Một cậu bé 2 t.uổi vô tình bị ngã khi đang ăn một xiên xúc xích nóng. Không may, chiếc xiên tre đã đ.âm thẳng vào miệng bé, qua cổ họng và sâu đến hộp sọ.
Sự cố đau lòng xảy ra hôm 20/10 ở thành phố Khúc Tĩnh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) lại một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về những nguy cơ đối với an toàn của trẻ nhỏ trong khi ăn uống.
Theo tờ Oriental Daily, mẹ b.é t.rai mua cho con một que xúc xích rán từ một xe bán đồ ăn dạo trên phố trong lúc 2 mẹ con đi mua sắm. Trong lúc ăn, cậu bé bất ngờ bị trượt ngã. Cú ngã khiến que xiên xúc xích bất ngờ chọc xuyên qua họng vào não bé. Chấn thương vô cùng nghiêm trọng, bé lập tức được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Tại đây, cậu bé bắt đầu sốt cao và khó thở.
Hiện tại cậu bé vẫn đang được điều trị tích cực.
Bệnh viện vội vã tập hợp chuyên gia từ 7 khoa khác nhau để lên kế hoạch phẫu thuật. Rất may, sau ca phẫu thuật kéo dài 3 giờ đồng hồ, chiếc que xiên xúc xích đã được lấy ra.
Một bác sĩ răng hàm mặt cho biết, ca phẫu thuật không khó nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ lớn liên quan tới tình trạng c.hảy m.áu, rò dịch não tủy và n.hiễm t.rùng bên trong hộp sọ.
Tuy nhiên, bệnh nhân nhí vẫn ở trong tình trạng hết sức bất ổn bởi chiếc que chọc rất sâu, chạm tới hành não – là bộ phận cực kỳ quan trọng nằm ở cuống não. Nó kết nối não bộ với tủy sống bằng phần lớn các sợi cảm giác và sợi vận động, chịu trách nhiệm điều hòa hô hấp, hoạt động tim, chức năng mạch m.áu, tiêu hóa, hắt hơi và nuốt.
Chiếc xiên xúc xích bằng tre nhọn và dài từng là thủ phạm gây tai nạn cho một em bé khác.
Ngoài ra, bé còn bị sốt do viêm màng não do vi khuẩn gây ra. Đây là chứng viêm ở lớp màng bao quanh não bộ và tuỷ sống.
Bác sĩ nhi cho biết thêm, phần que xiên chọc vào não cậu bé dài tới hơn 5cm. Chỉ cần chiếc que chọc sâu thêm chút nữa, cậu bé có thể t.hiệt m.ạng ngay tại chỗ. Hiện tại, cậu bé đang được điều trị bệnh viêm màng não do vi khuẩn và phải dùng tới máy trợ thở.
Hồi đầu tháng 10, một vụ tai nạn tương tự đã xảy ra với b.é g.ái 1 t.uổi rưỡi cũng ở Trung Quốc. Cô bé vừa mới biết đi và đang hào hứng tung tăng khắp nhà như các bạn cùng t.uổi khác. Tuy nhiên, trong một lần chập chững bước đi, bé bị vấp ngã trong khi tay đang cầm một chiếc đũa. Vật dụng tưởng chừng vô hại này đã xuyên qua miệng và chọc vào não bé.
Chiếc đũa sau khi được phẫu thuật lấy ra.
2cm đũa đã cắm sâu vào não bộ bệnh nhi.
Trong trạng thái hoảng loạn, gia đình vội vàng đưa bé vào viện. Tại đây, bác sĩ tiến hành chụp cộng hưởng cho bé và nhanh chóng sắp xếp một ca phẫu thuật để loại bỏ chiếc đũa. Kết quả, họ phát hiện 2cm đũa đã cắm sâu vào não bộ bệnh nhi.
Bác sĩ lo lắng cho biết thêm, chiếc đũa đã chọc vào tĩnh mạch cảnh trong của b.é g.ái và điều tồi tệ hơn nữa là còn hạt cơm dính trên đũa.
Giống như b.é t.rai 2 t.uổi ở trên, rất may, ca phẫu thuật đã thành công tốt đẹp và chiếc đũa cũng đã không chọc quá sâu vào não. Do phải đối mặt với nguy cơ n.hiễm t.rùng nội sọ nên sau phẫu thuật, b.é g.ái vẫn được theo dõi chặt chẽ tại khoa chăm sóc đặc biệt của bệnh viện.
Phòng tránh tai nạn liên quan đến các vật sắc, nhọn
Trên thực tế, bút bi, bút chì, đũa, tăm, các vật thể sắc nhọn… đã gây ra hàng loạt vụ tai nạn thương tâm cho trẻ nhỏ. Để phòng tránh những kiểu tai nạn này, cha mẹ tuyệt đối không cho trẻ cầm các vật thể trên để chơi đùa hoặc vừa cầm vừa chạy chơi. Sự cố có thể xảy ra bất cứ lúc nào bởi trẻ nhỏ vốn tò mò, hiếu động.
1. Không nên để trẻ ăn các loại thức ăn có thanh xiên tre. Cha mẹ có thể lấy nó ra và đưa riêng đồ ăn cho trẻ.
2. Khi cho trẻ ăn, đảm bảo trẻ không đang đi bộ hoặc chạy nhảy, tốt nhất nên ngồi yên một chỗ ăn, ăn xong hãy nhanh chóng vứt que tre vào thùng rác.
3. Nhắc nhở trẻ thói quen giữ im lặng khi ăn uống, không vừa ăn vừa nói.
4. Hướng dẫn trẻ không cho đồ chơi, thìa, đũa và những thứ khác vào miệng để chơi.
5. Đặt những vật sắc nhọn ra khỏi tầm tay của trẻ và luôn giám sát trẻ mọi lúc, mọi nơi.
6. Nếu trẻ bị vật sắc nhọn đ.âm vào miệng, cha mẹ nên giữ bình tĩnh và nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị khẩn cấp. Tuyệt đối không cố gắng tự lấy vật nhọn ra khỏi miệng trẻ.
Theo Helino
B.é t.rai 2 t.uổi t.ử v.ong bởi một hạt đậu Hà Lan trong khi cả nhà đang ngồi xem phim ngay cạnh
Cậu bé 2 t.uổi đang ăn đậu Hà Lan tại nhà thì bi kịch ập đến. Một hạt đậu mắc lại trong cổ họng khiến tim cậu bé ngừng đ.ập.
Đang ngồi ăn đậu Hà Lan và xem phim cùng bố mẹ, anh trai thì cậu bé Austin Hardman (2 t.uổi) đến từ Durham (Anh) ho sặc sụa.
Daniel kể rằng buổi tối hôm đó, cả gia đình lên kế hoạch xem phim với pizza và bỏng ngô như cách họ vẫn thường làm vào mỗi thứ sáu hàng tuần. ” Chúng tôi có một chiếc bánh pizza và bỏng ngô. Nhưng Noah đã ngán và không muốn ăn pizza nên chúng tôi cho con một ít đậu Hà Lan. Austin rất thèm ăn đậu giống như anh của mình và tôi không muốn con nghĩ bố không công bằng nên tôi cũng cho thằng bé một ít. Sau đó, Austin bắt đầu ho, còn tôi thì cho rằng thằng bé đã bỏ quá nhiều đậu vào miệng cùng một lúc nên tôi vỗ nhẹ để xem nó có giúp ích gì không. Lúc đó, tôi thực sự rất muốn nói con ăn tham quá“.
Cậu bé Austin đáng yêu đã mãi mãi ra đi trong sự tiếc nuối của tất cả những người yêu thương cậu.
Daniel cho biết anh đã vỗ lưng cho Austin nhiều lần nhưng không có tác dụng, anh vội gọi xe cấp cứu và đợi khoảng 20 phút thì xe mới đến nơi. Trong khi chờ đợi, anh đã thực hiện hồi sức tim phổi (CPR) cho con, nhưng tiếc là vẫn không thể giúp gì cho Austin.
“Austin của chúng tôi là một cậu bé xinh đẹp và con có một trái tim rộng lớn, nụ cười tỏa nắng và tiếng cười khúc khích đáng yêu. Bản thân tôi và Emma đều cảm thấy mình thật may mắn khi có một cậu bé hoàn hảo như vậy. Dù duyên phận với con quá ngắn nhưng chúng tôi đều rất vui vì đã từng có con bên cạnh”, Daniel chia sẻ.
Austin cười vui vẻ bên anh trai Noah (4 t.uổi) của mình.
Cuộc điều tra của cảnh sát cho thấy xe cấp cứu đã đến trễ 4 phút do bỏ qua một ngã rẽ, tuy nhiên, trên đường di chuyển đến bệnh viện, nhân viên y tế đã cố gắng làm thông đường thở cho Austin để oxy có thể đi vào cơ thể cậu bé. Khi đến bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé không có dấu hiệu của sự sống nhưng vẫn tiếp tục cố gắng hồi sức, song tiếc là Austin đã ra đi. Họ cáo buộc do xe cấp cứu đến trễ.
Tuy nhiên, bác sĩ giải phẫu bệnh học Srinivas Annavarapu nói rằng trong vòng 2 – 3 phút sau khi bị nghẹn, tình trạng của Austin sẽ xấu đi, điều đó có thể xảy ra trước cả khi gọi xe cấp cứu. Do đó, cảnh sát kết luận rằng cái c.hết của Austin là một tai nạn.
Các loại hạt đậu không phải đồ ăn phù hợp với trẻ nhỏ (Ảnh minh họa).
Daniel nói: “Đây là một tai nạn đau buồn của bản thân và gia đình tôi. Nhưng tôi hy vọng rằng bạn sẽ học được những kinh nghiệm từ những gì xảy ra trong câu chuyện này. Và bạn biết bạn phải làm gì nếu con bạn rơi vào tình trạng giống như Austin”.
Cậu chuyện đã gióng lên hồi chuông cảnh báo đến các cha mẹ là cần phải để mắt đến con mình thường xuyên hơn. Vì t.rẻ e.m rất tò mò, và chúng sẵn sàng bỏ tất cả mọi thứ vào miệng để ăn, để khám phá. Thế nên, cách tốt nhất là cha mẹ nên để những đồ vật nhỏ như cúc áo, pin, kẹo, quả nhỏ, đồ chơi loại nhỏ, các loại hạt đậu… ra khỏi tầm với của trẻ.
Cha mẹ nên lưu ý: khi một em bé bị nghẹn, khó thở, chúng sẽ không thể khóc, ho hay gây ra bất cứ tiếng động nào. Tất cả những gì cha mẹ cần làm là:
– Bước 1: Cho trẻ nằm sấp dọc theo đùi của cha mẹ, phần đầu của bé dốc xuống đất và thấp hơn phần thân. Vỗ thật mạnh vào lưng chỗ giữa hai bả vai của trẻ tối đa 5 lần. Nếu vật mắc nghẹn chưa ra thì lật bé ngược lại và chuyển qua bước thứ 2.
– Bước 2: Đặt trẻ nằm ngửa, rồi đặt hai ngón tay vào giữa ngực ngay dưới núm vú. Ấn mạnh xuống tối đa 5 lần.
– Bước 3: Gọi xe cấp cứu nếu vật mắc nghẹn không rơi ra ngoài và tiếp tục quy trình bước 1 rồi tiếp đến bước 2 cho đến khi trẻ hết bị nghẹn hoặc có bác sĩ đến.
Nguồn: Thesun, Dailymail
Theo Helino