Đang chạy bộ bị sốc phản vệ phải làm gì?

Điều ít người biết là trong một số ít trường hợp, hoạt động thể chất cũng có thể g.ây s.ốc phản vệ.

Bạn có thể đã nghe về các trường hợp dị ứng nghiêm trọng với một tác nhân nào đó, như đậu phộng hoặc ong đốt. Những dị ứng này có thể g.ây s.ốc phản vệ, một loại phản ứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Nó xảy ra nhanh chóng và có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng, theo chuyên trang sức khỏe Healthline.

Điều ít người biết là trong một số ít trường hợp, hoạt động thể chất cũng có thể g.ây s.ốc phản vệ. Sự kết hợp giữa tập thể dục và các yếu tố góp phần khác như thực phẩm, điều kiện thời tiết hoặc thuốc uống có thể g.ây s.ốc phản vệ do tập thể dục.

Dị ứng với tập thể dục

Các bài tập cường độ mạnh thường là nguyên nhân g.ây s.ốc phản vệ do tập thể dục. Tuy nhiên, nó có thể xảy ra trong bất kỳ hoạt động thể chất nào.

Ăn một số loại thực phẩm trước khi tập thể dục có thể gây ra phản ứng dị ứng. Đậu phộng, động vật có vỏ, cà chua, bắp và lúa mì có liên quan đến sốc phản vệ do tập thể dục. Các trường hợp này được gọi là sốc phản vệ do tập thể dục phụ thuộc vào thực phẩm.

Một số loại thuốc như aspirin và thuốc chống viêm, cũng như nhiệt độ, độ ẩm khắc nghiệt và thay đổi nội tiết tố cũng có thể kích hoạt dị ứng.

Điều ít người biết là trong một số ít trường hợp, hoạt động thể chất cũng có thể g.ây s.ốc phản vệ. Ảnh SHUTTERSTOCK

Triệu chứng của sốc phản vệ do tập thể dục quá sức

Các triệu chứng có thể xảy ra đột ngột. Ban đầu có thể nhẹ nhưng có thể tăng tốc nhanh chóng. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:

Phát ban

Buồn nôn

Chóng mặt

Sưng

Chuột rút

Tiêu chảy

Ho, thở khò khè hoặc khó thở.

Sốc phản vệ khi tập thể dục có thể nguy hiểm đến tính mạng cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Các trường hợp nghiêm trọng có thể tiến triển thành sốc, mất ý thức và ngừng hô hấp hoặc ngừng tim, theo Healthline.

Cần phải làm gì?

Dừng lại và nghỉ ngơi nếu cảm thấy các triệu chứng ban đầu của sốc phản vệ do tập thể dục. Đôi khi chỉ cần dừng lại cũng là cách phòng tránh diễn tiến xấu hơn.

Gọi cấp cứu ngay lập tức nếu gặp các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng. Dấu hiệu sốc phản vệ nghiêm trọng bao gồm:

Da tái nhợt, ra mồ hôi lạnh

Mạch yếu, nhanh

Gặp vấn đề về hô hấp

Nhầm lẫn và mất ý thức, theo Healthline.

Nếu người bệnh có thuốc khẩn cấp như ống tiêm tự động epinephrine, có thể giúp họ sử dụng thuốc. Đừng cố cho người không thở được thuốc uống. Có thể cần phải hô hấp nhân tạo trong khi chờ cấp cứu.

Gọi cấp cứu ngay lập tức nếu gặp các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng. Ảnh SHUTTERSTOCK

Phòng ngừa

Hãy đi khám để được kiểm tra thể chất toàn diện nếu từng bị sốc phản vệ do tập thể dục. Ghi lại các loại thực phẩm đã ăn và các bệnh hiện có. Tìm hiểu xem nên tránh thức ăn, chất kích hoạt hoặc chất gây dị ứng bao lâu trước khi tập thể dục.

Nên tập cùng với một người khác đã biết về tình trạng của mình và họ sẽ biết phải làm gì trong trường hợp khẩn cấp.

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc tiêm tự động. Cần phải luôn mang theo thuốc bên mình.

Sốc phản vệ thường có thể điều trị được nếu hành động nhanh chóng. Nếu đã biết bị dị ứng, hãy mang theo thuốc khi tập thể dục.

Cố gắng tránh các tác nhân đã biết. Luôn nhớ rằng đây là loại dị ứng nghiêm trọng và cần phải hết sức chú ý. Các biến chứng có thể bao gồm mất ý thức, sốc, ngừng hô hấp và ngừng tim, có thể dẫn đến t.ử v.ong.

Một vài biện pháp phòng ngừa khác

Thông báo cho gia đình và bạn bè về tình trạng của mình và chỉ họ phải làm gì trong trường hợp khẩn cấp.

Dừng lại và nghỉ ngơi khi có dấu hiệu đầu tiên của sốc phản vệ. Mang theo thuốc và điện thoại di động khi tập thể dục, theo Healthline.

TP.HCM: Cô gái bị sốc phản vệ do chạy bộ quá sức

Đang chạy bộ, cô gái 23 t.uổi ở TP.HCM bỗng nổi mề đay, ngứa, khó thở, tím tái, chóng mặt, té ngã…

và được người nhà đưa vào bệnh viện khoa cấp cứu.

Ngày 30.11, bác sĩ CK.I Nguyễn Hoàng Khương (khoa Cấp cứu, Bệnh viện Tâm Anh TP.HCM), cho biết bệnh viện vừa tiếp nhận nữ bệnh nhân Đ.T.T.T (23 t.uổi), bị sốc phản vệ khi chạy bộ quá sức.

Nguy hiểm khi tập thể dục cường độ cao

Theo bác sĩ Hoàng Khương, nữ bệnh nhân được người nhà đưa đi cấp cứu trong tình trạng nổi hồng ban toàn thân, phù mắt và môi, huyết áp giảm 70/40 mmHg (mức bình thường 120/80 mmHg). Bác sĩ nhận định, bệnh nhân sốc phản vệ độ 3 do tập thể dục quá sức khiến toàn thân nổi mề đay, sưng mắt và môi, ngứa, tụt huyết áp, khó thở, tím tái.

Bệnh nhân được tiêm thuốc vận mạch, thuốc kháng dị ứng và được theo dõi sát các chỉ số huyết áp, mạch, nhịp thở, SpO2 (nồng độ bão hòa ô xy trong m.áu), tri giác và thể tích nước tiểu…

Bác sĩ Hoàng Khương đang cấp cứu bệnh nhân. Ảnh ĐINH TIÊN

Sau hơn 2 giờ cấp cứu, bệnh nhân giảm ngứa, mắt và môi bớt sưng, hết khó thở, huyết áp về ngưỡng an toàn, mạch ổn định trở lại. Bệnh nhân T. được chuyển lên khoa Hồi sức cấp cứu (ICU) để theo dõi. Hiện bệnh nhân khỏe và được xuất viện.

Theo Hoàng Khương, bệnh nhân T. có t.iền căn thường nổi mề đay khi tập thể dục. Nhưng lần này, bệnh nhân rơi vào sốc phản vệ do tập thể dục với cường độ cao.

“Bệnh nhân được đưa đi cấp cứu sớm nên bác sĩ xử trí kịp thời. Mặt khác, trước khi đến bệnh viện, người nhà biết cách sơ cứu ban đầu (đặt bệnh nhân nằm ngửa, đầu thấp hơn chân, giữ đường thở thông thoáng) và gọi xe cứu thương giúp người bệnh không bị sốc trong lúc di chuyển”, bác sĩ Hoàng Khương nói.

Nhận biết sốc phản vệ khi chơi thể thao

Theo bác sĩ Hoàng Khương, phản vệ là phản ứng dị ứng cấp tính, xảy ra ở những người có cơ địa nhạy cảm với một số yếu tố nguy cơ (có thể là thuốc, nọc động vật, trứng, hải sản, đậu phộng…). Sốc phản vệ xuất hiện từ vài giây, vài phút đến vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với yếu tố nguy cơ (dị nguyên).

Biểu hiện sốc phản vệ đa dạng với những bệnh cảnh lâm sàng khác nhau (sốc, phù mạch, nổi mề đay, khó thở, chảy nước mắt, tụt huyết áp…). Sốc phản vệ là mức độ nặng nhất của phản vệ do đột ngột giãn toàn bộ hệ thống mạch và co thắt phế quản có thể gây t.ử v.ong.

“Hiếm khi tập thể dục gây ra sốc phản vệ nhưng y văn thế giới cũng ghi nhận một số trường hợp tương tự. Một số bệnh nhân thường chỉ xuất hiện triệu chứng khi gắng sức kèm thêm yếu tố đồng kích thích là thức ăn. Vì vậy, với người có cơ địa dễ dị ứng khi tập thể dục cần thận trọng khi hoạt động thể lực quá sức vì khi tập thể dục, cơ thể nóng lên gây ngứa, nổi mề đay, khó thở, huyết áp giảm làm chóng mặt, té ngã, ngưng thở… có thể đe dọa tính mạng nạn nhân”, bác sĩ Hoàng Khương thông tin.

Cũng theo bác sĩ, người dân có thể nhận biết cơ thể có dị ứng khi tập thể dục qua những triệu chứng: nóng bừng, đỏ da, nổi mề đay, ngứa sưng mắt, môi, khó thở, thở khò khè, tụt huyết áp, chóng mặt, té ngã…

Bác sĩ Hoàng Khương khuyến cáo người dân khi tập thể dục nếu thấy ngứa, nổi mề đay phải dừng ngay và đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ kiểm tra, xác định nguyên nhân và phương pháp điều trị. Với người từng dị ứng, sốc phản vệ khi tập thể dục hãy hỏi bác sĩ để được kê thuốc uống chống dị ứng trước khi tập và tập ở cường độ vừa phải. Bác sĩ sẽ tìm ra môn thể thao phù hợp với từng bệnh nhân.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *