Bên cạnh những dấu hiệu thường thấy của ung thư phổi như ho, tức ngực, một số bất thường trên bàn tay cũng có liên quan tới căn bệnh này.
Ông Giang (54 t.uổi) ở Trung Quốc gần đây cảm thấy ốm yếu, ho nhiều, tức ngực, các ngón tay bất thường.
Ông Giang (54 t.uổi) ở Trung Quốc gần đây cảm thấy ốm yếu, ho nhiều, tức ngực, các ngón tay bất thường nên cảm thấy lo lắng về sức khỏe của mình. Tuy nhiên, ông là đầu bếp, thường ăn nhiều thức ăn ngon, cơ thể cường tráng nên cứ chần chừ không đến bệnh viện kiểm tra. Cho đến một buổi sáng, sau những cơn ho dữ dội kèm theo m.áu, hoảng hồn, ông vội vàng đến bệnh viện.
Sau khi kiểm tra bác sĩ khẳng định ông Giang đã mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn giữa, việc điều trị vẫn còn hy vọng. Mặc dù bác sĩ lạc quan có thể chữa được bệnh, nhưng tâm lý của ông không ổn. Vì quá lo lắng, trong 1 tháng ông sút 20 ký, cộng với tác dụng phụ của xạ trị và hóa trị hằng ngày, ông không thể ngủ được và người gầy rộc đi.
Ông Giang và gia đình thắc mắc rằng, tại sao ông Giang ăn uống khỏe mạnh, không hút thuốc lại mắc ung thư phổi?
Bác sĩ giải thích rằng, việc hình thành ung thư phổi rất phức tạp, hút t.huốc l.á chỉ là một trong những yếu tố gây bệnh, có nhiều tác nhân khác cũng làm tổn thương phổi. Trong đó, thói quen uống rượu, ăn đồ cay, thường xuyên tiếp xúc với khói bếp cũng là yếu tố gây bệnh.
Uống rượu có thể gây ra tình trạng thiếu hụt vitamin trong cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến chức năng tim và phổi. Thức ăn quá cay, có tính kích thích không chỉ hại cho phổi mà ảnh hưởng lớn đến niêm mạc miệng và phế quản, khiến người bệnh dễ ho và chướng bụng.
Khói dầu bếp là một loại khí độc hại chỉ đứng sau t.huốc l.á, rất có hại cho phổi. Nếu thường xuyên tiếp xúc với khói dầu trong bếp sẽ gây ra các triệu chứng như ho có đờm, thở khò khè. Nó cũng có thể gây ra viêm phế quản mãn tính, ung thư phổi.
Ngoài những dấu hiệu thường thấy của ung thư phổi như ho, tức ngực, các triệu chứng lạ trên bàn tay cũng cần chú ý. Nếu nhận thấy những dấu hiệu này trên bàn tay, ung thư phổi thường đã chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng.
Bác sĩ Lưu Bằng Trì tại Bệnh viện Shin Kong Đài Bắc, Đài Loan chỉ ra rằng, 70% những bất thường ở ngón tay có liên quan đến các bệnh tim và phổi. Đặc biệt là các bệnh về phổi như n.hiễm t.rùng, ung thư hoặc tắc nghẽn mãn tính.
Ngón tay sưng phồng
Trên ngón tay có những huyết mạch thông với tim và phổi. Khi n.hiễm t.rùng và viêm mãn tính xảy ra trong cơ thể, nó có thể gây ra tình trạng thiếu oxy trong thời gian dài. Nếu nhận thấy các đốt ngón tay sưng phồng, dày, giãn rộng, bạn cần nghĩ đến căn bệnh ung thư phổi.
Khi các tế bào ung thư xuất hiện trong phổi, nó sẽ khiến có mô xung quanh khớp sưng phồng bất thường. Trường hợp nặng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tay chân, xương khớp.
Lòng bàn tay đỏ sẫm
Theo y học Trung Quốc, lòng bàn tay có màu đỏ sẫm là biểu hiện của phổi bị nóng, điều này cho thấy phổi không khỏe mạnh. Khi thấy ngực nóng, tức kèm theo triệu chứn ho khan có đờm, khô miệng, sưng và đau họng, đặc biệt đối với người hút t.huốc l.á, cần đặc biệt chú ý dấu hiệu này.
