Dầu dừa giúp ích gì cho sức khỏe?

Dầu dừa được coi là một siêu thực phẩm. Nó cũng được xếp vào loại chất béo tốt, giúp ích cho cơ thể theo nhiều cách. Sau đây là một số lợi ích sức khỏe của dầu dừa, theo trang tin The Health Site.

Ảnh: Shutterstock

T.iêu d.iệt vi sinh vật có hại

Dầu dừa là một nguồn a xít béo dồi dào. Những a xít béo này có thể giúp t.iêu d.iệt các vi sinh vật gây bệnh và n.hiễm t.rùng. A xít lauric được tìm thấy trong dầu dừa có thể t.iêu d.iệt vi khuẩn, nấm và vi rút. Do vậy, dầu dừa thậm chí còn được khuyên dùng để xử lý các vấn đề về da, chẳng hạn như mụn trứng cá, cũng như các vấn đề liên quan đến da đầu, chẳng hạn như gàu và ngứa da đầu, theo The Health Site.

Tăng mức cholesterol tốt

Dầu dừa chứa chất béo bão hòa tự nhiên có thể làm tăng mức cholesterol tốt. Trên thực tế, chúng có thể giúp biến cholesterol xấu thành những chất ít gây hại hơn. Đó là lý do tại sao các chuyên gia tin dầu dừa có thể là trợ thủ tốt cho sức khỏe tim.

Tốt cho sức khỏe răng miệng

Dầu dừa đã được chứng minh là có lợi cho sức khỏe răng miệng. Pha loãng dầu dừa trong nước để dùng như nước súc miệng để t.iêu d.iệt vi trùng. Dầu dừa cũng góp phần loại bỏ mảng bám trên răng, điều trị hôi miệng và cải thiện sức khỏe răng miệng nói chung.

Giảm cơn đói

Như đã nói trên, dầu dừa là loại chất béo tốt, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nên rất thích hợp để dùng cho việc nấu ăn. Bất cứ khi nào bạn ăn thứ gì đó được chế biến trong dầu dừa, nó sẽ lấp đầy dạ dày của bạn, khiến bạn có cảm giác no lâu hơn. Điều này góp phần giảm lượng hấp thu calorie và cho phép bạn tránh xa các loại thức ăn nhẹ và carbohydrate không cần thiết, theo The Health Site.

Giảm động kinh

Chất béo trong dầu dừa, được gọi là triglyceride chuỗi trung bình (MCT), có thể làm tăng nồng độ thể ketone trong m.áu, giúp giảm co giật ở t.rẻ e.m bị động kinh.

Tăng cường chức năng não

Các nghiên cứu sơ bộ cho thấy việc tăng nồng độ ketone trong m.áu nhờ MCT góp phần cung cấp năng lượng cho các tế bào não ở những bệnh nhân Alzheimer và làm giảm các triệu chứng, theo The Health Site.

Theo Thanh niên

Vết ố cà phê trên răng: nguy cơ và cách giải quyết

Nếu là một tín đồ của cà phê, thì hẳn bạn đã biết về vết ố mà cà phê để lại, có thể là trên áo sơ mi trắng hoặc trên hàm răng ngọc ngà của bạn.

Đọc để biết những cách vết cà phê có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể như thế nào – đặc biệt nếu bạn là người nghiện cà phê.

Sự thật phũ phàng: ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ răng miệng

Các nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra sự thật phũ phàng – uống cà phê thường xuyên có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng. Thói quen buổi sáng này có thể là kẻ thù đối với sức khỏe vì cà phê có chứa các thành phần gọi là tannin (cũng có trong rượu vang và trà), một loại polyphenol p.hân h.ủy trong nước.

Các tannin này chịu trách nhiệm tạo ra các hợp chất màu bám trên răng và để lại màu vàng. Thường xuyên hoặc thậm chí chỉ một tách cà phê mỗi ngày có thể khiến răng bị ố cà phê.

Men răng là chất cứng nhất trong cơ thể con người và có cấu trúc không đều (không phẳng và nhẵn) và chứa các lỗ nhỏ và các đường vân có thể giữ các hạt thức ăn và đồ uống. Và khi bạn uống cà phê thường xuyên, sắc tố từ đồ uống có màu sẫm này bị vướng vào các vết nứt và có thể gây ra các vết ố vàng vĩnh viễn trên răng.

Làm thế nào để tẩy vết cà phê trên răng

Những vết ố cà phê tai hại trên răng thậm chí có thể khiến bạn nghĩ đến việc bỏ cà phê. Nhưng có nhiều cách để có thể loại bỏ những vết bẩn xấu xí này ra khỏi hàm răng trắng ngọc ngà.

Bá sĩ răng có thể giúp tẩy sạch vết cà phê khỏi răng trong các lần vệ sinh thường xuyên. Vì vậy, hãy chắc chắn sắp xếp các cuộc hẹn thường xuyên. Đ.ánh răng bằng kem đ.ánh răng và miếng dán trắng răng có chứa carbamide peroxide hoặc hydro peroxide cũng có thể giúp loại bỏ vết ố.

Đ.ánh răng bằng baking soda: Hãy đ.ánh răng bằng nước baking soda hai lần một tháng có thể giúp tẩy vết ố. Cách làm: Pha 1 thìa cà phê baking soda với 2 thìa cà phê nước. Trộn lên để tạo thành dạng sền sệt và dùng nó để đ.ánh răng.

Súc miệng bằng dầu dừa: Dầu dừa giúp trung hòa axit thừa trong miệng và rửa trôi các sắc tố và cặn cà phê. Súc miệng bằng dầu dừa cực kỳ có lợi cho việc duy trì sức khỏe răng miệng.

Cách làm: ngậm một ngụm dầu dừa trong miệng. Súc miệng trong khoảng 15-20 phút, để dầu lùa giữa các răng. Nhổ ra và đ.ánh răng bằng kem đ.ánh răng nhẹ hoặc kem đ.ánh răng dầu dừa.

Than hoạt: Tính chất hấp thụ mảng bám của than hoạt được cho là đóng vai trò chính trong quá trình này. Răng ố vàng nhiều có thể được điều trị bằng đặc tính hấp thụ độc tố của than hoạt.

Cách làm: Chỉ cần đ.ánh răng đơn giản bằng hỗn hợp này, để yên, sau đó súc miệng và đ.ánh răng như bình thường.

Giấm táo: Khi sử dụng cẩn thận và chú ý, giấm táo có thể giúp làm sáng màu vàng và tẩy vết cà phê trên răng.

Cách làm: Ngậm một thìa canh giấm táo trong miệng và súc miệng trong 10 phút, sau đó súc miệng lại và và chải răng như bình thường. Hãy chắc chắn rằng bạn đ.ánh răng bằng kem đ.ánh răng ngay sau đó, vì axit thừa có thể gây mòn men răng.

Làm thế nào để ngăn chặn vết cà phê?

Như chúng ta đã biết, vết cà phê là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ố trên răng và những cách tốt nhất để ngăn ngừa vết cà phê được đề cập dưới đây:

Thêm sữa vào cà phê; sữa từ bò hoặc dê có nhiều protein liên kết với polyphenol trong cà phê. Thay vì bám vào và làm ố răng, polyphenol di chuyển đến dạ dày, nơi chúng có thể nhanh chóng bị phân hóa.

Đ.ánh răng bằng kem đ.ánh răng làm trắng răng thường xuyên.

Chải răng thường xuyên bằng chỉ nha khoa.

Sử dụng ống hút để uống cà phê bằng ống hút inox hoặc ống giấy để giảm rác thải nhựa.

Uống nước xen kẽ với cà phê.

Nhai kẹo cao su không đường.

Uống cà phê với ít caffeine.

Những tác dụng phụ khác của cà phê

Ngoài việc làm cho răng kém trắng sáng, cà phê có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khác:

Uống cà phê có thể khiến vi khuẩn phát triển trong miệng có thể dẫn đến mòn răng và men răng, làm cho răng trở nên giòn và mỏng.

Cà phê cũng có thể gây hôi miệng hoặc hơi thở hôi. Một lưu ý cuối cùng: Bạn không cần phải bỏ thói quen uống cà phê. Chỉ cần đảm bảo xem xét các biện pháp phòng ngừa và có lịch khám răng định kỳ.

Cẩm Tú

Theo Boldsky/Dân trí

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *