“Đại dịch” hói đầu ở đàn ông Trung Quốc đang ngày càng bùng nổ và độ t.uổi mắc triệu chứng này cũng ngày càng sớm hơn.
Ngày càng có nhiều đàn ông trẻ t.uổi bị hói đầu sớm.
Đàn ông Trung Quốc thường bị hói đầu ở độ t.uổi trung bình là 50, giờ đây họ có thể bị hói sớm hơn rất nhiều khi mới chỉ 20, 30 t.uổi.
Chuyện này là một thực tế đang diễn ra, cách đây một thời gian, một số ngôi sao bị phát hiện là chỉ mới 30 t.uổi nhưng đã bị hói đầu. Trong tương lai, sẽ có nhiều người có thể xuất hiện chứng hói đầu ở độ t.uổi 20 và 30.
Theo một kết quả nghiên cứu của trường đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, Trung Quốc: Trong 4000 người đàn ông tham gia khảo sát thì có đến 60% bị hói đầu, đáng ngạc nhiên khi chủ yếu là sinh viên sắp tốt nghiệp hay vừa đi làm.
Hiện tượng hói đầu ở đàn ông đang xảy ra ở độ t.uổi sớm hơn rất nhiều so với ngày trước.
Tờ The Times của Anh gần đây đã xuất bản một bài viết nghiên cứu về đàn ông Trung Quốc. Bài báo nói rằng vì nhiều lý do và áp lực đối với đàn ông Trung Quốc quá lớn nên tình trạng hói đầu của họ ngày càng tăng cao, và sẽ sớm hơn 20 năm so với bình thường.
Báo cáo nghiên cứu cũng cho biết, thông qua một cuộc khảo sát có sự tham gia của hầu hết đàn ông ở Trung Quốc, đã xác nhận rằng số người rụng tóc sớm và hói đầu đã lên tới hơn 200 triệu, và 80% những người bị hói đầu là từ 20 đến 30 t.uổi.
Mặc dù mọi người thường biện hộ hoặc an ủi những người bị hói đầu rằng thông minh hay học nhiều nên rụng tóc, nhưng còn trẻ như vậy mà đã bị hói chắc chắn là một biểu hiện không lành mạnh.
Một n.am s.inh 28 t.uổi chia sẻ rằng: “Sẽ rất khó để bạn cạnh tranh trong xã hội ngày nay nếu như không có ngoại hình bắt mắt. Làm sao có thể tự tin đối diện với mọi người khi bạn mới 20 30 t.uổi đã bị hói đầu”.
Áp lực, căng thẳng quá lớn rất dễ dẫn đến tình trạng rụng tóc.
Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc rụng tóc sớm được chỉ ra là do đối mặt với nhiều áp lực căng thẳng, thường xuyên thức đêm, thậm chí là do thiếu nhiều chất dinh dưỡng hoặc cũng có thể là do gen di truyền.
Tuy nhiên mối lo lắng về đại dịch hói đầu lại là tín hiệu vui với các dịch vu và sản phẩm chăm sóc tóc.
Theo báo cáo của ứng dụng thương mại điện tử JingDong, doanh số của các sản phẩm chăm sóc tóc, ngừa rụng tóc đã tăng vọt lên 136% trong quý I năm 2018.
Còn theo báo cáo của Alibaba, cứ 10 khách thì đến 4 khách tìm kiếm các sản phẩm ngăn ngừa rụng tóc, và nhóm khách hàng này đều thuộc thế hệ 8X và 9X.
Ngày nay, việc những người đàn ông trẻ t.uổi vào những tiệm thẩm mỹ hay Spa để được sử dụng dịch vụ chăm sóc tóc và da đầu hoàn toàn không còn là chuyện lạ.
Hoa Anh Thịnh
Theo 99jiankang/doisongphapluat
Cà vạt có thể làm hạn chế việc lưu thông m.áu đến não người dùng
Một nghiên cứu mới cảnh báo cà vạt có thể làm giảm lưu lượng m.áu tới não đến 7,5%.
Cà vạt là đồ dùng quen thuộc với nhiều đàn ông hiện nay. Nó thể hiện phép lịch sự tối thiểu của con người khi tham dự các buổi tiệc tùng hay lễ nghi, là phụ tùng không thể thiếu cho các bộ lễ phục của nhiều nước trên toàn thế giới. Và nó cũng là một trong những “phụ tùng” gây đau đầu nhiều nhất, tiêu tốn thời gian nhiều nhất cho nhiều quý ông mỗi khi đứng trước gương soi vào buổi sáng trước khi bắt đầu một ngày làm việc quan trọng.
Tuy nhiên, một nghiên cứu mới được công bố cảnh báo rằng cà vạt hạn chế lưu thông m.áu đến não.
Cà vạt làm giảm lưu lượng m.áu tới não tới 7,5%.
Nghiên cứu trên tạp chí Neuroradiology được thực hiện tại Bệnh viện Đại học Schleswig-Holstein ở Đức với 30 người tham gia. Các nhà nghiên cứu chia nhóm thành hai, một nửa trong số đó đeo cà vạt và một nửa còn lại không đeo. Cả hai nhóm đều được đo lưu lượng m.áu lên não.
Các kết quả cho thấy, cà vạt thực sự làm giảm lưu lượng m.áu tới não. Cụ thể, nó làm giảm lưu thông m.áu não tới 7,5%. Mặc dù người đeo cà vạt có thể không nhận thức sâu sắc về điều này, nhưng 7,5% là một tỷ lệ khá lớn, đủ để tạo ra sự khác biệt có thể gây t.ử v.ong nếu người đó đã bị huyết áp cao.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết thêm, đeo cà vạt có thể gây thêm áp lực không cần thiết cho đôi mắt. Điều này có thể dẫn đến khởi phát sớm bệnh tăng nhãn áp.
Huy Hoàng
Theo: bigthink/vietQ