Đau tay
Đau tay và ngón tay thường bị nhầm với các bệnh thấp khớp, nhưng ung thư phổi cũng có thể gây ra tình trạng này. Khi da lòng bàn tay dày lên không rõ nguyên nhân, màu trắng bệnh, nhăn nheo, hãy cẩn thận với ung thư. Khi một số lượng lớn tế bào ung thư tăng sinh, nó sẽ khiến các vảy trắng xuất hiện dày trên da và ung thư phổi cũng gây ra điều này.
Móng tay đen
Trên lâm sàng, nếu xuất hiện các ngón tay bị khoèo, đó có thể là dấu hiệu của ung thư phổi, giãn phế quản, áp xe phổi. Đồng thời, lúc này móng tay sẽ dày, xuất hiện các đốm đen hoặc đường dọc có màu đen. Đặc biệt, nếu là người hút thuốc lâu ngày, khi thấy hiện tượng như vậy cần đến bệnh viện kiểm tra và chụp CT.
Những thói quen nấu ăn gây hại cho sức khỏe
Độc tố sản sinh trong quá trình chế biến thực phẩm có thể gây ảnh hưởng xấu đế sức khỏe và thậm chí là gia tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư.
Nấu thực phẩm ở nhiệt độ cao làm tăng nguy cơ mắc ung thư
Theo Cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm Anh, việc nấu thực phẩm ở nhiệt độ cao (như chiên, xào hay nướng) có thể sản sinh ra acrylamide, một hóa chất được sử dụng trong công nghiệp để sản xuất giấy, thuốc nhuộm, nhựa và được coi là một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn gây ra bệnh ung thư
Những thực phẩm giàu carbohydrate (chất bột đường), chẳng hạn như khoai tây, các loại củ, bánh mì nướng, ngũ cốc, cà phê, bánh ngọt và bánh quy, là những loại nhạy cảm nhất. Phản ứng hóa học có thể xảy ra khi tinh bột có trong những thực phẩm này bắt đầu chuyển màu sẫm hay bắt đầu bị cháy. Do đó, điều quan trọng là tránh nấu quá chín những thực phẩm này ở nhiệt độ cao.
(Ảnh minh họa)
Khói bếp và ung thư phổi
Những ảnh hưởng của nấu ăn không chỉ được truyền qua những gì được đưa vào miệng, mà cả những gì chúng ta hít thở. Một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên tạp chí Nghiên cứu Ung thư và Ung thư lâm sàng cho thấy, tiếp xúc với hơi dầu ăn làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Bởi chúng chứa aldehyd, một loại hóa chất được coi là gây ung thư.
Đặc biệt dầu hướng dương có nguy cơ sản sinh ra aldehyd cao hơn so với những loại dầu ăn khác trong quá trình chiên hay sử dụng chảo rán. Vì thế, bạn nên ưu tiên cho việc sử dụng các loại dầu ăn ít chất béo không bão hòa, chẳng hạn như dầu cọ hay dầu hạt cải.
Thay đổi thói quen nấu ăn
Trong thế kỷ qua, kỹ thuật nấu ăn đã phát triển và đa dạng hơn. Sự xuất hiện của những thiết bị gia dụng như lò vi sóng hay lò nướng khiến công việc nấu ăn trở nên nhẹ nhàng hơn. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, kỹ thuật nấu ăn tốt nhất để giữ vitamin và chất dinh dưỡng trong thực phẩm là ưu tiên thời gian nấu ngắn và sử dụng càng ít chất lỏng càng tốt.
Dù một số phương pháp nấu ăn tiềm ẩn nguy cơ, song việc tránh hoàn toàn các thực phẩm được nấu chín thậm chí có thể gây nguy hiểm hơn nhiều. Một nghiên cứu của Đức đối với những người thực hành chế độ ăn tái trong vài năm cho thấy tác hại của chế độ ăn như vậy. Đàn ông giảm khoảng 9 kg, trong khi phụ nữ giảm khoảng 12 kg. Và khi kết thúc nghiên cứu, một tỷ lệ đáng kể trong số này bị thiếu cân và khoảng 1/3 phụ nữ chu kỳ kinh không còn đều đặn./.