Đang đùa nghịch, bệnh nhi 18 tháng t.uổi bị cây nĩa nhựa đ.âm x.uyên họng

Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh cho biết vừa cứu sống bệnh nhi 18 tháng t.uổi bị cây nĩa đ.âm x.uyên vào thành sau họng.

Theo thông tin từ Zing, gia đình bệnh nhi cho hay trẻ đang chơi cùng anh trai 3 t.uổi với các vật dụng ăn uống bằng nhựa nhỏ như ly, chén, muỗng, nĩa,… Trẻ ngậm một chiếc nĩa nhỏ có 4 ngạnh, bất ngờ người anh va chạm mạnh, làm chiếc nĩa nhựa đ.âm vào cổ họng. Trẻ đau, kêu khóc, ói mửa, c.hảy m.áu,…

Mẹ bệnh nhi phát hiện sự việc, cho trẻ nằm sấp, vỗ lưng, lọt ra được 2 ngạnh, một ngạnh trên chiếc nĩa và vẫn còn trong họng trẻ. Người nhà ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện.

Dị vật nằm sâu trong cơ thành sau hòng, trước cột sống cổ.

Vov thông tin, tại bệnh viện, bệnh nhi được chụp CT vùng cổ và phát hiện dị vật nằm sâu trong thành sau họng, dọc cột sống cổ. Các bác sĩ quyết định thực hiện phẫu thuật bóc tách cơ thành sau họng dị vật là một thanh nhựa trắng, mảnh, dài khoảng 2cm. Sau phẫu thuật trẻ tỉnh táo, hết khó thở, hết c.hảy m.áu, không nôn ói nữa. Tiến hành nội soi hệ tiêu hóa, không phát hiện bất thường.

Qua tai nạn đáng tiếc này, các bác sĩ lưu ý phụ huynh không cho trẻ chơi đồ chơi có kích thước nhỏ vì trẻ có thể ngậm nuốt gây dị vật đường tiêu hóa hoặc đường thở gây tắc nghẽn suy hô hấp, cũng như các tổn thương khác, có thể nguy hiểm tính mạng.

Phong Vân (nguoiduatin.vn)

Xử lý nhiễm khuẩn sau phẫu thuật thay khớp háng

Cụ bà 60 t.uổi, nhập viện trong tình trạng không đi lại được, có mủ rò ra da vùng đùi. Kết quả chụp CT nhận thấy khớp háng nhân tạo trái của người bệnh có xi măng, chuôi dài bị lỏng, nhiễm khuẩn lan ra toàn bộ mô mềm đùi trái.

Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo ngày càng trở nên phổ biến. Tại Việt Nam, không ít người bệnh mắc bệnh lý khớp háng có thể quay trở lại hoạt động bình thường sau phẫu thuật thay khớp.

Tuy nhiên, các tai biến và biến chứng có thể gặp sau thay khớp như: trật khớp nhân tạo, gãy xương quanh chuôi, mòn khớp, lỏng khớp, nhiễm khuẩn… gây khó khăn cho cả bác sĩ lẫn người bệnh. Trong đó, biến chứng nhiễm khuẩn khớp sau thay khớp háng nhân tạo là biến chứng nặng nề nhất đối với người bệnh.

Cụ bà 60 t.uổi, ngụ TP.HCM, nhập viện tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn trong tình trạng đau nhức khớp khiến bà không đi lại được. Bệnh nhân cho biết, trước đây, bà đã được thay khớp háng bên trái tại một bệnh viện địa phương vào năm 31 t.uổi sau một lần té ngã làm gãy cổ xương đùi.

Tuy nhiên, suốt những năm qua, khớp háng nhân tạo của bà bị nhiễm khuẩn, phải liên tục mổ cắt lọc, điều trị n.hiễm t.rùng và thay lại khớp mới hơn 6 lần nhưng vẫn không thành công.

Qua thăm khám lâm sàng, người bệnh không đi lại được, có mủ rò ra da vùng đùi. Người bệnh được tiến hành chụp CT, các bác sĩ nhận thấy khớp háng nhân tạo trái có xi măng, chuôi dài bị lỏng, nhiễm khuẩn lan ra toàn bộ mô mềm đùi trái.

BS. Nguyễn Tấn Lãm cho biết, trường hợp của bệnh nhân này rất phức tạp vì số lần phẫu thuật điều trị quá nhiều. Vì vậy, để đưa ra phương án điều trị cho người bệnh, các bác sĩ cân nhắc lựa chọn khớp háng nhân tạo phù hợp, tiến hành hội chẩn toàn viện, đảm bảo nhiều yếu tố: gây mê, hồi sức trước, trong và sau mổ; dự trù m.áu, dịch truyền,…

Bước đầu, các bác sĩ quyết định điều trị n.hiễm t.rùng bằng cách tháo bỏ khớp háng nhân tạo, cắt lọc tổ chức hoại tử.

Sáu tháng sau, các bác sĩ tiến hành phục hồi chức năng khớp của người bệnh bằng phương pháp thay toàn bộ khớp háng chuôi dài không xi măng, kết hợp xương đùi bằng nẹp vô khuẩn.

Phẫu thuật thay khớp háng mới cho người bệnh

Sau phẫu thuật, phần khớp nhiễm khuẩn của người bệnh đã hồi phục tốt, bệnh nhân phục hồi tích cực, di chuyển trên khung tập đi và được cho ra viện để tập luyện phục hồi chức năng tại nhà. Hiện tại, người bệnh đi lại được với một nạng, không đau, vết thương phục hồi tốt.

Bệnh nhân phục hồi tốt sai phẫu thuật

BS. Nguyễn Tấn Lãm cho biết, phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo hiện nay rất phổ biến. Mỗi năm, không ít người có bệnh lý khớp háng đã lấy lại được chức năng vận động của khớp sau mổ, mang đến sự hồi phục chức năng đi lại và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, phẫu thuật nào cũng có nguy cơ rủi ro, thay khớp háng nhân tạo là một phẫu thuật phức tạp và nguy cơ rủi co cũng không ngoại lệ. Vì vậy, phẫu thuật đòi hỏi các bác sĩ phải đ.ánh giá toàn diện những biến chứng liên quan đến n.hiễm t.rùng, cứng khớp,…

“Nhiễm khuẩn khớp nhân tạo là cơn ác mộng cho người bệnh và bác sĩ chấn thương chỉnh hình. Việc xử lý nhiễm khuẩn sau phẫu thuật thay khớp không phải là điều dễ dàng, phải tốn nhiều thời gian, t.iền bạc và những nguy cơ khác. Vì vậy, khi có biến chứng sau thay khớp nhân tạo cần được phát hiện sớm để điều trị kịp thời sẽ bảo tồn được khớp”, BS. Lãm khuyến cáo.

Ngô Đồng

Theo Báo Cong an TP.HCM

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *