Các bác sĩ bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa cấp cứu trường hợp bệnh nhân bị vỡ dị dạng động mạch, nghi của u cơ mỡ thận trái, nếu chậm có thể phải cắt bỏ cả thận.
Bệnh nhân H. đang được các bác sĩ chăm sóc.
Vừa qua, Đơn vị Hồi sức cấp cứu tại Trung tâm khám chữa bệnh chất lượng cao Bệnh viện đa khoa Hùng Vương tiếp nhận trường hợp người bệnh Nguyễn Thị H (sinh năm 1954, địa chỉ ở Đức Bác, Sông Lô, Vĩnh Phúc) vào viện trong tình trạng đột ngột đau bụng mạn sườn trái trong khi đang làm vườn, mệt mỏi, hội chứng thiếu m.áu.
“Thời gian đầu thi thoảng bác chỉ nhói đau bên bụng trái khi cúi xuống đứng dậy. Gần đây những cơn đau nhiều hơn và có những cơn sốt, bàn chân lạnh và vã mồ hồi nhiều…”, người bệnh Nguyễn Thị H cho biết.
Sau khi nhập viện, các bác sĩ đã nhanh chóng thăm khám và thực hiện các chỉ định cận lâm sàng cần thiết. Sau khi có kết quả xét nghiệm ban đầu, người bệnh được chẩn đoán: Tụ m.áu quanh thận trái chưa rõ nguyên nhân. Người bệnh được hồi sức tích cực: truyền m.áu, truyền dịch, dùng các thuốc cầm m.áu. Sau khi chụp Scan có tiêm thuốc cản quang phát hiện vỡ dị dạng động mạch nghi của u cơ mỡ thận trái.
Đơn vị Hồi sức cấp cứu đã nhanh chóng tiến hành hội chẩn cùng với Khoa Ngoại thận tiết niệu và Khoa Chẩn đoán hình ảnh quyết định thực hiện kỹ thuật nút cầm m.áu mạch vỡ ở thận trái bằng coil, nút kín hoàn toàn các mạch m.áu vỡ, bảo toàn được thận trái.
Sau khi được can thiệp, người bệnh được hồi sức tích cực tại đơn vị, tình trạng người bệnh đã dần ổn định: các cơn đau giảm rõ rệt, không còn tình trạng thiếu m.áu… Sau hơn 10 ngày theo dõi và điều trị, đến nay người bệnh đã hoàn toàn bình phục trở lại và dự kiến được suất viện trong vài ngày tới.
Theo Thạc sỹ, bác sỹ Bùi Mạnh Cường – Trưởng Đơn vị Hồi sức cấp cứu – Trung tâm Khám chữa bệnh chất lượng cao, vỡ dị dạng động mạch u cơ mỡ thận trái là bệnh lý rất hiếm gặp, nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như tụ m.áu xung quanh thận, ổ bụng, sốc mất m.áu, thậm chí có thế t.ử v.ong.
“Trường hợp người bệnh H. chúng tôi chọn phương pháp nút mạch là phương pháp thích hợp nhất. Phương pháp này là phương pháp điều trị can thiệp xấm lấn tối thiểu , hiệu quả cao, giúp người bệnh tránh khỏi cuộc đại phẫu lớn, bảo toàn được thận, người bệnh hồi phục nhanh, thời gian nằm viện ít. Nếu phải phẫu thuật người bệnh có nguy cơ cắt mất thận, sau phẫu thuật tiềm ẩn nhiều tai biến như: xuất huyết, n.hiễm t.rùng sau phẫu thuật, chi phí sau phẫu thuật lớn, thời gian nằm viện lâu…”, bác sĩ Cường chia sẻ.
Theo infonet
Bé 14 tháng t.uổi bị nhiễm độc chì nghiêm trọng do bôi thuốc cam
Bệnh nhi 14 tháng t.uổi có rối loạn đông m.áu, men gan tăng cao, chỉ số bilirubin tăng và thiếu m.áu nghiêm trọng, nguyên nhân là do trẻ bị ngộ độc thuốc cam.
Ảnh minh họa
Mặc dù đã có rất nhiều cảnh báo về nguy cơ ngộ độc chì trong thuốc cam không rõ nguồn gốc nhưng nhiều phụ huynh vẫn tin dùng loại thuốc này. Những sai lầm này đã gây hậu quả nghiêm trọng cho các bé.
Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ tiếp nhận bệnh nhi 14 tháng t.uổi, trú tại Thạch Khoán, Thanh Sơn, Phú Thọ, trong tình trạng mệt mỏi, khó thở, sốt nhiều cơn, bụng chướng, da vàng, nôn nhiều, gan to ngang rốn và có nhiều vết loét ở niêm mạc miệng.
Theo người nhà bệnh nhi, trẻ có tình trạng ho, khò khè, sốt cao và kèm theo nhiệt miệng.
Sau khi dùng kháng sinh, trẻ hạ sốt nhưng tình trạng trên vẫn tái diễn (kéo dài khoảng 1 tuần), gia đình cho trẻ uống thuốc nam và bôi thuốc cam vào miệng để điều trị.
Tuy nhiên, sau 2 ngày sử dụng, bệnh nhi có dấu hiệu gia tăng mệt mỏi, sốt cao liên tục, da vàng, bú kém, tiếp tục ho, khò khè nhiều. Lúc này, gia đình đưa bé đến khám tại Trung tâm y tế huyện và được chẩn đoán suy gan cấp, nên lập tức chuyển bé xuống Trung tâm Sản Nhi, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ.
Qua thăm khám và tổng hợp các kết quả cận lâm sàng, các bác sỹ khoa Hồi sức tích cực-Chống độc, Trung tâm Sản Nhi xác định bệnh nhi có rối loại đông m.áu, men gan tăng cao, chỉ số bilirubin tăng và thiếu m.áu nghiêm trọng. Nguyên nhân là do trẻ bị ngộ độc thuốc cam.
Chỉ số hàm lượng chì trong m.áu của trẻ là 129,8 g/dl, tăng gấp 13 lần so với bình thường, xếp vào tình trạng nhiễm độc chì nghiêm trọng.
Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Trung tâm Sản Nhi, Bệnh viện đa khoa Phú Thọ cho biết t.rẻ e.m bị ngộ độc chì rất nguy hiểm, nhất là tình trạng ngộ độc mãn tính bởi việc điều trị rất khó khăn và để lại di chứng rất nặng nề. Khi xảy ra tình trạng ngộ độc, chì không chỉ nhiễm vào m.áu mà còn xâm nhập vào các tổ chức xương, não, các bộ phận khác trên cơ thể… gây ra nhiều bệnh lý về thần kinh, huyết học, dạ dày, đường ruột, tim mạch, khiến trẻ chậm phát triển về trí tuệ.
Trẻ bị nhiễm độc chì thường có những biểu hiện rất đa dạng từ cấp tính, dễ nhận biết đến mạn tính, lâu dài, không điển hình.
Về thần kinh, trẻ có các biểu hiện cấp tính như tăng kích thích, co giật, ngủ lịm từng lúc, hôn mê, liệt. Các biểu hiện lâu dài, không điển hình là chậm phát triển nhận thức, tinh thần, giảm khả năng nghe, thái độ hành vi kỳ dị, ít chơi, mệt mỏi, khó chịu, vô cảm, mất phối hợp, học kém…
Về tiêu hóa, trẻ nôn, đau bụng, chán ăn. Về m.áu, da trẻ xanh xao, cơ thể gầy yếu do thiếu m.áu.
Ngoài các triệu chứng rõ rệt như trên, trẻ nhiễm độc chì còn có rất nhiều biểu hiện kín đáo, chỉ có thể phát hiện bằng các xét nghiệm định lượng chì trong m.áu.
Thực tế cho thấy, nhiều người dân vẫn còn thói quen sử dụng các loại thuốc nam, thuốc cam để điều trị bệnh. Việc sử dụng tràn lan các loại thuốc không rõ nguồn gốc, không kiểm soát được chất lượng có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề đáng tiếc cho sức khỏe của trẻ.
Do đó, bác sỹ khuyến cáo các bậc phụ huynh tuyệt đối không nên cho con sử dụng các phương thuốc dân gian không rõ nguồn gốc; đưa con đến ngay các cơ sở y tế khi con có dấu hiệu bệnh để được thăm khám, điều trị đúng cách./.
Theo TTXVN/Vietnamplus