Dấu hiệu trẻ tự kỷ qua các giai đoạn cụ thể nhất

Cha mẹ có thể nhận biết con có bị tự kỷ không qua 1 số dấu hiệu trong hai năm đầu đời của con. Bé trên 2 t.uổi thì các triệu chứng đa dạng và phức tạp hơn nên khó nhận biết.

Những dấu hiệu của tự kỷ thường xuất hiện dần dần nên các bậc phụ huynh cần lưu ý và có sự quan tâm đúng mức. Phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp làm tăng khả năng hòa nhập xã hội cho trẻ.

Tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển đặc trưng bởi khiếm khuyết về giao tiếp ngôn ngữ, phi ngôn ngữ, quan hệ nhân sinh và hành vi sở thích hạn chế và lặp đi lặp lại. Những dấu hiệu này thường xuất hiện trong 2 năm đầu đời nên cha mẹ thường dễ nhận thấy.

Dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng t.uổi

– Tăng động, trẻ kích động, khó ngủ.

– Bé khó chịu không lý do, khó dỗ dành.

– Trẻ thích ở một mình yên lặng, ít đòi hỏi được chăm sóc.

– Khả năng tập trung kém.

Trẻ thích ở một mình yên lặng, ít đòi hỏi được chăm sóc.

Dấu hiệu trẻ tự kỷ từ 12-24 tháng t.uổi

– Không phản ứng với âm thanh.

– Không cười trong giao tiếp hoặc rất ít.

– Không bập bẹ nói, rối loạn ngôn ngữ giao tiếp

– Không có các cử chỉ tương tác như vươn hoặc vẫy tay.

– Không thể bắt chước hoặc lặp lại cụm 2 từ có nghĩa nào.

Trẻ nói ít, ít cười trong giao tiếp.

Dấu hiệu trẻ tự kỷ sau 2 t.uổi

Khi trẻ lớn hơn, các triệu chứng của tự kỷ cũng càng ngày trở nên đa dạng. Chủ yếu là xoay quanh sự suy yếu về các kỹ năng xã hội, khó khăn về ngôn ngữ cũng như trong giao tiếp phi ngôn ngữ, hành vi không linh hoạt.

Dấu hiệu khó khăn trong hòa nhập xã hội

– Không quan tâm hoặc không biết về những người xung quanh.

– Không chơi hoặc kết bạn.

– Không thích ôm hoặc chạm vào người.

– Không tham gia vào các trò chơi nhóm hoặc chơi đồ chơi theo những cách sáng tạo.

– Khi người khác nói với mình thì biểu hiện như không nghe thấy.

Không thích chơi với bạn.

Dấu hiệu khó khăn về ngôn ngữ

– Bé có giọng điệu, nhịp điệu hoặc âm vực kỳ lạ.

– Thường xuyên lặp đi lặp lại một từ hoặc cụm từ và không có ý định giao tiếp.

– Không trả lời câu hỏi mà lại lặp lại lâu hỏi đó.

– Sử dụng ngôn ngữ không chính xác (lỗi ngữ pháp hoặc dùng sai từ).

– Gặp khó khăn trong truyền đạt các nhu cầu hoặc mong muốn.

– Không hiểu các hướng dẫn hoặc câu hỏi đơn giản.

Trẻ gặp khó khăn trong việc truyền đạt mong muốn của bản thân.

Dấu hiệu khó khăn trong giao tiếp phi ngôn ngữ

– Trẻ tránh giao tiếp bằng mắt.

– Biểu cảm trên khuôn mặt không phù hợp với điều nói ra.

– Không hiểu biểu cảm, giọng nói và cử chỉ của người khác.

– Ít làm những cử chỉ phi ngôn ngữ.

– Phản ứng bất thường với mùi hoặc âm thanh. Có thể đặc biệt nhạy cảm với tiếng ồn lớn.

– Hành động vụng về và có cách di chuyển kỳ lạ.

Trẻ thường tránh giao tiếp bằng ánh mắt.

– Không có khả năng linh hoạt

– Bé có những thói quen cứng nhắc.

– Gặp khó khăn trong việc thích nghi với bất kỳ sự thay đổi nào trong lịch trình hoặc môi trường.

– Mối quan tâm rất hạn chế, thường chỉ liên quan đến các con số hoặc biểu tượng.

– Dành thời gian dài để xem các vật thể chuyển động như quạt trần hoặc tập trung vào một bộ phận cụ thể của một vật nào đó như bánh xe ô tô đồ chơi.

– Lặp đi lặp lại các hành động như vỗ tay, lắc lư, xoay tròn.

Bé dành sự tập trung chú ý vào một bộ phận cụ thể của một vật nào đó.

Cha mẹ nên làm gì khi thấy con có dấu hiệu tự kỷ?

Kết hợp chặt chẽ với chuyên gia: Cha mẹ cần phải chú ý các triệu chứng của trẻ một cách kỹ lưỡng để có thể trao đổi với bác sĩ, giáo viên hoặc chuyên gia tâm lý. Khi có sự hướng dẫn từ những người có chuyên môn thì phụ huynh phải kiên trì tuân theo đúng lời khuyên về chăm sóc cũng như giáo dục trẻ.

Yêu thương con nhiều hơn: Lúc này trẻ cần tình yêu thương từ người thân, đặc biệt là bố mẹ hơn bao giờ hết. Luôn bên cạnh bé và không để ai tỏ ra kỳ thị trẻ.

Theo thoidaiplus.giadinh.net.vn

Cà phê làm tăng tập trung nhưng không kích thích sự sáng tạo

Theo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Consciousness and Cognition, caffeine làm tăng khả năng tập trung và giải quyết vấn đề, nhưng nó không kích thích sự sáng tạo.

Caffeine là chất có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương phổ biến nhất trên thế giới. Với nhiều nghiên cứu chứng minh, caffeine kích thích tinh thần trở nên tỉnh táo hơn, giúp tăng khả năng tập trung và tăng sự chú ý. Tuy nhiên, tác dụng của caffeine đối với tư duy sáng tạo vẫn chưa được biết rõ.


Một tách cà phê chứa từ 50 đến 400 mg caffeine. Ảnh: Internet

“Trong nền văn hóa phương Tây, caffeine gắn liền với các nghề nghiệp và lối sống sáng tạo, từ các nhà văn cho tới các lập trình viên, caffeine như là thức uống tăng sự tập trung cho họ làm việc”, TS Darya Zabelina, một nhà nghiên cứu thuộc Khoa khoa học tâm lý tại ĐH Arkansas, cho biết.

Theo Sci-news, trong khi caffeine được biết đến là tăng sự tỉnh táo, tăng cường cảnh giác, sự tập trung và cải thiện hiệu suất vận động thì tác dụng kích thích ảnh hưởng đến sự sáng tạo ít được biết đến.

Trong một nghiên cứu, có 80 tình nguyện viên được chọn ngẫu nhiên một viên thuốc caffeine 200 mg, tương đương với một tách cà phê mạnh hoặc giả dược. Những người tham gia sau đó đã được thử nghiệm các biện pháp tiêu chuẩn về tư duy hội tụ và phân kỳ, trí nhớ làm việc và tâm trạng. Caffeine đã được chứng minh là giúp cải thiện tư duy hội tụ, trong khi sử dụng nó không có tác động đáng kể đến suy nghĩ khác biệt. Các hợp chất có trong caffeine không ảnh hưởng đáng kể đến bộ nhớ làm việc. Ngoài ra, các đối tượng thử nghiệm đã báo cáo rằng cảm thấy tâm trạng bớt buồn hơn khi sử dụng chúng.

BS Zabelina cho biết: “200mg caffeine giúp tăng cường sự tập trung và giải quyết vấn đề đáng kể, nhưng không ảnh hưởng gì đến tư duy sáng tạo. Hơn nữa, chúng cũng không làm cho sự sáng tạo giảm bớt đi, vì vậy hãy tiếp tục uống cà phê; nó sẽ không can thiệp vào những khả năng sáng tạo của chúng ta”.

NHẬT LINH (LƯỢC DỊCH)

Theo PLO

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *