Đau bụng, người đàn ông đi khám ngã ngửa phát hiện ung thư di căn gan

Vốn khoẻ mạnh, không hút t.huốc l.á, 3 tháng trước người đàn ông thấy đau bụng kèm rối loạn tiêu hoá, tình trạng ngày càng tăng, ông đến viện khám thì phát hiện ung thư đại tràng sigma di căn gan.

Trường hợp bệnh nhân L.T.D, nam 68 t.uổi ở Hà Nội là ví dụ điển hình. PGS.TS. Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai, cho biết đây là trường hợp bệnh nhân ung thư đại tràng sigma di căn phổi, gan đa ổ đã được điều trị hiệu quả bằng hóa trị kết hợp với thuốc kháng thể đơn dòng Cetuximab.


Hình ảnh khối nhu mô gan hạ phân thùy V gan phải kích thước 25×36 mm, sau tiêm ngấm thuốc

Bệnh nhân nhập viện chỉ vì lý do đau bụng. Trước ngày vào viện khoảng 3 tháng, bệnh nhân đau bụng vùng hố chậu trái, thỉnh thoáng rối loạn tiêu hóa (lúc lỏng, lúc táo).

Vốn hoàn toàn khoẻ mạnh, không có t.iền sử dị ứng, không hút t.huốc l.á và gia đình cũng không có ai mắc ung thư nên người bệnh chủ quan.

Những ngày gần đây tình trạng rõ rệt hơn, những cơn đau nhiều hơn, người bệnh cảm thấy mệt mỏi ăn kém. Đặc biệt tình trạng sụt cân nhanh, chỉ trong 3 tháng bệnh nhân đã sút 5kg. Lúc này ông mới đến Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai khám.

Tại bệnh viện, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, không phù, không xuất huyết dưới da, các bác sĩ kiểm tra thấy bụng mềm, không thấy khối bất thường…

Bệnh nhân được chỉ định nội soi đại trực tràng, kết quả cho thấy khối u sùi loét vùng đại tràng xích ma (sigma) gây hẹp lòng đại tràng, máy soi vẫn đi qua được. Bệnh nhân được chỉ định làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu với kết luận ung thư đại tràng sigma di căn gan (giai đoạn IV).

Theo PGS.TS. Phạm Cẩm Phương, sau khi Trung tâm tiến hành hội chẩn hội đồng chuyên môn đưa ra chỉ định phẫu thuật triệt căn (phẫu thuật cắt đoạn đại tràng Sigma và nhân di căn gan), sau đó điều trị bổ trợ sau phẫu thuật. Tuy nhiên, gia đình và bệnh nhân không đồng ý phẫu thuật.

Vì vậy, các bác sĩ Trung tâm đã lựa chọn phương án: Liệu pháp toàn thân kết hợp với đốt sóng cao tần nhân di căn gan. Kết quả sau 6 chu kỳ hoá chất bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn, tăng 2 kg, sinh hoạt bình thường không còn đau bụng, không rối loạn tiêu hoá, không còn thiếu m.áu…


Gần đây t.huốc l.á được công nhận là những yếu tố nguy cơ rất quan trọng gây ung thư đại tràng cho cả hai giới, nhất là khi kết hợp với rượu bia

GS.TS. Mai Trọng Khoa, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, tại Việt Nam, ung thư đại trực tràng đứng hàng thứ năm trong các bệnh ung thư ở cả 2 giới. Nguyên nhân gây bệnh ung thư đại trực tràng chưa rõ. Một số yếu tố nguy cơ là: chế độ ăn ít rau, nhiều chất béo, mắc các bệnh lý đại – trực tràng: viêm loét mạn tính, polyp, bệnh Crohn, bệnh đa polyp đại trực tràng…

Đáng lưu ý, trong các loại ung thư đường tiêu hoá, thì ung thư đại trực tràng là loại ung thư có liên quan chặt chẽ với các yếu tố nguy cơ gây bệnh cũng như các yếu tố di truyền.

Bệnh nếu được chẩn đoán sớm thì tiên lượng tốt, có thể khỏi bệnh hoàn toàn, do vậy việc sàng lọc, chẩn đoán sớm đóng vai trò quan trọng. Chẩn đoán xác định dựa vào các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng. Khi bệnh ở giai đoạn sớm phương pháp điều trị chủ yếu là phẫu thuật.

Các phương pháp: hóa trị, điều trị đích trong bệnh ung thư đại trực tràng thường được chỉ định khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, đã có di căn xa.

Việc sử dụng các thuốc điều trị đích (các thuốc chống tăng sinh mạch, kháng thể đơn dòng như: Bevacizumab, Cetuximab…) kết hợp với hóa trị cho các bệnh nhân ung thư đại trực tràng giai đoạn di căn (bước 1, bước 2) đã giúp tăng thời gian sống thêm và chất lượng sống cho người bệnh.

Và trường hợp của bệnh nhân trên là ví dụ điển hình. Phác đồ đã giúp kéo dài thời gian sống thêm không tiến triển, sống thêm toàn bộ cho người bệnh.

Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, ung thư đại tràng có thể phòng tránh được thông qua thói quen ăn uống lành mạnh. Có nhiều yếu tố nguy cơ mà mọi người có thể phòng tránh được như: Các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu) được xem là có liên quan mật thiết đến ung thư đại tràng. Ăn khoảng 160g/ngày hoặc chế độ ăn với thịt quá 5 lần/tuần có nguy cơ cao gấp 3 lần.

Ngoài ra, ăn nhiều thịt, mỡ, đạm, ít chất xơ dễ dẫn đến béo phì và có nguy cơ cao gây ung thư đại tràng, nên cần thay đổi chế độ ăn khoa học hơn để phòng bệnh.

Trong khi đó, các chuyên gia cũng hướng dẫn các thức ăn chứa nhiều chất xơ (rau xanh, trái cây) giúp làm giảm nguy cơ này vì chất xơ giúp gia tăng tiêu thụ acid folic, gia tăng kết hợp chất xơ với các yếu tố sinh ung thư dẫn đến việc loại khỏi lòng ruột sớm vì giảm thời gian ứ đọng phân.

Ngoài ra, chất xơ làm giảm pH trong lòng đại tràng và tăng sản xuất các acid béo chuỗi ngắn và yếu tố vi lượng chống hiện tượng ôxy hóa.

Để phòng bệnh, các bác sĩ cũng lưu ý người dân không nên lạm dụng nước uống chứa cồn, t.huốc l.á. Theo đó, t.huốc l.á được biết đến như là những “sát thủ” của bệnh lý tim mạch hay ung thư phổi nhưng gần đây nó được công nhận là những yếu tố nguy cơ rất quan trọng gây ung thư đại tràng cho cả hai giới, nhất là khi kết hợp với rượu bia.

Ngoài ra, cũng cần tăng cường hoạt động thể lực, vận động hay luyện tập thể dục sẽ làm giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng.

Hay đau bụng, đi khám phát hiện ung thư

Một phụ nữ ở TP.Uông Bí (Quảng Ninh) thấy đau bụng tưởng rối loạn tiêu hóa, khi kiểm tra nhận kết quả ung thư.

Ngày 24.9, thông tin từ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cho biết bệnh viện này vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ (52 t.uổi, trú tại P.Yên Thanh, TP.Uông Bí, Quảng Ninh) thường xuyên đau bụng, nghĩ rối loạn tiêu hóa nên đi khám.

Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho người bệnh. Ảnh N.K

Qua thăm khám, nội soi đại tràng, các bác sĩ phát hiện người bệnh có khối u lớn ở đại tràng. Tiến hành làm xét nghiệm sinh thiết, phát hiện ung thư đại tràng phải, biến chứng bán tắc ruột và c.hảy m.áu. Người bệnh được chỉ định phẫu thuật cắt nửa đại tràng phải có khối u, kèm theo vét hạch. Nhận định trong mổ, các bác sĩ thấy tổn thương u đại tràng phải kích thước lớn khoảng 15x10x8 cm gây bán tắc ruột và c.hảy m.áu tại bề mặt khối u trong lòng ruột.

Theo bác sĩ Trịnh Công Định (Khoa Ung bướu, Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí), với tổn thương u đại tràng của người bệnh, thông thường bệnh đã có thời gian tiềm tàng, tiến triển trước đó một khoảng thời gian mà một số người lầm tưởng rằng đó là mình rối loạn tiêu hóa hoặc viêm đại tràng mà không đi khám hoặc kiểm tra.

Qua đây các bác sĩ khuyến cáo người dân, việc thực hiện các phương pháp sàng lọc có thể giúp phát hiện sớm các khối u khi còn rất nhỏ, từ đó có cơ hội điều trị khỏi bệnh, tiên lượng tốt hơn và chi phí điều trị bệnh ít tốn kém hơn.

Phương pháp hiệu quả nhất để phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa là nội soi kiểm tra đại tràng và dạ dày định kỳ. Bên cạnh đó là phương pháp xét nghiệm tìm m.áu tiềm ẩn trong phân, đây cũng là một trong những cách sàng lọc phát hiện sớm ung thư đại trực tràng hiện đã và đang thực hiện tại bệnh viện.

Bác sĩ Trịnh Công Định khuyến cáo các trường hợp có triệu chứng rối loạn tiêu hóa như: đi ngoài nhiều lần, phân lẫn m.áu, chất nhầy, có thể có đau bụng… thậm chí, nếu trước đó chưa từng mắc bệnh gì mà bất ngờ có biểu hiện trên thì cần đi khám chuyên khoa tiêu hóa để phát hiện sớm bệnh ung thư.

Trên thực tế, đã có một số người không có triệu chứng rối loạn tiêu hóa mà chỉ đau bụng, gầy sút cân, thiếu m.áu… nhưng đi khám thì đã phát hiện ra bệnh ung thư. Bên cạnh đó, có một số dấu hiệu cảnh báo ung thư đường tiêu hóa có thể gặp như: chướng bụng, chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, đại tiện bất thường…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *