Đây đích thị là 5 thói quen tắm bạn không nên tiếp diễn hằng ngày nữa, nghe lý do cũng đủ khiếp sợ

Có nhiều thói quen khi tắm tưởng vô hại nhưng nếu duy trì trong thời gian dài, bạn sẽ gặp phải những vấn đề nghiêm trọng tới sức khỏe.

1. Tắm đêm

Dù cho công việc có bận rộn đến mấy thì bạn cũng không nên tắm muộn. Thói quen tắm vào ban đêm dễ làm tăng nguy cơ trúng gió, khiến cơ thể bị nhiễm lạnh và làm các tĩnh mạch giãn ra, gây hạ huyết áp.

Đặc biệt, với những người có huyết áp thấp thì càng không nên tắm muộn bởi nó sẽ gây ra hiện tượng thiếu m.áu não, dẫn đến trường hợp đột quỵ và t.ử v.ong.

2. Tắm quá nhiều và lâu

Theo GS Robert H. Shmerling, giảng viên Đại học Y – Đại học Harvard, tắm nhiều lần mỗi ngày sẽ khiến da trở nên thô ráp và khô. Bởi lượng dầu tự nhiên hay độ ẩm của da bị loại bỏ quá mức trong quá trình tắm. Vi sinh vật, bụi bẩn có vai trò kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể. Tắm quá nhiều lần có thể gây ảnh hưởng tới cơ chế này.

3. Tắm ngay sau khi ăn

Không ít người có thói quen vừa đi làm về buổi tối là lao vào bàn ăn vì bụng đói, rồi ăn xong lại đi tắm ngay để… “lên đồ” đi chơi hoặc bắt đầu lướt Facebook đã đời trước khi ngủ hay tiếp tục mở máy tính làm việc.

Sau khi ăn no, tốt nhất bạn nên ngồi trò chuyện nghỉ ngơi thoải mái một lúc để hệ tiêu hóa làm việc, nhớ đừng ăn thêm bất cứ thứ gì để “tráng miệng” và nhất là cũng đừng tắm ngay.

Lý do là vừa ăn xong, dạ dày của bạn bắt đầu hoạt động mạnh, phần lớn lượng m.áu sẽ tập trung ở dạ dày khiến cho lượng m.áu ở các cơ quan khác giảm đi.

Nhưng nếu lúc này bạn đi tắm, m.áu bên trong cơ thể sẽ được điều đến bề mặt da để ổn định nhiệt độ, vì thế sẽ làm thiếu lượng m.áu ở dạ dày, gây ảnh hưởng đến tiêu hóa, cụ thể là đau bao tử.

Không chỉ thế, việc tắm nước lạnh lúc này rất nguy hiểm, đường huyết đang hạ nên dễ gây ngất, thậm chí suy tim nếu lúc đó thể trạng bạn đang yếu. Do đó, sau khi ăn cần nghỉ ngơi ít nhất 1 tiếng đồng hồ rồi hãy tắm.

4. Tắm ở nhiệt độ cao

Bởi vì áp lực công việc rất mệt mỏi nên nhiều người muốn thư giãn cơ thể bằng cách tắm nước nóng. Tuy nhiên, nhiệt độ mà làn da chịu được cũng có giới hạn dao động trong khoảng 35 – 40 độ C. Không chỉ vậy, khi nhiệt độ của nước tắm quá cao, toàn bộ mạch m.áu sẽ mở rộng, ảnh hưởng đến chức năng cung cấp m.áu của não và tim, gây khó thở và dễ ngất xỉu.

5. Tắm ngay sau khi tập thể dục

Tiến sĩ Julia Tzu, người sáng lập và Giám đốc Y khoa của thương hiệu Da liễu Wall Street, cảnh báo không tắm sau khi luyện tập thể thao vì sẽ tạo môi trường cho nhiều vi khuẩn, nấm sinh sôi. “Mồ hôi, dầu trên da kết hợp quần áo bó sát là công thức gây ra viêm nang lông, mụn trứng cá trên cơ thể. Đây cũng là nơi tuyệt vời để các nấm mốc, vi khuẩn sản sinh”.

Méo mồm vì gió quạt, tắm khuya

Cảm thấy khó điều khiển một bên cơ mặt khi vừa ngủ dậy, nam thanh niên ngay lập tức đến gặp bác sĩ và được chẩn đoán liệt dây thần kinh số 7.

Trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm, một số thói quen như để quạt thổi trực tiếp vào mặt, tắm quá muộn có thể gây méo mồm, không thể điều khiển cơ mặt.

Méo mồm, tê lưỡi khi tỉnh dậy

Anh T.Đ.H. (24 t.uổi, Hà Nội) chia sẻ: “Buổi sáng sau khi tỉnh dậy, tôi bỗng nhiên không thể ngậm một bên miệng và điều khiển cơ mặt bên đó. Sợ hãi vì lần đầu tiên trong đời gặp tình trạng này, theo thói quen, tôi mở máy tính để tìm kiếm nguyên nhân và nhanh chóng tới gặp bác sĩ”.

Sau khi kiểm tra tổng quát tại khoa Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, anh H. được chẩn đoán là liệt dây thần kinh số 7. Nguyên nhân đến từ việc anh để gió quạt thổi trực tiếp về phía mặt vào ban đêm, cộng thêm thể trạng yếu khiến cơ thể nhiễm lạnh.

Sau khi tìm ra nguyên nhân, anh H. đã tới điều trị tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương (Hà Nội) bằng các phương pháp như điện châm, thuỷ châm,…

Các bác sĩ yêu cầu anh H. phải tới bệnh viện điều trị thường xuyên, đeo khẩu trang tránh gió, hạn chế đồ ăn lạnh kết hợp với nhai kẹo cao su nhằm giảm tình trạng co cơ hàm. Đến ngày thứ 15, tình trạng cơ mặt của nam bệnh nhân này được cải thiện khá nhiều khi các nếp nhăn bắt đầu xuất hiện trở lại ở bên bị liệt.

Việc sử dụng quạt sai cách kết hợp với thể trạng yếu cũng trở thành nguyên nhân khiến cơ thể nhiễm lạnh. Ảnh: PeopleHowStuffWork.

Chị N.T. A. cũng kể lại: “Tối hôm trước, tôi đi tập về khá muộn và tắm lúc 23h. Ngay buổi sáng hôm sau, tôi có cảm giác tê lưỡi và mất vị giác rất khó chịu. Do trước đây từng biết một người bạn gặp tình huống tương tự nên tôi biết đây là dấu hiệu của chứng méo mồm và nhanh chóng đi khám”.

Tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương, bác sĩ xác nhận các triệu chứng của liệt dây thần kinh số 7 và chị A. may mắn chỉ bị nghẽn một phần ở ống dẫn truyền. Bởi vậy, chỉ sau 10 ngày châm cứu, tình hình đã được cải thiện đáng kể.

Chị chia sẻ: “Vẻ ngoài của tôi bị ảnh hưởng khá nhiều trong những ngày tiếp theo, một bên khuôn mặt bị méo thấy rõ. Tôi gặp khó khăn trong giao tiếp và thậm chí cả việc ăn uống hàng ngày. Tâm trạng lúc đó thực sự rất tệ”.

Không được phép chủ quan

Thạc sĩ, bác sĩ Dương Văn Tâm (Trưởng khoa Điều trị Liệt vận động, Bệnh viện Châm cứu Trung ương) cho biết khoa thường xuyên tiếp nhận các bệnh nhân gặp vấn đề với dân thần kinh số 7 do nhiễm phong hàn (gió lạnh).

Bệnh có thể gặp ở các thời điểm trong năm nhưng thường ghi nhận nhiều khi trời chuyển lạnh đột ngột, thời tiết đại hàn. Những trường hợp khác mắc bệnh do nằm điều hòa lạnh, quạt thổi vào người, tắm muộn về đêm.

Bác sĩ khuyến cáo không nên tắm quá muộn vào ban đêm. Ảnh: MedicalNewsToday.

Bác sĩ Tâm giải thích: “Bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên do lạnh thường rất đột ngột gây ra hiện tượng liệt mặt, mặt méo sang bên đối diện, ăn uống bị rơi vãi, thức ăn bị đọng bên má, một bên mắt bị tổn thương và khi nhắm mắt không kín”.

Chuyên gia khuyến cáo việc sử dụng quạt mát, điều hòa không đúng cách hoặc nằm trong phòng không kín có gió lạnh thổi sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Để tránh bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, người dân cần đảm bảo giữ ấm cơ thể, không tắm quá muộn, tắm nước lạnh, hạn chế uống rượu bia.

Bên cạnh nguyên nhân đến từ nhiễm lạnh, các triệu chứng kể trên còn có thể xuất hiện do tai biến sớm, zona biến chứng,… Vì thế, người bệnh không được phép chủ quan, tuyệt đối không tự ý chữa bằng các phương pháp phản khoa học như đắp đuôi lươn, lá cây. Sai lầm này khiến tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn, gây khó khăn trong quá trình điều trị.

Ngoài ra, người dân cũng nên cẩn trọng trước những thông tin trên các website, mạng xã hội chưa được xác thực. Rất nhiều nguồn tin hiện nay cho rằng liệt dây thần kinh số 7 có thể tự lành tại nhà sau 5-6 tháng hay thậm chí hướng dẫn bệnh nhân tự bấm huyện.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *