Dấu hiệu cơ thể ‘kêu cứu’ vì thừa đường, dừng ngay kẻo ‘hối không kịp’

Đường và các thực phẩm chứa đường là nguồn dinh dưỡng và nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, rất nhiều người ăn uống đồ ngọt không kiểm soát, dẫn đến dư thừa đường. Nếu không điều chỉnh sẽ gây hại khôn lường.

Ảnh minh họa: Internet

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thừa đường:

Đi tiểu thường xuyên: Nếu lượng đường trong m.áu quá cao sẽ khiến cho thận phải làm việc quá sức không thể tái hấp thu chất lỏng. Chính điều này dẫn tới việc cơ thể luôn luôn cố gắng phải cân bằng nồng độ glucose trong m.áu và trong các tế bào, hòa tan m.áu với dịch nội bào, do đó làm tăng nồng độ glucose bình thường. Điều này dẫn đến đi tiểu thường xuyên.

Khô miệng, khát nước: Do đi tiểu thường xuyên nên cơ thể bạn bị mất nước. Lượng nước bị thoát ra sẽ khiến cơ thể mất đi độ ẩm, làm miệng lưỡi bạn bị khô. Lượng đường quá nhiều còn gây ra những cơn khát quá mức.

Ảnh minh họa: Internet

Huyết áp cao: Khi nạp quá nhiều đường sẽ khiến huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương tăng đáng kể. Việc lạm dụng quá mức fructose do ăn uống là một cơ chế có khả năng làm tăng nhịp tim, nồng độ muối trong thận và sức đề kháng của mạch m.áu… Tất cả những điều này đều có thể khiến làm tăng huyết áp và tăng nhu cầu về oxy của cơ tim.

Tăng cân: Tăng cân là một dấu hiệu dễ nhận biết trong việc dư thừa đường. Theo một nghiên cứu, đường có liên quan đến chứng béo phì ở t.rẻ e.m. Lượng calo trong đường gây ức chế tế bào đốt chất béo và làm tăng lượng insulin, gây rối loạn trao đổi chất cơ thể dẫn đến tăng cân. Ngoài ra, đường cũng có khả năng tăng ghrelin đây là một hormone gây cảm giác đói, khiến bạn ăn nhiều ăn và tăng cân.

Ảnh minh họa: Internet

Liên tục đói: Sự thèm ăn của bạn mất kiểm soát. Nó diễn ra ngay cả khi bạn chỉ vừa mới ăn trước đó vài giờ. Nguyên nhân là do cơ thể bạn đang giữ mức đường trong m.áu cao. Nó không cho phép các glucose đi vào sâu các tế bào, giúp sản xuất ra năng lượng. Vì vậy, cần tiết chế, thực hiện chế độ ăn không đường.

Vấn đề về da: Một ngày nào đó khi da bạn báo động với tình trạng mụn trứng cá, khô hay nhờn quá mức thì rất có thể là do lượng đường dư thừa gây nên. Chúng còn là “thủ phạm” gây ra những quầng thâm dưới mắt. Để cải thiện vấn đề này, bạn cần cắt giảm lượng

Mệt mỏi thường xuyên: Khi đường huyết cao, cơ thể không thể lưu trữ và hấp thụ glucose đúng cách. Năng lượng được sử dụng không hiệu quả, và các tế bào cơ thể không nhận được nhiên liệu cần thiết. Điều này đã khiến cho cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi mà không có lý do.

Thường xuyên bị ốm: Đường ức chế hệ thống miễn dịch vì vậy nó làm suy yếu khả năng chống đỡ căng thẳng và bệnh mãn tính của cơ thể. Nếu bạn hay bị ốm hoặc thường xuyên phải dùng thuốc chữa cảm lạnh thông thường, hãy kiểm tra chế độ ăn uống của bạn, rất có thể thủ phạm là lượng đường tiêu thụ. Một chế độ ăn thanh lọc cơ thể có thể giúp ích rất tốt cho hệ thống miễn dịch của bạn.

Ảnh minh họa: Internet

Lo lắng hoặc trầm cảm: Lượng đường trong cơ thể tăng cao có thể gây ra những ảnh hưởng đến cảm xúc. Khi đó bạn thường xuyên cảm thấy buồn phiền, lo lắng, căng thẳng mà không rõ nguyên nhân. Lúc này, một vài loại tinh dầu sẽ là vị cứu tinh giúp bạn nhanh chóng cảm thấy thoải mái hơn.

