Ung thư dạ dày (UTDD) là một trong những bệnh ung thư thường gặp ở cả 2 giới. UTDD đứng thứ 3 trong các bệnh ung thư thường gặp. Bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa, nhận biết sớm và điều trị hiệu quả nếu phát hiện ở giai đoạn đầu.
UTDD là hiện tượng các tế bào cấu trúc bình thường của dạ dày trở nên bất thường đột biến và tăng sinh một cách không kiểm soát, xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) hay ở xa (di căn) qua hệ thống bạch huyết. UTDD nếu được phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ trở nên dễ dàng hơn. Trong khi đó đa số người bệnh đến khám và điều trị căn bệnh này tại bệnh viện ở giai đoạn muộn, đã di căn, gây khó khăn trong việc điều trị và tốn kém về kinh phí.
Biết dấu hiệu UTDD giai đoạn đầu để người bệnh đi khám, được chẩn đoán bệnh kịp thời, từ đó xây dựng phác đồ điều trị bệnh hiệu quả.
UTDD phát triển qua 5 giai đoạn:
Giai đoạn 0 hay còn gọi là giai đoạn sớm (giai đoạn đầu). Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư mới nằm ở lớp niêm mạc dạ dày.
Giai đoạn 1: Các tế bào ung thư đã thâm nhập lớp thứ 2 của dạ dày, tuy vậy vẫn chưa xuất hiện các triệu chứng rõ rệt và chưa lây lan ra các cơ quan khác.
Giai đoạn 2: Khi chuyển qua giai đoạn 2, các tế bào ung thư đã di chuyển qua lớp niêm mạc và bắt đầu xuất hiện một vài biểu hiện rõ rệt hơn: đau bụng, buồn nôn….
Giai đoạn 3: Các tế bào ung thư đã bắt đầu lan rộng ra các cơ quan khác trong cơ thể.
Giai đoạn 4: Giai đoạn cuối của bệnh UTDD. Lúc này tế bào ung thư đã di căn khắp cơ thể và hầu như không còn cơ hội chữa trị.
UTDD giai đoạn đầu (hay giai đoạn sớm) là thời kỳ khi các tế bào ung thư mới còn nằm ở lớp hạ niêm mạc. Thông thường, kích thước khối u trong giai đoạn này thường rất nhỏ, chỉ khoảng vài mm đến 7cm, vì vậy không gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa của dạ dày.
Hình ảnh ung thư dạ dày.
Dấu hiệu UTDD giai đoạn đầu
Ở giai đoạn đầu của bệnh UTDD, các triệu chứng chưa xuất hiện rõ rệt và hầu hết được phát hiện khi các tế bào ung thư đã lan ra các bộ phận khác trong cơ thể. Trong trường hợp bệnh nhân có t.iền sử mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, cần thận trọng kiểm tra bệnh lý định kỳ, tránh tình huống xấu chuyển hóa thành ung thư. Người bệnh cần chú ý đi kiểm tra sức khỏe ngay khi phát hiện một số dấu hiệu UTDD như sau:
Sụt cân: Đây là một trong những triệu chứng cơ bản khi mắc UTDD. Tình trạng sụt cân xảy ra nhanh chóng khi bệnh bước sang giai đoạn tiến triển, thậm chí có thể giảm đến 15% trọng lượng cơ thể chỉ trong vòng 3 tháng.
Đau bụng: Bắt đầu với những cơn đau từng đợt, tuy nhiên, tình trạng đau bụng sẽ càng trở nên trầm trọng khi người bệnh bước sang những giai đoạn sau của bệnh UTDD, thậm chí dùng thuốc cũng không thuyên giảm.
Chán ăn: Triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân UTDD, đi kèm với nó là hiện tượng khó nuốt, cảm giác thức ăn luôn bị tắc nghẽn ở cổ họng.
Đầy bụng sau khi ăn: Người bệnh thường có cảm giác đầy bụng, khó chịu và buồn nôn sau khi ăn.
Nôn ra m.áu: Khi xuất hiện hiện tượng nôn ra m.áu thường xuyên, cũng cần phải suy xét về khả năng mắc UTDD.
Đi ngoài phân đen: Hầu hết triệu chứng này sẽ xuất hiện ở những người mặc bệnh viêm loét dạ dày như một dấu hiệu nhận biết bệnh có thể đã chuyển hóa thành ung thư.
Về cơ bản, những triệu chứng của UTDD gần giống với những bệnh lý dạ dày khác, vì vậy, bệnh nhân thường có tâm lý chủ quan, chỉ đi khám khi bệnh chuyển biến nghiêm trọng.
Để phát hiện sớm UTDD, cách tốt nhất là sàng lọc ung thư thực quản – dạ dày. Khám sàng lọc được thực hiện cho những bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng. Bác sĩ sẽ cho bạn làm một số xét nghiệm để kiểm tra như: Nội soi dạ dày, sinh thiết tổn thương nghi ngờ, xét nghiệm về chất chỉ điểm khối u… Khi thấy có dấu hiệu bất thường về tiêu hóa, thì cần đi khám ngay để phát hiện bệnh sớm nhất.
4 biểu hiện sau bữa ăn cho thấy bạn có nguy cơ mắc ung thư dạ dày
Nếu có 4 biểu hiện bất thường này sau bữa ăn, bạn nên cảnh giác trước nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
Ung thư dạ dày là khối u ác tính, có tỷ lệ t.ử v.ong rất cao và đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Tuy nhiên, chỉ khi bệnh đến giai đoạn muộn, đa số bệnh nhân mới phát hiện bệnh. Bạn phát hiện bệnh càng sớm thì nguy cơ chữa trị thành công càng cao, cơ thể càng ít bị tổn thương nặng nề.
Dưới đây là 4 biểu hiện bất thường sau bữa ăn cho thấy bạn có nguy cơ mắc ung thư dạ dày, nếu phát hiện ra mình cũng có những biểu hiện này thì hãy nhanh chóng đến bệnh viện tiến hành nội soi để nhận được sự tư vấn và chữa trị kịp thời.
1. Luôn cảm thấy chướng bụng sau bữa ăn
Mọi người sẽ cảm thấy đầy hơi sau khi ăn quá nhiều là chuyện rất bình thường. Tuy nhiên, do các triệu chứng ban đầu của ung thư dạ dày không liên quan gì đến việc bạn ăn bao nhiêu nên ngay cả khi bạn ăn rất ít cũng cảm thấy chướng bụng thường xuyên xảy ra thì đừng nghĩ đơn giản đó là do ăn không tiêu hay viêm dạ dày.
Nếu thay đổi chế độ ăn uống và dùng thuốc mà bệnh không thuyên giảm thì bạn tốt nhất nên đi nội soi dạ dày để loại trừ khả năng ung thư dạ dày giai đoạn đầu.
2. Trào ngược axit và buồn nôn sau bữa ăn
Nếu bạn cảm thấy ợ chua và trào ngược axit dạ dày sau khi ăn, điều này có nghĩa là nhu động dạ dày đang trở nên yếu hơn, dẫn đến tiết quá nhiều axit dịch vị. Do đó khi bạn ăn, axit dịch vị trào ngược lên họng cùng thức ăn, gây kích ứng mạnh cho đường tiêu hóa.
Tình trạng buồn nôn và nôn không rõ nguyên nhân sau bữa ăn cũng có thể là biểu hiện ban đầu của bệnh ung thư dạ dày. Để phân biệt với buồn nôn do viêm dạ dày hoặc khó chịu ở đường tiêu hóa thì bạn có thể uống thuốc và quan sát, nếu uống thuốc lâu mà tình trạng vẫn không thuyên giảm, hãy đến bệnh viện để điều tra nguyên nhân.
3. Đau dạ dày sau bữa ăn
Nếu dạ dày có những tổn thương thì đặc điểm chính là sau khi ăn rất dễ cảm thấy đau dạ dày, khi khối u dạ dày đang trong quá trình phát triển thì thức ăn ăn vào sẽ kích thích niêm mạc dạ dày và gây đau. Khối u dạ dày ngày càng lớn, chèn ép các mô và dây thần kinh xung quanh, thì dạ dày càng đau quặn hơn.
Vì vậy, khi bạn thường xuyên cảm thấy đau dạ dày sau khi ăn thì đó chắc chắn là do bệnh dạ dày gây ra, ung thư dạ dày là loại bệnh nghiêm trọng nhất, tốt nhất bạn nên đi nội soi dạ dày kịp thời.
4. Đi ngoài phân đen sau bữa ăn
Bệnh ung thư dạ dày thường gây c.hảy m.áu dạ dày, nếu c.hảy m.áu dạ dày nhiều lần thì m.áu sẽ được thải ra ngoài theo đường ruột, cuối cùng sẽ tạo thành phân đen. Khi thải ra nhiều phân đen thì người bệnh bắt đầu cũng có triệu chứng thiếu m.áu.
Để phòng ngừa ung thư dạ dày, chúng ta phải thực hiện những điều sau:
1. Chú ý đến thói quen ăn uống, ăn ít đồ hun khói, đồ nướng, đồ chua, chú ý vệ sinh ăn uống, không ăn đồ quá hạn, mốc, bỏ t.huốc l.á, hạn chế rượu bia, ăn uống nhạt.
2. Tránh nhiễm Helicobacter pylori (HP) – thủ phạm chính gây bệnh dạ dày, nếu để nó sinh sôi và phát triển rất dễ gây ung thư dạ dày. Vì vậy, cần làm tốt công tác phòng bệnh, chú ý vệ sinh cá nhân, hạn chế sử dụng dụng cụ ăn uống công cộng, vệ sinh khử trùng bộ đồ ăn, không cho trẻ ăn mút tay.
3. Khám sức khỏe thường xuyên là cần thiết. Đặc biệt nếu bạn trên 40 t.uổi, có t.iền sử gia đình bị ung thư dạ dày, mắc bệnh dạ dày, nhiễm vi khuẩn HP thì nội soi dạ dày thường xuyên là cách phòng ngừa ung thư dạ dày hiệu quả nhất.