm thần khác, Khoa phải nhốt rất nhiều bệnh nhân tâm thần sau những cánh cửa sắt. Không đủ giường, người bệnh phải nằm dưới sàn gỗ, sàn xi măng, việc sinh hoạt cá nhân bị hạn chế.
Sau đó, nhờ nỗ lực của các chuyên gia trong ngành tâm thần học, nhận thức của cộng đồng về bệnh tâm thần được đổi mới, quan niệm về bệnh tâm thần được mở rộng. Bệnh tâm thần không còn bị bó hẹp trong những biểu hiện “điên loạn, kích động” mà được mở rộng theo bảng phân loại thống kê quốc tế về bệnh tật và các vấn đề sức khỏe có liên quan – ICD.
Bác sĩ Trần Viết Nghị cho biết, hiện nay nhận thức của cộng đồng đã được nâng cao, kiến thức về bệnh được cập nhật.
“Những bệnh trước đây người ta không coi là bệnh tâm thần, ví dụ mất ngủ, trầm cảm, rối loạn liên quan đến stress, loạn chức năng hoặc nghiện rượu, nghiện t.huốc l.á, nay được xếp loại là các rối loạn có liên quan tới tâm thần” – PGS.TS. Trần Viết Nghị chia sẻ.
PGS.TS Trần Viết Nghị nhận hoa và chụp ảnh cùng với các bác sĩ của Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai.
Bên cạnh đó, môi trường bệnh viện cũng được thay đổi: Thay vì giam giữ bệnh nhân sau những cánh cửa sắt giống như lồng giam, bệnh viện mở cửa, thuê nhân viên bảo vệ trông giữ bệnh nhân; Xây dựng bệnh viện xanh, sạch, đẹp, có cây xanh, có sân bóng, khu vực giải trí cho bệnh nhân; Chăm sóc cho bệnh nhân tốt hơn, thái độ ứng xử của các bác sĩ cũng mềm mại hơn; Áp dụng điều trị rối loạn tâm thần dựa vào cộng đồng, tuyên truyền về bệnh tới đông đảo người dân…Từ đó trở đi, người dân nhìn vào bệnh viện tâm thần có cảm giác bình dị, giống như đi điều trị một căn bệnh thể chất khác. Còn các bệnh nhân tâm thần không bị mặc cảm căn bệnh của mình.
Do đó, số lượng phát hiện bệnh tăng lên, số lượng người bệnh được chăm sóc nhiều hơn, còn bản chất của bệnh không thay đổi, không phụ thuộc vào việc xã hội phát triển hay không.
“Có thể bây giờ người dân gặp căng thẳng nhiều hơn do các vấn đề về hội nhập quốc tế, áp lực cuộc sống. Nhưng, người dân sinh sống trong thế kỷ trước cũng có áp lực cuộc sống, cũng có sự căng thẳng, có áp lực tâm lý. Vì vậy, tôi cho rằng bệnh không thay đổi, các rối loạn tâm thần vẫn tồn tại trong cộng đồng từ xưa đến nay. Ngày xưa, chúng ta nhận thức hẹp thì kết quả điều tra cơ bản ít, bây giờ nhận thức rộng thì điều tra cơ bản nhiều mà thôi” – PGS.TS. Trần Viết Nghị kết luận.
Đồng quan điểm, PGS. TS. Nguyễn Văn Tuấn – Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần – cho biết, xã hội phát triển không phải là nguyên nhân khiến cho số lượng bệnh nhân tăng lên.
“Ví dụ stress (hay còn gọi là căng thẳng), ta cứ nói là xã hội phát triển nên người dân bị stress nhiều, song, thực tế không phải. Xã hội phát triển, hay kém phát triển thì người dân vẫn sẽ có stress.
Tương tự, bệnh tự kỷ ở trẻ được phát hiện nhiều hơn do trình độ của bác sĩ và nhận thức của cộng đồng được nâng cao, không còn hạn hẹp như trước. Đừng “đổ tội” cho xã hội phát triển, chúng ta nên cảm thấy mừng vì cộng đồng đã quan tâm tới các vấn đề về sức khỏe tâm thần” – PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn nói.
Hội nghị khoa học thường niên Viện Sức khỏe Tâm thần lần thứ 11 được tổ chức trong ngày 18/10 tại Bệnh viện Bạch Mai, gồm 5 phiên với các chủ đề: Tổng quan về ngành điều trị tâm thần trên thế giới; động kinh các rối loạn tâm thần thực tổn và nghiện chất; tâm thần học người trưởng thành; tâm thần t.rẻ e.m và v.ị t.hành n.iên; các phương thức điều trị hóa dược và can thiệp.
Các chủ đề đã thu hút hàng trăm bài trình bày của nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế, giúp Hội nghị trở thành nơi trao đổi, nâng cao các kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực tâm thần của các cán bộ y tế, bác sĩ; đồng thời chia sẻ các kinh nghiệm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần của người dân.
Các chuyên gia về tâm thần học trong nước và ngoài nước tham dự Hội nghị ngày 18/10.
Cũng trong sáng 18/10, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập (1969-2019).
Theo TS. Nguyễn Doãn Phương – Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần, sau 50 năm xây dựng và phát triển, Viện Sức khỏe tâm thần đã trở thành một trong những sự lựa chọn hàng đầu của người bệnh trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần, sát cánh cùng người nhà và người bệnh qua việc mang đến các dịch vụ toàn diện, chuyên nghiệp, hiệu quả nhằm chăm sóc sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần cho cộng đồng.
Tới tham dự và phát biểu tại sự kiện, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) biểu dương những nỗ lực của các cán bộ y tế Viện Sức khỏe tâm thần trong 50 năm qua. “Những đóng góp của Viện đã góp phần đưa Bệnh viện Bạch Mai trở thành Bệnh viện hạng Đặc biệt của cả nước” – PGS.TS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.
PGS.TS. Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh trao bằng khen của Bộ Y tế cho TS. Nguyễn Doãn Phương và các cán bộ tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai.
PGS.TS. Nguyễn Quốc Anh – Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai bày tỏ sự tin tưởng Viện Sức khỏe Tâm thần sẽ tiếp tục phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, các phương pháp điều trị mới vào công tác khám chữa bệnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, phấn đấu trở thành một Viện ngang tầm với các viện chuyên ngành của các nước tiên tiến trong khu vực.
Theo viettimes