Bệnh truyền nhiễm: Khi lượng đường trong m.áu cao sẽ rất dễ gây ra n.hiễm t.rùng đường tiết niệu (UTIs) và nhiễm nấm men có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Lý do là bởi một lượng lớn đường tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc sinh sản của nấm men và vi khuẩn.

Mắt bị mờ: Cơ thể dư nhiều đường cũng sẽ dẫn tới tình trạng mờ mắt. Đây là kết quả của một hiệu ứng khử nước do đường huyết cao, ngoài ra nó cũng ảnh hưởng đến các tế bào của mắt.

Chậm lành vết thương: Những người lượng đường trong m.áu dư thừa nếu chẳng may bị vết thương thì rất lâu lành trở lại. Điều này dẫn đến tình trạng tuần hoàn m.áu xấu đi, đặc biệt là ở chân tay, và thiếu dinh dưỡng của các mô.

Mất khả năng tập trung: Việc nghiện đường làm ảnh hưởng đến khả năng tập trung của một người. Điều này do glucose không tạo ra được năng lượng để đưa đến các tế bào não, khiến bộ não hoạt động trì trệ.

Ảnh minh họa: Internet

Vấn đề răng miệng: Khi cơ thể hấp thụ quá nhiều đường, những vấn đề về răng sẽ xuất hiện gây khó chịu cho chúng ta. Đường sẽ len lỏi vào các kẽ hoặc vết nứt trên răng gây hại đến men răng. Lâu ngày, chúng có thể xâm nhập vào tủy răng gây đau đớn và làm các vấn đề về răng trở nên nghiêm trọng hơn.

Mỗi người có thể tính toán, xác định lượng đường trong khẩu phần ăn hằng ngày qua lượng đường chứa trong các loại thực phẩm thường sử dụng mỗi ngày sau:

1 chén cơm chứa khoảng 45-50g chất bột đường (chứa đường phức), cung cấp 180-200 Kcal

1 củ khoai lang khoảng 160g chứa 45g chất bột đường

1 muỗng cà phê đường cát chứa 4g đường (muỗng vun sẽ chứa 8g)

1 muỗng canh đường cát (loại muỗng 8ml dùng để ăn phở) chứa 6g đường (với muỗng vun là 14g)

Các loại nước ngọt (kể cả nước trái cây đóng hộp, soda chanh, trà chanh đóng chai, nước ngọt có gaz) đều chứa từ 10-14g đường/100g sản phẩm. Nước tăng lực nhiều hơn, có đến 19g đường/100g sản phẩm. Như vậy, chỉ với một lon nước ngọt 330ml (chứa khoảng 34g đường) thì cơ thể bạn đã tiêu thụ một lượng đường quá cao so với mức được phép trong một ngày.

Đặc biệt, các loại sữa có đường có chứa khoảng 6-10g đường/100g sản phẩm (lượng đường cao nhất ở sữa có vị chocolate). Sữa chua cũng chứa khoảng 10g/100g sản phẩm. Do đó, mặc dù sữa là thực phẩm được khuyến khích nên dùng nhưng nếu thường xuyên sử dụng, cơ thể bạn sẽ tiêu thụ một lượng đường khá cao.

Với các sản phẩm, nhà sản xuất đều phải in rõ ràng lượng đường cũng như các chất dinh dưỡng khác có trong 1 đơn vị sản phẩm. Điều này rất quan trọng để bạn lên kế hoạch ăn uống để kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể mỗi ngày.

Do đó, người tiêu dùng cũng cần tập thói quen đọc bao bì nhãn hiệu sản phẩm khi chọn sử dụng. Các bậc cha mẹ cũng tập cho con cái thói quen ăn ít mặn và bớt ngọt trong chế độ ăn hàng ngày để có thể bảo vệ sức khỏe cơ thể lâu dài. Trẻ con rất có sở thích ăn đồ ăn ngọt, bánh kẹo nên cần hạn chế cho trẻ từ sớm.

Như vậy, rất khó để nhận biết sớm dấu hiệu cơ thể đang thừa đường, do đó điều quan trọng và ưu tiên hàng đầu là mỗi người cần tự ý thức thực hiện chế độ ăn với lượng đường vừa đủ mỗi ngày. Ngoài ra, cũng nên đi khám sức khỏe định kỳ, làm xét nghiệm m.áu kiểm tra đường huyết để biết được tình trạng tiêu thụ đường của cơ thể.

Theo T.iền phong

6 dấu hiệu ‘tố cáo’ trẻ có thể mắc bệnh tiểu đường

Căn bệnh tiểu đường chủ yếu chỉ người lớn mắc phải nhưng nay đang ngày càng trở nên phổ biến ở t.rẻ e.m.

ShutterStock

Thống kê cho thấy khoảng 23% trường hợp phát bệnh tiểu đường mới là ở t.rẻ e.m, theo Health Line.

Triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 ở t.rẻ e.m không dễ nhận ra. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh phát triển dần dần, nên các triệu chứng rất khó phát hiện.

Tuy nhiên, hãy chú ý đến 6 triệu chứng sau:

1. Mệt mỏi quá mức

Nếu trẻ có vẻ mệt mỏi hoặc buồn ngủ khác thường, những thay đổi về lượng đường trong m.áu có thể ảnh hưởng đến mức năng lượng của chúng.

2. Tiểu tiện thường xuyên

Nồng độ đường quá cao trong m.áu có thể dẫn đến lượng đường quá mức đi vào nước tiểu, từ đó khiến đi tiểu thường xuyên, theo Health Line.

3. Khát nước quá mức

Trẻ khát nước quá mức có thể do lượng đường trong m.áu cao.

4. Đói bụng quá mức

Trẻ mắc bệnh tiểu đường không có đủ insulin để cung cấp nhiên liệu cho các tế bào cơ thể hoạt động. Vì vậy trẻ có thể bị đói thường xuyên hơn. Tình trạng này được gọi là đói quá mức.

5. Vết loét chậm lành

Các vết loét hoặc n.hiễm t.rùng khó hoặc lâu lành có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường loại 2.

6. Da sẫm màu

Kháng insulin có thể khiến da bị sẫm màu, phổ biến nhất là ở nách và cổ. Nếu trẻ bị tiểu đường loại 2, có thể dễ nhận thấy những vùng da sẫm màu. Tình trạng này được gọi là bệnh gai đen, là tình trạng da nhiễm sắc tố màu đen, dày lên, như một mảnh vải màu đen, theo Health Line.

Bệnh tiểu đường ở t.rẻ e.m phổ biến nhất từ 10 đến 19 t.uổi

Thừa cân gắn liền với sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2. Nghiên cứu cho biết trẻ béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao gấp 4 lần. Trẻ thừa cân tăng khả năng kháng insulin. Khi cơ thể đấu tranh để điều chỉnh insulin, lượng đường trong m.áu cao dẫn đến một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Di truyền cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường ở trẻ. Trẻ có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 nếu: có anh chị em ruột hoặc người thân mắc bệnh tiểu đường loại 2, theo Health Line.

Biến chứng tiềm ẩn

Trẻ mắc bệnh tiểu đường loại 2 có nguy cơ cao hơn đối với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khi lớn lên. Các vấn đề về tim mạch, như bệnh tim, là một biến chứng phổ biến đối với trẻ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Các biến chứng khác như các vấn đề về mắt và tổn thương thần kinh, có thể xảy ra và tiến triển nhanh hơn ở t.rẻ e.m mắc bệnh tiểu đường loại 2 so với những trẻ mắc bệnh tiểu đường loại 1, theo Health Line.

Trẻ mắc bệnh tiểu đường cũng khó kiểm soát cân nặng, huyết áp cao và hạ đường huyết, thị lực yếu và chức năng thận kém vĩnh viễn.

Triệu chứng bệnh tiểu đường ở người lớn có thể được phát hiện từ lúc 8 t.uổi

Ngoài ra, một nghiên cứu, được trình bày tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội nghiên cứu về bệnh tiểu đường ở Barcelona (Tây Ban Nha) cho biết những dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường loại 2 ở người lớn có thể được phát hiện từ lúc 8 t.uổi, thậm chí đến 50 năm trước khi phát bệnh, theo E Times.

Nghiên cứu cho thấy những người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường trong tương lai – có mức cholesterol tốt giảm khi 8 t.uổi, trong khi thành phần protein và a xít amin gây viêm tăng mạnh ở giai đoạn 16 và 18 t.uổi.

Các nhà nghiên cứu cho biết những đặc điểm trao đổi chất này có thể giúp đề ra phương pháp ngăn chặn những người trẻ t.uổi tiếp tục phát triển bệnh tiểu đường loại 2 trong tương lai.

Theo Thanh niên

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *