Dấu hiệu ung thư t.iền liệt tuyến giai đoạn cuối

Ung thư tuyến t.iền liệt hay ung thư t.iền liệt tuyến là dạng ung thư khá nguy hiểm xuất hiện ở nam giới.

Chỉ có nam giới có tuyến t.iền liệt. Đó là hạch nhỏ nằm dưới bọng đái gần ruột già. Nó bao quanh niệu đạo, tức ống dẫn nằm bên trong d.ương v.ật qua đó nước tiểu và t.inh d.ịch thoát ra.

Hạch tuyến t.iền liệt là thành phần của hệ thống sinh sản ở nam giới. Nó sản xuất phần lớn chất nhờn tạo t.inh d.ịch nuôi dưỡng t.inh t.rùng. Tuyến t.iền liệt lớn cỡ hạt dẻ và thường lớn ra khi người đàn ông già đi.

Ung thư t.iền liệt tuyến tuy phát triển chậm nhưng bệnh có thể di căn lan sang các khu vực khác đặc biệt là vào xương và các hạch bạch huyết. Phần lớn người bệnh khám và phát hiện bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Theo Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội) ở giai đoạn muộn, bệnh nhân sẽ có một số biểu hiện như:

– Di căn xương: đau xương, gãy xương bệnh lý…

– Các hội chứng về thần kinh do u di căn đốt sống gây chèn ép tuỷ sống: yếu liệt hai chi dưới, liệt nửa người…

– Muộn hơn có thể gặp di căn não, phổi, gan, dạ dày, tuyến thượng thận, xuất huyết tiêu hoá.

– Hội chứng cận ung thư: Hội chứng Cushing, hội chứng kháng hormon chống bài niệu, hội chứng tăng hoặc giảm canxi huyết.

– Hội chứng thiếu m.áu, đông vón nội mạc rải rác.

Ung thư tuyến t.iền liệt đôi khi tiến triển trên nhiều người bệnh rất âm thầm không có triệu chứng rõ ràng.

Nếu thấy những dấu hiệu sau bạn cần đến thăm khám bác sĩ để được thăm khám, tư vấn kịp thời:

– Cảm thấy mắc tiểu thường xuyên hay bất thình lình.

– Thấy tiểu tiện khó khăn (thí dụ khó tiểu khi bắt đầu hay không tiểu được khi mắc tiểu hay nước tiểu chảy ra yếu).

– Khó chịu khi đi tiểu.

– Thấy có m.áu trong nước tiểu hay t.inh d.ịch.

– Đau ngang thắt lưng, bắp vế hay hai bên hông.

Bị ung thư gan tái phát nên điều trị như thế nào?

Bố tôi bị ung thư gan, đã mổ năm ngoái và cắt bỏ một phần lá gan. Tuy nhiên, thời gian gần đây đi khám định kỳ thì chỗ cắt của lá gan lại có khối u kích thước 2,4 cm.

Ảnh minh họa

Bác sĩ cho hỏi có phải bệnh của bố tôi tái phát không a? Phương pháp điều trị điều trị tốt nhất cho bố tôi là gì? Hiện tôi rất hoang mang không biết phải làm gì? (Vũ Thị Hường)

TS.BS Đỗ Anh Tú, Phụ trách cơ sở Tam Hiệp, Trưởng khoa Nội Tam Hiệp, Bệnh viện K Trung ương: Với trường hợp bệnh nhân ung thư gan đã điều trị 1 năm bằng phẫu thuật bây giờ có khối tổn thương tại vị trí đã phẫu thuật 2,4cm, về mặt logic chúng ta nghĩ đến bệnh tái phát. Tuy nhiên, trong trường hợp này, chúng tôi cần thêm một số thông tin. Trước hết bệnh nhân phẫu thuật 1 năm có đủ 12 tháng hay không. Ví dụ kéo dài quá 1 năm thì những can thiệp tiếp theo sẽ khác. Rồi bố bạn bao nhiêu t.uổi, có các bệnh lý kèm theo hay không? Đấy là một trong những yếu tố liên quan đến điều trị.

Tuy nhiên để điều trị thì chúng ra cũng cần khẳng định chẩn đoán. Thứ nhất có đúng là ung thư tái phát hay không bằng chẩn đoán hình ảnh và những xét nghiệm khác để đ.ánh giá khối tổn thương.

Thứ hai là vị trí tổn thương đó có phù hợp để can thiệp các biện pháp có thể là đốt u, có thể là phẫu thuật.

Thông thường, chúng tôi trao đổi với nhiều chuyên gia đặc biệt chuyên gia Nhật Bản người ta xem xét vấn đề tái phát quá 12 tháng thì xem xét phẫu thuật lại. Nếu các điều kiện về thể trạng toàn thân, bệnh lý phối hợp không có thì việc phẫu thuật mang tính triệt căn lại cũng được đặt ra.

Phương án thứ hai có thể là đốt u. Phương pháp đốt u gan được liệt vào phương pháp điều trị triệt căn, diệt toàn bộ tế bào ung thư

Bạn nên đưa bố bạn đến nơi trước đây bố bạn phẫu thuật hoặc đến Bệnh viện K Trung ương chúng tôi xem xét lại việc bố bạn khẳng định tái phát hay không và các biện pháp điều trị tiếp theo. Chúng tôi hy vọng với tổn thương phát hiện sớm như thế này (2,4cm) thì có thể điều trị mang lại kết quả tốt.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *