Đau bụng kinh ở mức nào bạn cần chú ý nhất để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản?

Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà những cơn đau bụng sẽ có nhiều mức độ khác nhau, có thể là đau âm ỉ, có thể là đau dữ dội, người thì đau ở vị trí này, người thì đau ở vị trí khác. Vậy đau bụng kinh ở mức nào thì đáng lo nhất?

Đau bụng kinh là tình trạng khá phổ biến và thường xuyên mà hội con gái rất hay gặp phải trong những ngày “rụng dâu”. Thế nhưng, tùy theo cơ địa mỗi người mà các vị trí đau bụng sẽ không giống nhau. Có người lại bị đau bụng dưới, người thì đau hai bên xương chậu, người thì đau âm ỉ ở bụng trên… Những kiểu đau này đều là tín hiệu hoàn toàn bình thường ở mỗi chu kỳ nên bạn không cần quá lo lắng.

Vậy đau bụng kinh ở mức nào thì đáng lo và cần đi khám ngay?

Tình trạng đau bụng kinh xảy ra là do sự co thắt quá mức của cơ trơn tử cung để đẩy m.áu kinh đi ra ngoài. Theo Đông y, chứng đau bụng kinh là do khí huyết vận hành không lưu thông được, bị ứ trệ, khó thoát ra ngoài. Khí huyết vận hành này cũng ảnh hưởng tới quá trình điều hòa k.inh n.guyệt của phái nữ.

Với mỗi cô gái sẽ có một khí huyết vận hành trong cơ thể khác nhau nên dẫn đến việc có người đau ít, hay có người lại đau nhiều và thậm chí còn có người không bị đau trong suốt cả chu kỳ. Tuy nhiên, nếu bạn đau bụng kinh ở mức quằn quại, dữ dội suốt cả ngày và tình trạng này xảy ra liên tiếp trong những kỳ k.inh n.guyệt tiếp theo thì nó lại là dấu hiệu vô cùng đáng lo. Tình trạng này báo động bạn nên nhanh chóng đi khám ngay để phòng ngừa nhiều biến chứng nguy hại tới sức khỏe sinh sản.

Khi bị đau bụng kinh, cần làm gì để giảm bớt đau?

– Uống nước chanh ấm, dùng thêm các loại vitamin tổng hợp và canxi.

– Chú ý ăn nhiều rau xanh, trái cây. Tăng cường ăn cá và hạn chế món mặn, ngọt.

– Nên ăn đủ chất và hạn chế ăn đồ cay, nóng vì dễ gây táo bón, làm cho tình trạng đau bụng kinh thêm trầm trọng.

– Tránh xa những thức uống có chứa chất kích thích như cà phê, cocacola vì dễ gây ra cảm giác khó chịu, bồn chồn.

– Massage vùng bụng, chườm ấm, nằm nghỉ để giảm đau.

– Giã hoặc xắt lát gừng, chườm ấm vùng bụng dưới để dịu bớt cơn đau.

– Có thể dán cao hoặc xoa dầu nóng để sưởi ấm vùng bụng dưới, giúp m.áu lưu thông tốt hơn.

– Uống vitamin E 2 ngày trước khi có kinh và tiếp tục đến ngày thứ 3 của chu kỳ.

– Ăn trứng ngải cứu cũng có thể giảm bớt cơn đau bụng kinh hiệu quả.

Source (Nguồn): Women’s Health

Theo helino

Buổi sáng mẹ bầu uống một ly này, vừa khỏe mạnh tăng ối lại giúp thai nhi hồng hào mũm mĩm

Để thai kỳ suôn sẻ, nước ối trong và sạch cho con trong bụng khỏe mạnh, mẹ bầu đừng bao giờ quên uống nước, đặc biệt là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.

Vào những ngày trời lạnh thế này, vào buổi sáng, mẹ đừng quên uống một cốc nước ấm sau khi ngủ dậy. Mẹ có thể uống chanh ấm, mật ong ấm, và đặc biệt là trà gừng ấm.

Gừng được biết đến là một loại gia vị quen thuộc. Không chỉ có tác dụng làm tăng hương vị cho món ăn, gừng còn là vị thuốc. Vào mùa lạnh, gừng giúp làm ấm cơ thể, giúp tăng cường miễn dịch chống lại bệnh cảm lạnh, cảm cúm.

Với mẹ bầu, mỗi buổi sáng uống một ly trà gừng rất tốt cho sức khỏe. Trà gừng không chỉ làm mẹ ấm bụng mà còn giúp mẹ khỏe mạnh đi qua suốt 9 tháng 10 ngày thai kỳ, lại giúp tăng lượng nước ối, cho thai nhi hồng hào mũm mĩm khi ra đời.

Mẹ bầu có thể tham khảo một số loại thức uống từ gừng dưới đây để nhấm nháp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.

1/ Trà gừng mật ong

Mẹ có thể tự pha trà gừng mật ong để thưởng thức, mật ong giàu sắt, các vitamin và khoáng chất. Gừng giàu vitamin C, canxi, sắt, kẽm… Trà gừng mật ong không chỉ giúp mẹ đỡ khát và ấm bụng sau một đêm ngủ dậy mà còn cung cấp các vi chất cần thiết nuôi thai khỏe mạnh, hồng hào , đặc biệt là phòng ngừa thiếu m.áu do thiếu sắt.

Nguyên liệu pha trà

Gừng tươi

Mật ong

Nước sôi

Cách làm:

Gừng cạo vỏ rửa sạch, cắt lát mỏng, cho vào nước đun sôi, cho nước gừng ra ly, chồ nước nguội bớt, pha thêm mật ong vào và thưởng thức.

2/ Chanh ấm gừng

Một ly chanh ấm gừng vào buổi sáng vừa cung cấp cho mẹ vitamin C và khoáng chất, canxi, sắt, kẽm… giúp tăng cường miễn dịch, cho thai kỳ khỏe mạnh, ngăn ngừa thiếu sắt, canxi, con sinh ra làn da trắng trẻo hồng hào. Mẹ có thể tự pha chế trà chanh gừng để thưởng thức.

Nguyên liệu:

Chanh tươi

Gừng tươi

Mật ong

Cách làm:

Gừng tươi cạo sạch vỏ, rửa sạch, cắt lát mỏng. Cho gừng vào nước đun sôi, chắt nước gừng ra ly, cho nước chanh tươi vào khuấy đều, cho thêm chút mật ong và thưởng thức.

3/ Trà gừng ấm

Vào buổi sáng, mẹ cũng có thể uống một ly trà gừng ấm thêm chút đường để làm ấm bụng, cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp tăng cường nước ối. Mẹ có thể dùng ít gừng tươi cạo sạch vỏ, cắt lát mỏng, cho vào nồi nước sôi nấu chín rồi chắt lấy nước gừng, cho thêm một chút đường trắng và thưởng thức.

Những lưu ý khi uống trà gừng

– Mẹ nên uống trà gừng vào buổi sáng sớm ngủ dậy, tuyệt đối không uống trà gừng hay ăn gừng vào buổi tối.

– Mặc dù gừng rất tốt nhưng mẹ không nên lạm dụng, uống quá nhiều gừng vì có thể gây khô miệng, khát nước.

– Nếu mẹ thường xuyên mất ngủ, bị táo bón, có vấn đề về dạ dày, túi mật, bệnh trĩ… thì không nên uống trà gừng.

– Khi chọn gừng để nấu trà, mẹ nên chọn gừng tươi, không bị hư hỏng dập nát, vì trong gừng bị dập có sản sinh ra safrol, một chất cực độc có thể làm hoại tử tế bào gan, dẫn đến ung thư gan.

Theo Webtretho/empdep

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *