Người mắc chứng ớn lạnh sẽ cảm thấy tay chân giá lạnh, hoặc vùng lưng lạnh mát; đôi khi kèm các triệu chứng như đau đầu, đau lưng, cứng vai, bồn chồn, váng đầu, hoa mắt, khó thở…
Ớn lạnh là chứng bệnh đặc trưng của nữ giới
Chứng ớn lạnh, do đâu?
Bạn quá gầy. Trọng lượng cơ thể nhẹ có thể là nguyên nhân đầu tiên khiến bạn cảm thấy lạnh run dù không phải đang ở trong mùa đông. Thiếu cân có nghĩa cơ thể thiếu chất béo làm nhiệm vụ như một bức tường ngăn cản nhiệt độ xâm nhập vào.
Rối loạn tuyến giáp. Luôn bị lạnh là dấu hiệu của suy giáp, có nghĩa tuyến giáp không tiết đủ hormone tuyến giáp cần thiết để nó hoạt động đúng chức năng. Nếu không đủ hormone này, sự trao đổi chất chậm lại, ngăn cơ thể sản xuất nhiệt.
Thiếu chất sắt. Nồng độ chất sắt trong cơ thể thấp là một trong những lý do phổ biến gây nên tình trạng ớn lạnh. Sắt là khoáng chất quan trọng giúp các tế bào m.áu đỏ mang oxy đi khắp cơ thể cũng như mang lại sức nóng và các chất dinh dưỡng khác cho mọi tế bào trong hệ thống cơ thể.
M.áu lưu thông kém. Nếu bàn tay và bàn chân luôn lạnh như băng, trong khi các bộ phận còn lại của cơ thể vẫn bình thường, có thể do vấn đề lưu thông m.áu vào tứ chi của bạn quá kém.
Ngủ không đủ giấc. Thiếu ngủ có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, từ đó tác động đến nhiệt độ cơ thể. Nghiên cứu cho thấy để đáp ứng với căng thẳng do thiếu ngủ, một khu vực ở não chịu trách nhiệm điều chỉnh nhiệt độ có xu hướng giảm xuống nên gây ra những cơn ớn lạnh liên tục.
Mất nước. Nếu cơ thể đủ nước, nước sẽ giữ nhiệt và phát hành nó từ từ, giúp cơ thể luôn ấm áp. Khi ít nước, cơ thể nhạy cảm hơn với nhiệt độ bên ngoài.
Khối lượng cơ bắp ít. Cơ giúp duy trì nhiệt độ cơ thể bằng cách sản xuất nhiệt. Không có đủ cơ bắp góp phần gây nên cảm giác lạnh. Ngoài ra, khối lượng cơ bắp nhiều còn giúp thúc đẩy sự trao đổi chất nhằm chống lại các cơn ớn lạnh tấn công.
Điều trị
Chứng lạnh là bệnh về thể chất, không có nguy cơ gây t.ử v.ong. Tuy nhiên, chứng lạnh dễ bộc phát viêm bàng quang, đau thần kinh, cũng có thể gây hiếm muộn và sảy thai. Điều trị chứng lạnh, cần quan tâm những sinh hoạt thường ngày, làm cho vận hành thần kinh tự động được cải thiện, thúc đẩy tuần hoàn huyết dịch và chuyển hóa các chất, tăng cường thể chất.
Cần vận động một cách tích cực, thúc đẩy huyết dịch tuần hoàn. Về mặt ăn uống, hấp thu nhiều chất đạm, vitamin, chất sắt và thức ăn giàu năng lượng. Chất đạm không thể thiếu trong việc giữ ấm cơ thể, cần ăn nhiều thức ăn chứa nhiều vitamin nhóm B, C, E.
Theo anninhthudo
Khi cơ thể có những dấu hiệu này hãy nghĩ ngay đến bệnh viêm bàng quang
Nếu có những dấu hiệu này, thì khả năng cao bạn đã bị viêm bàng quang và cần phải được chữa trị trước khi quá muộn:
Viêm bàng quang là một bệnh n.hiễm t.rùng cấp tính do vi khuẩn trong bàng quang gây ra. Bệnh viêm bàng quang là một bệnh rất phổ biến, chiếm khoảng trên 50% số ca n.hiễm t.rùng đường tiết niệu. Trong một số trường hợp tình trạng này có thể tái phát nhiều lần trong thời gian dài.
Biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh là viêm đài bể thận dẫn tới suy thận. Tuy nhiên, nếu được điều trị thích hợp hoàn toàn có thể làm giảm biến chứng của viêm bàng quang. Do đó, việc phát hiện ra các triệu chứng của bệnh là vô cùng cần thiết. khi nhận nhận cơ thể có những biểu hiện sau rất có thể bạn đã bị viêm bàng quang.
Đi tiểu thường xuyên
Đi tiểu nhiều hơn 8 lần/ ngày có thể là dấu hiệu của bệnh viêm bàng quang (Ảnh minh họa)
Người bị viêm bàng quang thường có cảm giác buồn tiểu và đi tiểu nhiều lần liên tục trong ngày mặc dù mỗi lần có thể ra không nhiều nước tiểu. Nếu bạn đi tiểu nhiều hơn 8 lần một ngày và phải thường xuyên thức giấc giữa chừng trong khi ngủ để đi tiểu thì đó rất có thể là dấu hiệu của bệnh.
Tiểu ra m.áu
Tiểu ra m.áu là dấu hiệu điển hình của bệnh viêm bàng quang, nước tiểu có m.áu là do các tế bào hồng cầu rỉ ra từ thận hay những nơi khác của đường tiết niệu. Khi bị bệnh viêm bàng quang nước tiểu sẽ có màu hồng nhạt, hoặc đỏ sẫm, hoặc có cục m.áu đông , các dấu hiệu cho thấy bệnh của bạn ở trong tình trạng nặng, cần phải được điều trị ngay lập tức.
Tiểu buốt
Khi bạn bị tiểu buốt, tiểu đau kèm theo các cảm giác nóng rát và khó chịu thì đây chính là dấu hiệu cho thấy bàng quang của bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng.
Hiện tượng tiểu buốt và đau rát là biểu hiện của viêm nhiễm bàng quang (Ảnh minh họa)
Đây cũng có thể là dấu hiệu của chứng khó tiểu, tuy nhiên căn bệnh này chỉ xuất hiện ở 3% người lớn trên độ t.uổi 40. Do vậy, nếu bạn không nằm ở trong độ t.uổi này thì khả năng cao bạn đã bị viêm bàng quang.
Nước tiểu có màu đục
Đối với người khỏe mạnh bình thường, nước tiểu thường có màu vàng nhạt và khá trong, nhưng đối với người bị bệnh viêm bàng quang thì nước tiểu của họ sẽ có màu đục. Nguyên nhân là do mủ và vi khuẩn chứa tế bào bạch cầu hòa trong trong nước tiểu, do đó gây nên hiện tượng trên.
Đau bụng và lưng dưới
Một trong những dấu hiệu của bệnh viêm bàng quang là thường xuyên bị đau bụng và lưng dưới, bởi bàng quang bị sưng viêm tạo thành áp lực nặng hơn lên vùng xương chậu, đặc biệt là vùng quanh xương mu, khiến cho việc bài tiết trở nên đau đớn và thường xuyên hơn.
Khi bị viêm bàng quang bạn sẽ thường xuyên phải đối mặt với các cơn đau bụng dưới kéo dài âm ỉ – (Ảnh minh họa)
Cũng giống như vậy với tình trạng đau lưng dưới, khi n.hiễm t.rùng bàng quang vẫn chưa được điều trị trong một thời gian dài, nó có thể lây lan từ bàng quang đến thận, khiến bạn có một cơn đau âm ỉ không dứt ở lưng.
Nước tiểu có mùi hôi
Một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy của bệnh viêm bàng quang là nước tiểu có mùi nặng và hôi. Nếu nước tiểu của bạn có mùi amoniac mạnh, tạo ra một mùi hôi thối gây khó chịu, đó là cách mà cơ thể bạn cảnh báo rằng bàng quang của bạn bị nhiễm bệnh.
Theo giadinhvietnam