Nhập viện trong tình trạng sắp sinh, nhưng gần 7 tiếng đồng hồ, tử cung của người mẹ mở hết cỡ song em bé vẫn chưa thể chào đời, sốc hơn là sau đó có một dị vật lòi ra.
Khi mang thai, tất cả mẹ bầu cần phải đi khám định kỳ. Điều này rất quan trọng trong việc có thể ngăn ngừa và kiểm soát những trường hợp bị dị tật thai nhi. Đặc biệt là trong các trường hợp mang thai đôi hoặc thai 3, việc thăm khám này rất quan trọng để bác sĩ xác định được tình trạng em bé có khỏe mạnh hay không. Mới đây, một trường hợp hy hữu xảy ra khi một người mẹ mang thai đôi ở Đài Loan, khiến nhiều cảm thấy sợ hãi.
Lý Duy Hào, bác sĩ tại khoa Phụ sản của Bệnh viện Trấn Hưng, Đài Loan chia sẻ trong chương trình “Mom Good God: Secular Female Housework” rằng, các bác sĩ và y tá sợ nhất là những phụ nữ chuyển dạ vào đêm khuya. Bác sĩ Lý kể lại trước đây anh từng tiếp nhận một ca cấp cứu lúc 8 giờ tối, sản phụ có dấu hiệu sắp sinh. Khi hỏi người phụ nữ này từng khám thai ở đâu, cô ấy trả lời ấp úng và nói chỉ khám ở quê.
Bác sĩ Lý Duy Hào chia sẻ trường hợp sinh đẻ hy hữu mình từng tiếp nhận.
Khi nhập viện cấp cứu, tử cung của người phụ nữ này đã mở được 5 phân. Lúc 10h tối, bác sĩ Lý hỏi y tá tình trạng của sản phụ kia thì nhận được câu trả lời: ” Tôi đã cố gắng hết sức, nhưng bác sĩ ơi, có cái gì đó rất lạ. Khi sờ vào bên trong, đáng lẽ đó là đầu em bé nhưng lại rất cứng. Có vẻ như tôi chạm được vào màng ối, nhưng cảm giác rất khác so với bình thường “.
Sau đó, bác sĩ Lý nói rằng mình không được y tá thông báo gì cả cho tới 3,4 giờ sáng. Lúc này, linh tính cảm thấy không ổn, nếu đ.ứa t.rẻ không được sinh ra trong vòng 2-4 tiếng nữa sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng cả 2 mẹ con.
Mang song thai nhưng người mẹ chỉ sinh được một em bé (Ảnh minh họa).
Một lúc sau đó, y tá hốt hoảng chạy đến thông báo sản phụ đã vỡ ối, sờ vào vẫn thấy lạ, cảm giác khó có thể giải thích được. Bác sĩ Lý quyết định đến trực tiếp kiểm tra. Đáng nhẽ ra, da đầu em bé bây giờ phải trơn trượt, đã quay ngôi và chờ chui ra khỏi bụng mẹ.
Thế nhưng, khi chạm vào, anh cảm thấy có một vật thể rất cứng và có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Anh sử dụng dụng cụ hút chân không kéo ra, kết quả đó không phải là một em bé mà là một mảnh vôi cứng màu vàng trắng rơi xuống. Sau đó, một bọc ối khác phình ra và bị vỡ, em bé thực sự mới chào đời vào lúc này.
Bác sĩ Lý giải thích rằng, sau khi quan sát kỹ hơn, anh phát hiện mảnh vôi cứng hóa ra là một đ.ứa b.é đã c.hết, teo tóp lại như x.ác ư.ớp. Sở dĩ nó cứng là do xương chưa phát triển hết, lại bị chèn ép nên bẹp dúm. Người mẹ sau đó kể lại rằng, lần đầu tiên đi khám, bác sĩ bảo rằng cô mang song thai, nhưng sau đó siêu âm lại chỉ còn một em bé, không ngờ đ.ứa b.é còn lại vẫn ở trong bào thai và bị vôi hóa như thế.
Vôi hóa là hiện tượng tích tụ can xi ở vùng mô hoặc cơ quan nào đó trong cơ thể. Thai lưu lâu ngày có thể hóa vôi, thường thai trên 13 tuần bị c.hết lưu 1 thời gian dài không phát hiện được nên bị vôi hóa.
Mẹ Ninh Bình “khổ tận” 4 lần hỏng thai, sinh xong không được nhìn mặt con
Hành trình tìm con của chị Phạm Thị Lý trải qua không ít những vất vả, gian nan với bao nhiêu hy vọng rồi lại trở về tay trắng.
Nửa năm nay, kể từ khi chào đón thiên thần nhí đến với gia đình, chị Phạm Thị Lý (31 t.uổi, Ninh Bình, hiện sinh sống và làm việc ở Sài Gòn) vẫn ngỡ như một giấc mơ. Dù ngày nào cũng tất bật bỉm sữa, quay cuồng với guồng quay của con nhưng vợ chồng chị vui và hạnh phúc bởi 8 năm qua, cuối cùng vợ chồng chị đã tìm thấy ánh sáng phía cuối con đường hầm trên hành trình tìm con.
Chị Lý và con gái.
Nhìn con gái đang nô đùa nở nụ cười giòn tan, chị Lý lại cười cho biết, vợ chồng chị phải vất vả 8 năm mới có được “cục vàng” này. Chị tâm sự mình kết hôn từ năm 2011, 2 năm sau thì có bầu tự nhiên. Hồi đó, nhìn sự khôn lớn của con trong bụng từng ngày từng tháng, thấy cơ thể mình thay đổi, chị vui lắm. Tuy nhiên khi mang bầu được 23 tuần, “bầu trời mây đen” chợt ập đến với chị khi chị bị sinh non rồi con không sống được. Người ta nói “một con sa bằng ba con đẻ”, nỗi đau ấy dường như khiến chị gục ngã ngay lần đầu tiên chuẩn bị được làm mẹ.
2 năm sau chờ mãi không có tin vui, vợ chồng chị quyết định nhờ phương pháp hỗ trợ sinh sản IUI. Tuy nhiên, may mắn vẫn chưa mỉm cười mà tiếp tục thử thách vợ chồng chị khi làm IUI lần 2 vào năm 2016 đậu thai lại bị sảy thai ở tuần thứ 5. Mặc dù thất vọng, nản lòng nhưng vợ chồng chị vẫn cố gắng an ủi, động viên nhau cùng cố gắng làm kinh tế để tiếp tục hành trình tìm con gian nan này.
Chị từng sinh non 23 tuần khi mang thai lần đầu tiên.
Chị Lý cho biết thêm, đầu năm 2018, vợ chồng chị quyết định làm IVF và được 3 phôi ngày 5. Lần đầu tiên chuyển phôi dù đau đớn khó khăn nhưng chị vẫn cố gắng với niềm hy vọng con sẽ về. Thế nhưng càng hy vọng lại càng thất vọng khi chị chuyển phôi lần 1 thai bị sinh hóa.
Không nản lòng, vợ chồng chị lại chờ đợi thời gian để chuyển phôi lần 2. Lần này hạnh phúc mỉm cười với vợ chồng chị vì đậu song thai. Những tưởng ông trời đã hiểu và thấu nỗi lòng 2 vợ chồng nên cho cặp song sinh đến nhưng nào ngờ niềm hạnh phúc ấy chỉ vỏn vẹn đến khi thai 7 tuần thì chị bị lưu.
” Lần lưu song thai, mình suy sụp nhất, cùng một lúc mất 2 đứa con, nỗi đau như cứa vào da thịt. Đó chưa kể bác sĩ cho ngậm thuốc để cho con ra thì bị sót. Mình phải ngậm mấy lần không sạch nên phải đi hút mới được”, chị Lý rưng rưng nhớ lại những nỗi đau trên hành trình tìm con.
Chị Lý thổ lộ, sau lần lưu thai đôi đó, tinh thần chị suy sụp, hơn nữa kinh tế gia đình cạn kiệt nên 2 vợ chồng chị bảo nhau thôi dừng lại. May mắn được bác sĩ ra sức động viên làm thêm lần nữa rồi viết đơn xin miễn giảm viện phí nên 2 vợ chồng chị cố gắng làm thêm IVF lần 2. Cuối năm 2018, vợ chồng chị IVF lần 2 được 6 phôi ngày 5. Sau khi sinh thiết 4 phôi bị lỗi mất 1 phôi. 3 phôi còn lại vợ chồng chị chuyển lần 1 nhưng thai sinh hóa và mãi đến lần 2, vợ chồng chị với đón được “cục vàng” hiện nay.
8 năm vợ chồng chị vất vả để có con.
8 năm trên hành trình tìm con, vợ chồng chị Lý phải chịu không biết bao nhiêu lời dị nghị của mọi người. Để có thể vững vàng trên hành trình này, anh chị phải bỏ hết ngoài tai mặc kệ những lời nói ấy. Hễ ai hỏi gì chị lại nói vui rằng “mọi người cứ từ từ rồi ai cũng có phần”.
May mắn kiên trì sau 2 lần IUI, 4 lần chuyển phôi với 2 lần IVF, cuối cùng vợ chồng chị đã có được thiên thần trong tay. Sau một tuần chuyển phôi, chị Lý đã có chỉ số beta cao. Hạnh phúc là vậy nhưng qua bao nhiêu lần thất bại trên hành trình tìm con, chị Lý lo lắng nhiều hơn là vui mừng. Đặc biệt 11 tuần, chị xét nghiệm bị cường giáp. Mỗi lần lên đọc bệnh trên mạng chị còn lo lắng hơn nhưng về sau gặp bác sĩ tư vấn do mang thai nội tiết thay đổi không sao chị mới tạm yên tâm phần nào.
“Thai kỳ của mình không lúc nào là lo lắng như ngồi trên đống lửa. 15 tuần cổ tử cung ngắn mình phải nhập viện khâu gấp. Chưa kết, 25 tuần mình bị tiểu đường thai kỳ nhưng trộm vía thai kỳ của mình khỏe mạnh đến ngày sinh”, chị Lý cho hay.
Bé chào đời nặng 3,5kg.
Được biết, 37 tuần, chị Lý cắt chỉ khâu cổ tử cung, lúc cắt xong cổ tử cung mở 1 phân nhưng chị chờ mãi đến 38 tuần không thấy gì nên quyết định mổ chủ động ở 38 tuần 1 ngày. Bé nhà chị chào đời nặng 3,5kg.
Vì em bé hô hấp không được tốt nên không được da kề da với mẹ mà được đưa đi luôn, chị còn không được nhìn mặt con. Chính vì vậy sau sinh biết mẹ tròn con vuông, điều mong ngóng lớn nhất của chị là được nhanh xuống phòng xem tình hình con ra sao.
Vợ chồng chị Lý ở Sài Gòn, trong khi bố mẹ ở quê hết nên khi đi sinh cũng chỉ có 2 vợ chồng chị. Sau sinh không có người chăm giúp dù vất vả, stress chăm con nhưng chị vô cùng hạnh phúc. Cuối cùng vợ chồng chị đã thành công trên hành trình tìm con.