Đang ngủ, b.é g.ái 4 t.uổi bị rắn cạp nia cắn t.ử v.ong

Bị rắn cạp nia cắn khi đang ngủ, b.é g.ái 4 t.uổi ở huyện Sơn Hòa ( Phú Yên) t.ử v.ong sau 7 ngày chữa trị tại bệnh viện.

Chiều 22/5, bác sĩ Phạm Văn Minh, Giám đốc Bệnh viện Sản – Nhi Phú Yên, cho hay bệnh viện đã tiếp nhận điều trị b.é g.ái 4 t.uổi S.T.N.N. (trú tại xã Phước Tân, huyện Sơn Hòa) bị rắn cạp nia cắn, tuy nhiên tình trạng bệnh bé tiến triển quá nặng, tiên lượng t.ử v.ong nên gia đình đã xin được đưa bé về nhà vào tối 21/5.

Giám đốc Bệnh viện Sản – Nhi Phú Yên cho hay bé N. được Trung tâm Y tế huyện Sơn Hòa chuyển đến bệnh viện lúc 2h30 ngày 16/5 với tình trạng lơ mơ, khó thở, có dấu hiệu ngưng thở. Bệnh viện tiến hành can thiệp đặt nội khí quản cho bé.

Cung cấp thông tin, cha mẹ bé N. cho biết, vào tối 16/5, khi bé N. đang ngủ trong nhà thì bị một con rắn bò vào cắn. Biết đó là rắn độc, gia đình đưa cháu đến Trung tâm Y tế huyện Sơn Hòa cấp cứu ngay và được chuyển lên bệnh viện tỉnh trong đêm.

Qua hình ảnh người nhà nạn nhân cung cấp, bước đầu xác định đây là loại rắn cạp nia, một loại rắn rất độc. Tuy nhiên ở bệnh viện Sản – Nhi và bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên đều không có huyết thanh kháng nọc rắn cạp nia.

“Vì tình trạng bé N. rất nặng nên bệnh viện đã liên hệ với 2 bệnh viện tuyến trên là bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 (TPHCM), nhưng nhận được phản hồi không có huyết thanh kháng nọc độc loại rắn này, vì vậy không chuyển viện cho bé được” – bác sĩ Phạm Văn Minh cho hay.

Cũng theo bác sĩ Minh, sau một tuần điều trị, nhưng tình trạng bệnh bé tiến triển nặng hơn, suy gan, thận, không đáp ứng với thuốc hạ sốt, tiên lượng t.ử v.ong nên gia đình xin đưa cháu N. về nhà.

“Đây là thời điểm chuyển mùa nên các loài rắn, trong đó rắn độc thường hay bò vào nhà. Người dân cần kiểm tra kỹ nhà cửa, bít các lỗ hổng để ngăn rắn, rết. Vì có một số loại rắn độc không có huyết thanh kháng nọc nên tỉ lệ t.ử v.ong khi bị loài rắn này cắn là rất cao” – Giám đốc Bệnh viện Sản – Nhi Phú Yên khuyến cáo.

Thông tin từ người thân của bé N. cho biết, sau khi được đưa từ bệnh viện về nhà, bé N. đã t.ử v.ong. Hiện gia đình đang thực hiện các thủ tục an táng cho cháu.

Được biết, gia đình cháu N. là đồng bào dân tộc thiểu số nên thường ngủ, sinh hoạt trên các nhà sàn cách mặt đất khá cao.

“Nhà cháu là nhà sàn, mái tôn, sàn gỗ cũng được lắp rất kỹ càng. Nhưng không hiểu vì sao rắn cạp nia có thể chui vào chỗ ngủ và cắn cháu” – người thân cháu N. nói.

Thiếu niên 13 t.uổi bị rắn cắn t.ử v.ong vì sai lầm này của người nhà

Bị rắn cắn, cậu bé ở Sơn Dương, Tuyên Quang được gia đình đưa đến thầy lang đắp thuốc nam.

Vài tiếng sau trẻ dần mất ý thức, được chuyển đi cấp cứu thì đã muộn.

Khoảng 14h ngày 6/10, trẻ bị rắn cắn vào chân phải, gia đình đưa em đến thày lang đắp thuốc nam. Chiều tối cùng ngày, vết cắn sưng tấy, trẻ mệt mỏi và dần mất ý thức nên được đưa đi cấp cứu. Tuy nhiên, trên đường đi trẻ đã rơi vào tình trạng hôn mê sâu và ngừng tuần hoàn ngay sau đó.

Theo các bác sĩ tại phòng khám của Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, trẻ vào cấp cứu trong tình trạng tím tái, mạch không, huyết áp không. Các bác sĩ tiến hành ép tim ngoài lồng ngực, thiết lập đường truyền và sử dụng các thuốc vận mạch. Sau một vài phút cấp cứu, trẻ có mạch trở lại và gia đình xin chuyển bệnh viện tỉnh điều trị tiếp.

Khi bị rắn cắn, người dân nên sơ cứu để hạn chế sự xâm nhập của nọc độc vào cơ thể, sau đó đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất. Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, do tình trạng nhiễm độc nặng, mặc dù đã được các bác sĩ ở phòng khám và bệnh viện tỉnh cấp cứu tích cực nhưng bệnh nhi không qua khỏi.

Đây là một trường hợp t.ử v.ong rất đáng tiếc. Do tâm lý e ngại đến bệnh viện và bỏ lỡ thời gian vàng trong điều trị nên đến khi được cấp cứu thì mọi việc đã trở nên quá muộn.

Bác sĩ khuyên người dân nếu không may bị rắn độc cắn cần nhanh chóng sơ cứu đúng cách với mục đích hạn chế chậm nhất sự xâm nhập của nọc độc vào cơ thể, sau đó phải đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Các bước sơ cứu nên làm là:

– Động viên bệnh nhân yên tâm, đỡ lo lắng.

– Không để bệnh nhân tự đi lại. Bất động chân, tay bị cắn bằng nẹp (vì vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn). Cởi bỏ đồ trang sức ở chân, tay bị cắn vì có thể gây chèn ép khi vùng đó bị sưng nề.

– Áp dụng biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường): băng ép bất động để làm chậm sự xuất hiện triệu chứng liệt. Không băng ép khi rắn lục cắn vì có thể làm vết thương nặng thêm.

– Vận chuyển bệnh nhân bằng phương tiện đến cơ sở y tế đồng thời duy trì băng ép, bất động. Nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay…).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *