Dấu hiệu căn bệnh giày vò huyền thoại quyền anh thế kỉ XX nhiều năm

Bệnh Parkinson xảy ra do thoái hóa não mãn tính, gây thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh khiến nhiều người mắc phải căn bệnh khi về già.

Muhammad Ali là cựu vận động viên quyền anh người Mỹ, đồng thời cũng là một nhà hoạt động từ thiện nổi danh của thế kỉ XX.

Ông là người từng 4 lần giành huy chương vàng Olympic, được tạp chí thể thao quốc tế bình chọn là vận động viên vĩ đại nhất thể kỉ XX. Huyền thoại quyền anh Muhammad Ali đã thực sự làm một chiến binh trên võ đài và trong cuộc chiến với căn bệnh Parkinson, một căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới khoảng 1 triệu người Mỹ mỗi năm.

Những ngày tháng cuối đời, biến chứng của bệnh làm ông không thể nói hay vận động được. Do vậy, mọi hoạt động đều phụ thuộc vào người khác. Đến năm 2016, Muhammad Ali đã ra đi sau nhiều năm chiến đấu với căn bệnh quái ác này. Người ta sẽ không thể nào quên được hình ảnh của ông trong buổi lễ khai mạc Thế vận hội Olympic năm 1996 ở Atlanta, khi ông giương cao ngọn đuốc Olympic và thắp sáng vạc dầu khi cánh tay đang rung rất mạnh.

Về căn bệnh Parkinson, các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh có thể khác nhau với tất cả mọi người. Các dấu hiệu ban đầu có thể nhẹ và không được chú ý. Đầu tiên, nó sẽ xuất hiện ở một bên cơ thể và dần dần diễn biến tồi tệ hơn, sau đó mới lan ra toàn bộ cơ thể sống. Các dậu hiệu và triệu chứng của bệnh có thể là:

Run rẩy: Thường bắt đầu ở một chi, có thể là bàn tay hoặc các ngón tay. Hiện tượng run rẩy xảy ra ngay cả khi bàn tay đang trong trạng thái nghỉ ngơi.

Chuyển động chậm : Theo thời gian, bệnh Parkinson có thể làm chậm chuyển động của người bệnh, khiến những công việc đơn giản trở nên khó khăn và tốn thời gian.

Cơ bắp căng cứng : Cứng cơ có thể xảy ra ở bất kì bộ phận nào trên cơ thể bạn. Các cơ cứng sẽ gây đau và hạn chế sự di chuyển.

Mất thăng bằng : Lưng của bạn có thể khom xuống hoặc gặp phải vấn đề về thăng bằng do bệnh Parkinson.

Mất dần các chuyển động: Bạn có thể bị giảm khả năng thực hiện các cử động vô thức, bao gồm: chớp mắt, mỉm cười hoặc vung tay khi đi bộ.

Thay đổi lời nói : Hiện tượng nói lắp, nói nhanh có thể diễn ra thường xuyên hơn với người bị bệnh.

Nét chữ thay đổi : Việc cầm bút sẽ trở nên khó khăn hơn và khiến cho chữ viết của bạn bị thay đổi.

Nguyên nhân gây ra căn bệnh này là do một số tế bào thần kinh trong não dần bị phá vỡ hoặc c.hết đi. Nhiều triệu chứng xảy ra là do mất các tế bào thần kinh sản xuất chất truyền tin hóa học trong não được gọi là dopamine. Khi nồng độ dopamine giảm, nó gây ra hoạt động bất thường của não, dẫn đến suy giảm chuyển động và các triệu chứng khác của bệnh Parkinson.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh Parkinson bao gồm:

T.uổi tác: Người trẻ hiếm khi mắc bệnh Parkinson. Nó thường xảy đến với người trung niên hoặc người già. Người mắc Parkinson thường phát bệnh vào khoảng 60 t.uổi trở lên.

Di truyền: Có người thân mắc bệnh Parkinson cũng làm tăng khả năng mắc bệnh cho chính bản thân mình. Tuy nhiên, rủi ro này vẫn là nhỏ, trừ khi gia đình bạn có nhiều người mắc phải căn bệnh này.

Giới tính: Nam giới có nhiều khả năng mắc bệnh Parkinson hơn nữ giới.

Phơi nhiễm độc tố: Tiếp xúc quá nhiều với thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson.

Để phòng ngừa căn bệnh này, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tập thể dục nhịp điệu thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson. Một vài nghiên cứu khác thì cho biết, những người tiêu thụ caffein – có trong trà, cà phê sẽ ít mắc bệnh này hơn những người không uống.

Trà xanh cũng có liên quan đến việc giảm nguy cơ phát triển bệnh Parkinson. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa biết liệu caffein có thực sự chống lại căn bệnh này không hay có liên quan đến một số thành phần khác.

Thấy cơ thể có những thay đổi này cẩn thận mắc Parkinson mà không biết

Parkinson là bệnh rối loạn thoái hóa hệ thần kinh trung ương. Hiện người ta vẫn chưa tìm ra cách chữa trị tận gốc căn bệnh nên việc phát hiện sớm là rất quan trọng.

Bệnh Parkinson là một trong những bệnh về thần kinh thường xảy ra khi nhóm tế bào trong não bị thoái hóa, không thể kiểm soát được vận động của cơ bắp, khiến cho người bệnh đi lại khó khăn, cử động chậm chạp, chân tay run cứng. Khi bệnh nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh, làm thiếu hụt dopamine.

Dù dày công nghiên cứu nhưng các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân mà chỉ có thể đưa ra một số yếu tố gây bệnh như: Do t.uổi tác (lớn t.uổi), do di truyền, do yếu tố môi trường, thậm chí có thể là do virus… Hiện cũng chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này mà chỉ có những biện pháp giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, làm giảm tốc độ tiến triển của bệnh.

Vì thế việc phát hiện các triệu chứng của bệnh và điều trị kịp thời là rất quan trọng. Khi bị Parkinson bệnh nhân có thể có một hoặc một số dấu hiệu sau:

Run

Hiện tượng run do mắc Parkinson thường xảy ra ở môi, ngón tay, đôi khi cả bàn tay. (Ảnh minh họa)

Triệu chứng này xuất hiện ở hơn 50% bệnh nhân mắc bệnh Parkinson. Hiện tượng run thường xảy ra ở môi, ngón tay, đôi khi cả bàn tay lúc đang ở trạng thái nghỉ ngơi, nhưng sẽ biến mất khi hoạt động. Bàn tay sẽ lắc nhịp nhàng, thường từ 4-6 lần/giây, hoặc ngón tay bị run như thể lăn viên thuốc giữa ngón tay cái và ngón trỏ.

Giảm cảm giác về mùi

Ở giai đoạn đầu, bệnh Parkinson thường ảnh hưởng đến khứu giác của con người, làm cho bệnh nhân không có khả năng phân biết mùi của thực phẩm. Các chuyên gia của viện Nghiên cứu sức khỏe Thái Bình Dương ở Hawaii (Mỹ) cho biết hiện tượng khứu giác suy yếu có thể xảy ra ít nhất 4 năm trước khi bệnh Parkinson phát triển. Tình trạng mất khả năng nhận dạng mùi sẽ ngày càng nặng nếu không được chữa trị kịp thời.

Chữ viết thay đổi

Những người mắc Parkinson sẽ thấy chữ viết tay trông khác hơn so với trước, các con chữ ngày càng nhỏ đi và khít với nhau, việc cầm bút cũng trở nên khó khăn hơn.

Tính cách thay đổi

Bộ não là nơi điều khiển suy nghĩ, hành động, nhìn nhận và phản ứng với các tình huống thường ngày, nên sự thay đổi đột ngột trong tính cách cũng có thể là dấu hiệu sớm của bệnh Parkinson.

Phối hợp các hoạt động chậm chạp

Đây là một trong những dấu hiệu rõ rệt nhất ở giai đoạn đầu của bệnh Parkinson. Lúc này bất kỳ việc thay đổi tư thế hay thực hiện động tác bình thường nào như quay đầu, quay người, buộc dây giày… đều được làm với tốc độ chậm, không rõ ràng.

Nhiều người bệnh còn xuất hiện hiện tượng cứng cơ. Cơ bắp và các khớp có xu hướng cứng và không co giãn được. Khi đi bộ, cánh tay thường không đ.ánh được, không lắc được; bàn chân có cảm giác như mắc kẹt dưới đất.

Khả năng giữ thăng bằng giảm sút

Bệnh nhân Parkinson thường có dáng người co cúi, hai vai gập xuống, đầu nhô ra phía trước. Bên cạnh việc phối hợp các hoạt động chậm chạp thì họ khó giữ được thăng bằng và dễ bị ngã.

Giọng nói yếu

Bệnh nhân Parkinson có thể bị thay đổi giọng nói, đó là giọng nói trở nên nhẹ nhàng, yếu ớt hoặc nói ngọng bất thường.

Khuôn mặt đơ cứng

Bệnh Parkinson xảy ra khi nhóm tế bào trong não bị thoái hóa, không thể kiểm soát, điều khiển được cử động nên những người bị bệnh rất khó biểu lộ cảm xúc, thường nhìn chằm chằm vào một khoảng không nào đó, mắt thì liên tục chớp.

Rối loạn giấc ngủ

Người mắc Parkinson có thể hét lên, nghiến răng trong khi ngủ. (Ảnh minh họa)

Theo các chuyên gia thần kinh học bệnh Parkinson có liên quan đến một dạng rối loạn hành vi trong giấc ngủ. Trong khi ngủ, những người mắc chứng Parkinson có thể hét lên, nghiến răng, đ.ấm đ.á, thậm chí tấn công người khác. 40% dạng rối loạn này dễ dẫn đến nguy cơ phát bệnh Parkinson.

Vấn đề về đường ruột

Bệnh nhân Parkinson có thể bị táo bón hoặc các vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt với người lớn t.uổi. Lý do là bởi Parkinson ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh tự chủ, trong đó quy định hoạt động của cơ trơn ở ruột và bàng quang. Lưu ý táo bón liên quan đến Parkinson khác táo bón thông thường ở chỗ người bệnh thường có thêm cảm giác no, ngay cả khi ăn rất ít và tình trạng này thường kéo dài.

Đau cổ, đau vai kéo dài

Đau cổ liên quan đến Parkinson khác với đau cổ thông thường chủ yếu là ở cảm giác dai dẳng, kéo dài, kể cả khi có sự can thiệp của y tế như dùng thuốc mà không thuyên giảm. Một số người có thể ít bị đau nhưng thay vào đó bị tê và ngứa, cũng có người đau nhức và khó chịu từ vùng vai đến cánh tay.

Phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh, do đó để phòng ngừa bệnh Parkinson chúng ta nên làm những điều sau:

-Thường xuyên tắm nắng để bổ sung vitamin D cho cơ thể. Theo nghiên cứu, hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh Parkinson đều có nồng độ Vitamin D thấp.

-Uống trà xanh hàng ngày, sử dụng cà phê hợp lý giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

-Tránh xa môi trường độc hại, đặc biệt thuốc diệt trừ sâu…

– Bổ sung nguồn dinh dưỡng từ những loại hoa quả giàu flavonoid.

– Có chế độ tập thể dục phù hợp với tình trạng sức khỏe và độ t.uổi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *