Đầu năm 2020, bệnh nhân ngộ độc, tai nạn vì rượu bia tăng

Khi Luật phòng chống tác hại của rượu bia chính thức có hiệu lực, số ca cấp cứu tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia có dấu hiệu giảm nhưng chưa nhiều.

Sáng 3/1, ghi nhận của Zing.vn tại một số bệnh viện lớn ở TP.HCM và Hà Nội, số ca cấp cứu tai nạn giao thông, ngộ độc rượu… không giảm nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, số bệnh nhân tai nạn giao thông phần lớn liên quan đến sử dụng rượu bia.

Tai nạn do rượu bia không giảm nhiều

Từ ngày 1/1, Luật Phòng chống tác hại của rượu bia chính thức có hiệu lực. Một trong những quy định tại luật này là nghiêm cấm hành vi điều khiển phương tiện giao thông mà trong m.áu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Sau khi quy định này có hiệu lực, số ca cấp cứu ngộ độc rượu, tai nạn giao thông có sử dụng rượu bia tại một số bệnh viện lớn ở TP.HCM và Hà Nội vẫn ghi nhận ở mức cao.

ThS.BS Nguyễn Đăng Đức – Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho biết những ngày đầu năm, trung tâm tiếp nhận số lượng bệnh nhân ngộ độc rượu tăng hơn so với ngày thường.

Trong ngày đầu tiên của năm mới, các bác sĩ của trung tâm đã tiếp nhận hai bệnh nhân trẻ, trong đó có một người 16 t.uổi, nhập viện trong t ình trạng ý thức chậm chạp, sau một cuộc nhậu.

“Các xét nghiệm và khám lâm sàng cho thấy thấy bệnh nhân bất tỉnh do ngộ độc rượu. Sau quá trình điều trị, bệnh nhân đã tỉnh. Đặc biệt, hai bệnh nhân ngộ độc ethanol – loại rượu thông thường, chứ không phải ngộ độc methanol – cồn công nghiệp”, bác sĩ Đức cho hay.

Bệnh nhân ngộ độc rượu tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Quỳnh Trang.

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cũng cho hay tại trung tâm, lượng bệnh nhân ngộ độc rượu cấp tính tăng lên không chỉ Tết, Noel mà cả mùa đông. Đây là thời điểm người dân uống rượu nhiều.

BSCKII Nguyễn Văn Dũng, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện quận Thủ Đức (TP.HCM), cho biết trong hai ngày đầu năm, đơn vị này không tiếp nhận bệnh nhân ngộ độc rượu. Tuy nhiên, khoa đang điều trị cho hai trường hợp đa chấn thương do tai nạn giao thông vì sử dụng rượu bia.

Theo bác sĩ Hồ Văn Hân, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM), những ngày qua, số ca cấp cứu do tai nạn giao thông tại đơn vị này có giảm nhưng đa phần đều có liên quan đến rượu bia. Bệnh nhân nhập viện khi cơ thể vẫn còn mùi rượu.

Một ca mổ cấp cứu cho bệnh nhân bị tai nạn giao thông vỡ tim tại Bệnh viện quận Thủ Đức. Ảnh: BVCC.

Trong khi đó, thống kê từ Bệnh viện quận Thủ Đức cho thấy số bệnh nhân cấp cứu do tai nạn giao thông có liên quan đến rượu bia tăng.

Bác sĩ Kim Phúc Thành, Phó trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện quận Thủ Đức, cho biết ngày 31/12, đơn vị này tiếp nhận 15 ca cấp cứu tai nạn giao thông.

Trong ngày hai ngày 1-2/2019, đơn vị này tiếp nhận 19 ca cấp cứu do tai nạn giao thông. Cùng kỳ năm nay, bệnh viện tiếp nhận đến 26 trường hợp. Hầu hết bệnh nhân bị tai nạn đều có sử dụng nhiều rượu bia.

Vì sao không được uống rượu bia khi lái xe?

TS.BS Võ Hồng Minh Công, Trưởng khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, cho biết rượu bia tác động đến hệ thần kinh, làm chậm phản xạ, khiến người uống không kiểm soát được hành vi.

Khi lái xe, con người cần có chức năng não ổn định để kiểm soát nhận thức, phản ứng nhanh và đưa ra quyết định chính xác. Tuy nhiên, việc uống nhiều rượu bia khiến các kỹ năng phối hợp vận động giữa bộ não, tay chân và mắt đều bị ảnh hưởng. Khả năng tập trung, tầm nhìn và phán đoán từ đó cũng suy giảm.

Đội CSGT số 6 Công an Hà Nội kiểm tra nồng độ cồn người tham gia giao thông. Ảnh: Việt Hùng.

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết đối tượng ngộ độc rượu nhập viện bao gồm nhiều lứa t.uổi khác nhau, kể cả người trẻ như sinh viên, học sinh. Tuy nhiên, đa phần là thanh niên ở độ t.uổi lao động.

“Tình trạng bệnh nhân khác nhau, có người mức độ nhẹ như nôn mửa nhưng có những người bị nặng, hôn mê, tụt huyết áp, đến viện muộn với các tổn thương não nặng nề do hạ đường m.áu, tụt huyết áp, suy hô hấp kéo dài với nhiều chấn thương trên người”, bác sĩ Nguyên thông tin.

Không chỉ gây ảnh hưởng đến khả năng tham gia giao thông, rượu còn là chất độc đối với cơ thể. Chúng là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt bệnh tật, để lại hậu quả nghiêm trọng đối với các cơ quan như thần kinh, tim mạch, cơ xương khớp, tiêu hóa… Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, người dân, đặc biệt là thanh niên, cần hạn chế rượu bia để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Theo Zing

Ngộ độc rượu rởm ở Bali, thanh niên Úc bất ngờ được cứu sống nhờ tu nửa lít vodka

Vẫn là câu chuyện dùng ethanol để giải ngộ độc rượu methanol, có cơ sở về mặt y tế nhưng tuyệt đối không được làm mà chưa có chỉ dẫn của bác sĩ.

Thử hỏi có ai không sợ hậu quả sau một đêm say khướt?

Riêng về mặt sức khỏe, bạn sẽ bị khô miệng, đau đầu, thiếu tỉnh táo và đương nhiên là người sặc sụa mùi rượu khó chịu.

Nhưng như thế chưa là gì cả, tỉnh dậy sau trận rượu “rởm” khủng khiếp nhưng vẫn phải tu thêm nửa lít vodka để tự cứu mạng mình. Nghe có vô lý không cơ chứ?

Thế này, một thanh niên người Úc đã bị ngộ độc methanol do uống phải rượu rởm khi đi du lịch Bali, Indonesia.

Bailey Chalmers (anh chàng không bị làm mờ mặt)

Trong kỳ nghỉ của mình, anh chàng Bailey Chalmers đã cùng bạn bè đến khu Seminyak, Bali để chơi bời. Sau khi tìm hiểu, họ được giới thiệu đến một quán bar “uy tín” để nhậu nhẹt.

Bailey ý thức khá rõ về tình trạng rượu rởm tràn lan ở khu vực Đông Nam Á, thậm chí được nghe nhiều câu chuyện về việc pha cồn công nghiệp vào rượu.

Tuy nhiên, sau khi thấy giá cả của những ly cocktail khá hợp lý, Bailey tạm yên tâm và cứ thế uống đến khi say mèm.

Chia sẻ trên Facebook cá nhân, thanh niên 19 t.uổi cho hay: “Sáng hôm sau em tỉnh dậy trong tình trạng nôn nao điển hình rồi lại cùng bạn ra ngoài chơi tiếp… Cho đến khi những triệu chứng nguy hiểm xuất hiện”.

“Đây là cơn say dữ dội nhất mà em từng trải qua, đau nhức khắp nơi trên cơ thể, thậm chí còn khó thở và mờ mắt. Em vội vàng đến một trung tâm y tế thì được chuyển đến bệnh viện Quốc tế Bali ngay lập tức”.

Bailey giải thích rằng bảo hiểm du lịch không đủ để chi trả cho trường hợp của cậu ta, ngoài ra phải mất vài ngày xác minh mới được thanh toán. Và vì vậy, bệnh viện Quốc tế Bali từ chối chạy chữa vì Bailey không có t.iền nộp cọc.

Bali là một trong những tụ điểm tiêu thụ rượu lậu, rượu rởm kinh hoàng nhất Đông Nam Á

Trong lúc bối rối không biết nên làm thế nào, Bailey tình cơ tìm được thông tin hữu ích từ tổ chức từ thiện LIAM (LIAM Foundation).

Cụ thể, Bailey nhận ra mình đã bị ngộ độc methanol thay vì cơn nôn nao do say rượu bình thường.

“Thật kỳ lạ, cách chữa trị khẩn cấp là nạp một lượng ethanol có khống chế vào cơ thể, nó sẽ đảo ngược tác dụng phụ của methanol”.

(Ảnh minh họa)

“Nhờ lời khuyên của anh Colin Ahearn từ LIAM, em đã tu hết 1 chai vodka nửa lít mua ở cửa hàng miễn thuế”.

“Đêm đó các triệu chứng đã dần biến mất, em đã có thể ngủ ngon”.

Sau pha say rượu rởm nhớ đời, Bailey muốn dùng câu chuyện của mình để cảnh báo mọi người về việc nhậu nhẹt ở những nơi như Bali.

Video ghi lại cảnh một người đàn ông pha methanol vào rượu để tăng độ “phê pha” ở Bali, Indonesia

Dùng ethanol để giải ngộ độc rượu methanol có cơ sở y tế, tuy nhiên không được tự ý thực hiện mà không có sự chỉ dẫn/giám sát của bác sĩ

9 tháng trước, vụ việc một bệnh nhân tên Nguyễn Văn Nhật (quê Triệu Phong, Quảng Trị) được các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh dùng 15 lon bia (chứa ethanol) để giải độc rượu methanol và cứu sống khiến dư luận đặc biệt quan tâm xen lẫn hoài nghi.

Nhiều chuyên gia cho biết, về nguyên tắc phác đồ điều trị này không sai. Tuy nhiên theo Tiến sĩ, bác sĩ Huỳnh Văn Ân, Phó Chủ tịch Hội hồi sức cấp cứu TP.HCM, với tình trạng bia rượu có thể bị làm giả dễ dàng cũng như khó đảm bảo hàm lượng ethanol phù hợp, không nên áp dụng phương pháp dùng bia giải độc methanol.

Văn bản Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí ngộ độc do Cục Quản lý – Khám chữa bệnh, Bộ Y tế ban hành tháng 8.2015 nêu rõ, methanol thường được gọi là cồn công nghiệp, có nhiều công dụng khác nhau trong công nghiệp như làm sơn, dung môi…

Chất này rất độc với cơ thể và hoàn toàn không được dùng làm rượu thực phẩm như ethanol.

Bộ Y tế cho biết, thuốc giải độc đặc hiệu khi bị ngộ độc methanol là ethanol (có trong bia, rượu thực phẩm) và fomepizole (4-methylpyrazole). Hai chất này giúp ngăn cản việc methanol chuyển hóa thành các chất độc, methanol tự do sẽ được đào thải khỏi cơ thể qua thận hoặc lọc m.áu.

Nghe có vẻ đơn giản nhưng dùng ethanol để giải độc methanol cần định lượng chính xác, hầu như chỉ người có đủ chuyên môn mới có thể thực hiện.

Tóm lại, nên tránh xa những loại bia rượu, đồ uống có cồn không rõ nguồn gốc, không uống rượu bia khi đang đói, mệt mỏi hoặc sử dụng thuốc. Hơn hết, khi nghi ngờ bản thân hoặc ai đó đã ngộ độc rượu, cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị.

Tham khảo L.B/Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *